6. Kết cấu của luận văn
2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Sở
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế
quản lý rủi ro tác nghiệp của Chi nhánh vẫn cịn tồn tại những hạn chế, đó là:
Về mơ hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Phịng quản lý rủi ro: chưa
thành lập được bộ phận làm công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, cũng như chưa bố
trí được cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện quản lý rủi ro tác nghiệp. Việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm mất đi tính chất chun mơn hóa, và do vậy rất khó mang lại hiệu quả cao cũng như những đánh giá, phân tích theo kịp thực tế tại chi nhánh.
Về công tác đánh giá, báo cáo, phân tích rủi ro tác nghiệp: ở mỗi giai đoạn bất kỳ, tự Chi nhánh không tự đánh giá được thực trạng rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.
Về mặt nguồn nhân lực: Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực tại chi nhánh có nhiều biến động do việc tuyển dụng mới liên tục phục vụ cho các chương trình phát triển mạng lưới, chia tách chi nhánh của HSC. Nguồn nhân lực được trẻ hóa cũng là một yếu tố tích cực cho hoạt động chi nhánh. Nhưng đây cũng là những rủi ro tiềm ẩn do cán bộ mới chưa nắm bắt được kịp thời, đầy đủ các quy trình nghiệp vụ.
Về nguồn dữ liệu báo cáo: Các dữ liệu, chỉ tiêu để đánh giá, phân tích rủi ro được thu thập hồn tồn thủ cơng, dẫn đến q trình tổng hợp rất khó khăn. Hiện tại các kênh thông tin báo cáo của Chi nhánh chủ yếu do các phòng ban,
cán bộ cung cấp qua các báo cáo giấy, vẫn cịn mang nặng tính hình thức, khơng đảm bảo tính kịp thời, tính chính xác và khách quan của các dữ liệu.
Điều này thể hiện rõ tại phần phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh khi số liệu do bộ phận hậu kiểm ghi nhận tại chương trình quản lý lỗi tác nghiệp của chi nhánh và báo cáo rủi ro tác nghiệp có sự sai lệch rất lớn về mặt số liệu. Chương trình quản lý lỗi tác nghiệp là một bước thành công của chi nhánh, phần lớn nó tương thích với quy chế xử lý trách nhiệm 272 do HSC ban hành, nhưng vẫn chưa tương thích được với hệ thống báo cáo rủi ro tác nghiệp, gây khó khăn cho cán bộ tổng hợp dữ liệu trong việc bóc tách những hành vi vi phạm theo đúng bản chất với khối lượng rất lớn. Chính vì vậy, số liệu trên báo cáo chủ yếu dựa vào các báo cáo do các cán bộ, phòng ban tự thực hiện chưa đảm bảo tính trung thực, những vi phạm đã được xử lý, hồn thiện khơng được đưa vào báo cáo đã làm ảnh hưởng lớn đến đánh giá khách quan về thực trạng rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.
Về mặt xây dựng kho dữ liệu: dựa trên những báo cáo, số liệu được ghi nhận, chi nhánh vẫn chưa xây dựng được kho dữ liệu tham chiếu. Cũng như vẫn chưa xây dựng, hệ thống được nguồn văn bản đang được triển khai thực hiện để giúp cho các cán bộ dễ dàng tra cứu khi cần thiết.