3.1.1. Quan điểm công bằng, hiệu quả đối với trong sự nghiệp y tế.
Đây là quan điểm cơ bản chỉ đạo xun suốt trong tồn bộ q trình hoạt động của ngành y tế. Xuất phát từ đặc điểm trong xã hội có những cộng đồng chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe hơn, có những nhóm người dễ bị tổn thương do những hoàn cảnh đặc biệt của cơ địa, di truyền. Bên cạnh đó khả năng phịng bệnh yếu hơn dẫn đến bệnh tật nhiều hơn, vùng địa lý kinh tế khác nhau có chỉ số sức khỏe khác nhau, vùng nghèo ốm nhiều, ốm năng hơn vùng giàu, người có văn hóa cao ít ốm hơn người có văn hóa thấp vv. Chính vì lẽ đó nhu cầu địi hỏi các dịch vụ y tế khác nhau từ ngân sách nhà nước
Vì vậy cần phải năm vững quan điểm cơng bằng, cần phải được xã hội quan tâm hơn, ưu tiên, bao cấp y tế nhiều hơn. Đối với bệnh viện công không phân biệt đối xử mọi người phải đều được hưởng các dịch vụ y tế như nhau, được chăm sóc sức khỏe. Phát triển hệ thống cơ sở y tế và chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh phải nắm vững quan điểm công bằng, hiệu quả và phát triển; có tính khả thi và lấy mục tiêu phục vụ sức khoẻ nhân dân là trọng tâm.
Quan điểm này đòi hỏi trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam phải tổ chức triển khai và thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế
Hơn thế, trong cơ chế phân phối ngân sách phải đảm bảo tỷ lệ đầu tư cho y tế là đầu tư con người, đầu tư phát triển trước mắt và lâu dài. Xác định tỷ lệ đầu tư cho ngành y tế trong mối quan hệ với ngành khác là ngành có vị trí quan trọng. Quan
điểm cơng bằng phải đặt trong quan điểm hiệu quả, cơng bằng khơng có nghĩa là cào bằng mà phải xác định đúng đắn vị trí của ngành y tế, ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ công không phải là ngành trực tiếp sản xuất.
Công bằng không chỉ ở lĩnh vực đầu tư ngân sách mà phải đảm bảo công bằng trong các dịch vụ khám chữa bệnh; công bằng trong kinh tế thị trường không phải dừng lại ở chỗ mọi người và mỗi người được hưởng các dịch vụ như nhau mà phải đặt trong mối quan hệ của hiệu quả xã hội, phải đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, những gia đình có hồn cảnh khó khăn, những đối tượng chính sách…
Quan điểm hiệu quả suy cho cùng là mỗi thành viên trong xã hội được hưởng những dịch vụ của chăm sóc sức khỏe. Thấu suốt quan điểm hiệu quả từ nguồn vốn của ngân sách lập dự tốn phải chính xác, phân bổ nguồn vốn ngân sách đúng đối tượng được hưởng, hiệu quả trong phân phối nguồn ngân sách, giữa nguồn nhân lực của ngành, trang thiết bị bệnh viện được sử dụng, hiệu quả trong việc khám chữa bệnh, hiệu quả trong tổ chức quản lý, hiệu quả trong đầu tư, hiệu quả trong điều trị sử dụng thuốc.vv..
3.1.2. Quan điểm phù hợp giữa nguồn nhân lực với các điều kiện sẵn có của các bệnh viện công của các bệnh viện công
Phát triển hệ thống cơ sở y tế và chăm sóc sức khoẻ phải phù hợp với sự phát triển KT - XH của đất nước, đồng thời huy động được tiềm năng, nguồn lực của xã hội. Đáp ứng được về cơ bản nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong từng thời kỳ, Tăng nguồn chi là tăng đầu tư cho y tế và đầu tư cho y tế là đầu tư cho phát triển
Quan điểm phù hợp không chỉ đơn thuần tăng chi cho y tế tất yếu sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Quan điểm này đòi hỏi trong điều kiện ngân sách tăng lên không đáng kể, ngành y tế phải biết tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, với lịng nhiệt tình, trách nhiệm cao của tồn ngành của mọi thành viên của đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ
mẫu”, xem người bệnh như là khách hàng đặc biệt, mình phải phục vụ tận tình, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác. Đó chính là công bằng, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam của kinh tế thị trường.
Phù hợp giữa cơ sở vật chất hiện có với nguồn lực của bệnh viện, phù hợp giữa trang thiết bị bệnh viện hiện có với u cầu nâng cao trình độ của gội ngũ bác sĩ, điều dưỡng trong khám chữa bệnh cho nhân dân. Phù hợp điều kiện, mức sống, hoàn cảnh cuộc sống của người dân so với yêu cầu của việc nâng cao sức khỏe; phù hợp giữa yêu cầu của kinh tế thị trường với thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội hiện nay.
3.1.3. Quan điểm phát triển trong khám chữa bệnh ở các bệnh viện công
Quan điểm phát triển địi hỏi phải nắm vững tồn diện tất cả các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ngành. Phát triển không phải chỉ dừng lại ở số lượng giường bệnh, bệnh nhân tăng mà quan trọng là phát triển về chất lượng bên trong chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng điều trị, hiệu quả sử dụng chi ngân sách nhà nước là công bằng và hiệu quả.
Cần phải nắm vững các quan điểm của Đảng triển khai thực hiện tốt “các chính sách trợ cấp y tế và bảo hiểm y tế cho người nghèo, từng bước tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân….Định hướng này được phản ánh trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”.
Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa các tuyến. Phát triển cân đối hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, phát triển y tế phổ cập kết hợp y tế chuyên sâu, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.
Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế công lập gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế tồn dân để nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động của ngành y tế;
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện theo hướng quy hoạch tổng thể, đồng bộ, đầu tư có trọng điểm nhằm thống nhất về cơ bản mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin quản lý bệnh viện, mơ hình bệnh án điện tử, hệ thống cơ sở dữ liệu khám, chữa bệnh, hạn chế việc đầu tư nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm bớt các thủ tục cho bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh.
Phát triển kỹ thuật để các bệnh viện đa khoa tỉnh đạt trình độ chuyên sâu nhằm giải quyết cơ bản các bệnh tật ở địa phương, đủ khả năng cấp cứu, điều trị sớm các trường hợp bệnh nặng nhằm hạn chế tối đa tử vong và di chứng.
3.1.4. Quan điểm toàn diện chi ngân sách cho bệnh viện công.
Củng cố, hoàn thiện hệ thống chi ngân sách nhà nước cho bệnh viện công, trên nguyên tắc cải cách hành chính, thu gọn đầu mối, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhằm khắc phục tình trạng chia, tách, phân tán nhân lực, thiếu các điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ công việc khám, chữa bệnh.
Phải nắm vững chính sách tài chính y tế, nền tảng quan trọng để phát triển ngành Y tế Việt Nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng chi ngân sách với tăng hiệu quả khám, chữa bệnh ở các bệnh viện công. Giải quyết vấn đề xã hội hố y tế một cách hài hịa để vừa phát triển được ngành Y, vừa củng cố cơ sở y tế các bệnh viện công.
Phấn đấu đạt được bảo hiểm y tế tồn dân từ nay đến 2020, cần có sự quan tâm hỗ trợ thích đáng của các cấp lãnh đạo, sự gia tăng ngân sách nhà nước cho ngành y tế với sự bổ sung bằng nguồn lực từ viện trợ phát triển chính thức và các nguồn tài chính ổn định khác.
Quán triệt quan điểm quyền tự chủ về tài chính và quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, các cơ sở y tế bệnh viện công của Nhà nước. Nghị định về quyền tự chủ tài chính (Nghị định 43) đã trao tồn quyền cho các đơn vị sự nghiệp có thu tự quản lý tài khoản thu, chi, phát huy tối đa việc khai thác các nguồn thu bổ sung., khuyến khích đối với các cơ sở cơng lập kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết trong việc cung ứng dịch vụ nhằm khai thác nguồn thu của bệnh viện và tạo điều kiện cho
Cần phải nắm vững những ảnh hưởng của việc thu phí sử dụng và quyền tự chủ về tài chính cần phải có chương trình nghiên cứu tồn diện để thu thập và phân tích các thơng tin về mối quan hệ giữa việc thu phí sử dụng và quyền tự chủ về tài chính tới khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội có chất lượng, đặc biệt đối với người nghèo và cận nghèo.
Ưu tiên bố trí chi ngân sách cho cơng tác phịng, chống dịch bệnh dự báo hàng năm, tăng cường đầu tư chi ngân sách cho cơng tác phịng bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe, công tác thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng và củng cố các cơ sở kiểm định chất lượng dịch vụ y tế, kiểm nghiệm, kiểm chuẩn, giám định phục vụ cho khám chữa bệnh, y tế dự phòng, thuốc, trang thiết bị y tế, vắcxin và sinh phẩm y tế.
Phấn đấu đến năm 2020 đạt tối thiểu 26 giường bệnh/vạn dân (khơng tính giường Trạm y tế xã).
Duy trì và mở rộng quy mơ các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện hiện có, quy mơ bệnh viện đa khoa tỉnh từ 700giường bệnh đến 1000 giường bệnh ; bệnh viện đa khoa huyện từ 80giường bệnh đến 500 giường bệnh.