6. Kết cấu của luận văn
2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Sở
2.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
- Về mơ hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Phòng quản lý rủi ro: chưa
tách bạch rõ ràng nhiệm vụ giữa các bộ phận. Hiện tại ở cấp độ chi nhánh, phòng quản lý rủi ro thực hiện đồng thời nhiều chức năng: Quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tác nghiệp, triển khai cơng tác phịng chống rửa tiền… Đồng thời, lực lượng nhân sự của Phịng khơng đủ để bố trí cán bộ chuyên trách, chuyên mơn hóa từng mảng nghiệp vụ.
- Về công tác đánh giá, báo cáo, phân tích rủi ro tác nghiệp: Việc đánh giá thực trạng rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào HSC. Chi nhánh chỉ đơn thuần là đơn vị tổng hợp dữ liệu định kỳ để từ đó HSC đánh giá tập trung.
- Về mặt nguồn nhân lực: Công tác đào tạo chưa thật sự tốt, cịn mang tính
hình thức và cán bộ chủ yếu vừa làm, vừa học, vừa tiếp cận, cập nhật các quy định. Chưa xây dựng chiến lược đào tạo kết hợp với chiến lược sử dụng, bố trí, luân chuyển cán bộ, chưa thực hiện luân chuyển cán bộ theo đúng quy định. Cán bộ không chấp hành, chưa thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ.
- Các chính sách, quy định chưa phù hợp, còn chồng chéo, thiếu hướng
dẫn xử lý các trường hợp khi xảy ra các sự cố rủi ro.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã tâp trung phân tích, đánh giá chung tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 2 và
phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp đang diễn ra tại chi nhánh. Trên cơ sở phân
tích số liệu hoạt động của chi nhánh cũng như tìm ra những tồn tại, hạn chế và trong việc quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 là cơ sở quan trọng để luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại và phát triển, nâng cao hơn công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2
3.1 Định hướng chung trong hoạt động và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở Giao dịch 2:
3.1.1 Phương hướng hoạt động:
- Định hướng phát triển: “Giữ vững thị phần và phát triển bền vững”. Chi
nhánh cần chú trọng giữ vững thị phần hoạt động của mình khơng chỉ trên địa
bàn TPHCM mà còn trong hệ thống BIDV. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tiếp tục
phát triển nền khách hàng mới, không ngừng gia tăng nguồn vốn tạo nền tảng
thúc đẩy các mặt hoạt động khác; thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện với các đơn
vị thông qua việc tăng tỷ trọng bán chéo sản phẩm; tiếp tục ưu tiên tăng trưởng
tín dụng ngắn hạn tài trợ xuất nhập khẩu nhằm tăng nguồn thu dịch vụ và tiền
gửi thanh toán.
- Định hướng khách hàng: “Phát triển khách hàng chọn lọc, hợp tác tồn
diện và tìm kiếm cơ hội để tạo bước đột phá”. Chi nhánh cần tiến hành phân loại
các khách hàng doanh nghiệp đang quan hệ tại Chi nhánh thành nhiều nhóm, tiến
hành phân tích cụ thể nhu cầu của từng nhóm khách hàng nhằm đảm bảo cung
ứng được các sản phẩm dịch vụ phù hợp;. Hiện nay, BIDV đang chuyển dịch cơ
cấu khách hàng, mở rộng thị phần bán lẻ. Do đó, Chi nhánh cũng cần tập trung
phát triển các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao; tạo cơ chế
khuyến khích các khách hàng này sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Đồng thời, cần tiếp tục duy trì, đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện với các đơn
- Định hướng hoạt động: “Đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả”. Bên
cạnh việc phát triển thị phần, nguồn khách hàng thì Chi nhánh cũng cần nâng cao
vai trị quản trị điều hành, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động tác
nghiệp tại Chi nhánh và bám sát diễn biến thị trường để hạn chế tối đa những rủi
ro có thể phát sinh; đảm bảo việc tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêu chính đạt trên
mức bình qn chung của tồn hệ thống; phấn đấu thu nhập cán bộ công nhân
viên năm sau cao hơn năm trước.
- Xây dựng nguồn nhân lực đạt trình độ chun mơn nghiệp vụ cao: thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và khuyến khích ý thức tự đào tạo đối với
toàn bộ CBCNV. Đảm bảo chất lượng, nội dung của các lớp đào tạo mang tính
chuyên sâu, đạt hiệu quả, thật sự hỗ trợ cán bộ trong quá trình tác nghiệp.