.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chất lượng mối quan hệ và lòng trung thành trong quan hệ doanh nghiệp và nhà phân phối (Trang 38 - 57)

Bảng 3.1 - Tiến độ thực hiện các nghiên cứu

Bước Phương pháp Kỹ thuật Mẫu Thời gian Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đơi 6 T4.2010 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 80 T6 – T11.2009

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu sơ bộ Lấy ý kiến của lãnh đạo một số đơn vị phân phối sản phẩm ở TP.HCM

Xây dựng thang đo Nghiên cứu định lượng

(n = 90)

Phân tích độ tin cậy

- Loại các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ.

- Kiểm tra hệ số alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA - Loại các biến có trọng số EFA nhỏ - Kiểm tra độ thích hợp của mơ hình

Kiểm định giả thiết

- Kiểm định giả thiết

- Phân tích hồi quy tuyến tính (Hồi quy bội)

3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO:

Căn cứ vào mơ hình nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ của Lages & ctg (2004), các lý thuyết về lòng trung thành của Thiên Phú, Mai Trang (2009), Nguyễn Đình Thọ (2007), thang đo các yếu tố của chất lượng mối quan hệ ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhà phân phối đối với doanh nghiệp sử dụng cho nghiên cứu bao gồm 17 biến quan sát đo lường 5 thành phần:

V1: Lượng thông tin được chia sẻ (Amount of information sharing) V11: Doanh nghiệp thường xuyên trao đổi các vấn đề chiến lược với nhà phân phối.

V12: Doanh nghiệp sẵn sàng chia sẽ thơng tin bí mật với nhà phân phối.

V13: Doanh nghiệp hiếm khi trao đổi với nhà phân phối về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

V2: Chất lượng thông tin (Communication quality)

V21: Doanh nghiệp và nhà phân phối có sự trao đổi thơng tin liên tục trong thời gian thực hiện hợp đồng

V22: Doanh nghiệp và nhà phân phối có sự trao đổi rõ ràng về chiến lược và mục tiêu hoạt động.

V23: Doanh nghiệp và nhà phân phối có sự trao đổi thẳng thắn khi thực hiện hợp đồng.

V24: Doanh nghiệp và nhà phân phối có những thoả thuận chính thức và khơng chính thức ngồi hợp đồng trong thời gian thực hiện hợp đồng.

V3: Định hướng quan hệ trong dài hạn (Long-term relationship orientation)

V31: Nhà phân phối tin rằng sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn khi có quan hệ hợp tác lâu dài.

V32: Duy trì quan hệ hợp tác lâu dài là điều quan trọng đối với nhà phân phối

V33: Nhà phân phối tập trung vào những mục tiêu dài hạn trong mối quan hệ hợp tác này.

V34: Nhiều lần doanh nghiệp sẵn sàng chịu thiệt thòi để giúp đỡ những nhà phân phối.

V4: Sự hài lòng với mối quan hệ (Satisfaction with the relationship) V41: Nhà phân phối đã có được một thành công lớn khi quan hệ hợp tác với doanh nghiệp.

V42: Doanh nghiệp mang lại những kết quả kinh doanh tốt cho nhà phân phối.

V43: Nhìn chung, mối quan hệ giữa nhà phân phối với doanh nghiệp ngày càng khăng khít.

V51: Nhà phân phối, nơi Anh/chị đang công tác, đã phân phối những sản phẩm như hiện nay ngay từ lúc thành lập.

V52: Nhà phân phối, nơi Anh/chị đang công tác, đã phân phối những sản phẩm cùng loại của nhiều đơn vị khác nhau.

V53: Nhà phân phối, nơi Anh/chị đang cơng tác, khơng có ý định phân phối thêm những sản phẩm của đơn vị khác cùng ngành hàng.

Như vậy, thang đo các yếu tố của chất lượng mối quan hệ ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhà phân phối đối với doanh nghiệp gồm 5 thành phần được đo lường bằng 17 biến quan sát. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng theo mức độ bậc 1 tương ứng là hoàn tồn khơng đồng ý và bậc 5 tương ứng là hoàn toàn đồng ý.

Tổng hợp bảng điều tra gồm 2 phần và có 21 câu hỏi. Trong đó có 17 câu hỏi liên quan đến các yếu tố của chất lượng mối quan hệ ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhà phân phối đối với doanh nghiệp, 4 câu hỏi về thông tin chung của nhà phân phối.

3.3 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ - NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH: 3.3.1 Chọn mẫu: 3.3.1 Chọn mẫu:

Sử dụng một trong các phương pháp chọn mẫu phi xác xuất là phương pháp thuận tiện.

Giới hạn mẫu: Từ phó trưởng phịng phụ trách phân phối trở lên Số lượng mẫu chọn: 10 mẫu.

Định mức mẫu: Các công ty phân phối sản phẩm do các doanh nghiệp:

3.3.2 Thu thập dữ liệu:

Sử dụng các biến và biến trong mơ hình để xin ý kiến của các lãnh đạo các đơn vị phân phối để kiểm tra về tính hợp lý của các biến để đo lường chất lượng mối quan hệ và sự ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhà phân phối và doanh nghiệp.

Khi thực hiện nghiên cứu định lượng, quá trình phỏng vấn từ người thứ 3 đến người thứ 6 thì khơng có ý kiến gì mới hơn. Do đó tác giả quyết định dừng phỏng vấn.

3.3.3 Phân tích dữ liệu:

Từ các ý kiến thu thập được, tiến hành tổng hợp ý kiến và rút ra các kết luận của từng biến cụ thể.

Đối với các biến đo lường chất lượng mối quan hệ, các ý kiến thu nhận được có sự thống nhất cao và đều đồng ý với các thang đo đã đề xuất.

Đối với các thang đo của biến lịng trung thành, có ý kiến của anh Đặng Đình Tuấn – Tổng Giám đốc cơng ty Địa ốc Sài Gịn Thương Tín – Sacomreal có đề xuất thêm một thành phần đo lường nữa là: “Nhà phân phối có ý định đổi sang phân phối sản phẩm của đơn vị khác cùng ngành hàng”.

3.3.4 Hiệu chỉnh thang đo:

Từ các dữ liệu đã tổng hợp và phân tích sẽ tiến hành chỉnh sửa thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Đối với các biến đo lường chất lượng mối quan hệ, khơng chỉnh sửa thang đo do có sự thống nhất cao trong nghiên cứu định tính về các thang đo.

Với biến đo lường lòng trung thành, các biến quan sát được bổ sung như sau:

Đổi mã biến V53 thành V54, thêm biến V53 như sau:

V53: Nhà phân phối, nơi Anh/chị đang công tác, khơng có ý định đổi sang phân phối sản phẩm của đơn vị khác cùng ngành hàng.

Như vậy, thang đo các yếu tố của chất lượng mối quan hệ ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhà phân phối đối với doanh nghiệp sử dụng cho nghiên cứu có chỉnh sửa bao gồm 18 biến quan sát đo lường 5 thành phần trong đó 4 thành phần đo lường chất lượng mối quan hệ không thay đổi. (Xem phụ lục 2). Thành phần đo lường “Lòng trung thành của nhà phân phối với doanh nghiệp” thay đổi như sau:

V5: Lòng trung thành của nhà phân phối với doanh nghiệp:

V51: Nhà phân phối, nơi Anh/chị đang công tác, đã phân phối những sản phẩm như hiện nay ngay từ lúc thành lập.

V52: Nhà phân phối, nơi Anh/chị đang công tác, đã phân phối những sản phẩm cùng loại của nhiều đơn vị khác nhau.

V53: Nhà phân phối, nơi Anh/chị đang cơng tác, khơng có ý định đổi sang phân phối sản phẩm của đơn vị khác cùng ngành hàng. V54: Nhà phân phối, nơi Anh/chị đang cơng tác, khơng có ý định phân phối thêm những sản phẩm của đơn vị khác cùng ngành hàng.

3.4 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC - NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG: 3.4.1 Chọn mẫu: 3.4.1 Chọn mẫu:

Giới hạn mẫu: Các đối tượng tham gia là các nhân viên đang làm việc tại các nhà phân phối sản phẩm chuyên nghiệp (Không bao gồm các nhà bán lẻ). Mỗi nhà phân phối chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm cho một khu vực cụ thể. Tùy theo loại sản phẩm mà khu vực phân phối có thể là một hoặc vài quận, huyện, cả thành phố, một vùng miền hay tồn Việt Nam.

3.4.2 Kích thước mẫu:

Theo Nguyễn Đình Thọ (2007) đã sử dụng cơng thức tính kích thước mẫu của Bollen (1989) là kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng. Số lượng tham số tối đa cần ước lượng trong nghiên cứu này là 18. Như vậy, kích thước mẫu tối thiểu là 90 (5 * 18).

Bước 1: Sử dụng một trong các phương pháp chọn mẫu phi xác xuất là phương pháp thuận tiện để chọn nhân viên của các nhà phân phối trực tiếp có quan hệ với tác giả và trong bạn bè của tác giả thỏa điều kiện chọn mẫu.

Bước 2: Sử dụng phương pháp phát triển mầm để tiếp tục chọn các phần tử khác trong mẫu nếu chưa đủ.

Để đạt được kích thước mẫu mong muốn, số lượng bảng câu hỏi phát ra là 100 bảng.

3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG

Chương 3 trình bày qui trình của nghiên cứu bao gồm thiết kế nghiên cứu (Định tính và định lượng), xây dựng thang đo và thông tin mẫu. Phương

pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn 10 lãnh đạo các nhà phân phối nhằm khẳng định lại tính hợp lý của các biến để đo lường chất lượng mối quan hệ và tìm ra những điểm chưa phù hợp để chỉnh sửa thang đo. Khi thực hiện phỏng vấn tay đôi đã dừng lại ở 6 người do khơng có phát hiện thêm vấn đề mới. Nghiên cứu định tính cũng giúp chỉnh sửa thanh đo là thêm một biến quan sát trong thành phần đo lường “Lòng Trung thành của Nhà phân phối với Doanh nghiệp”. Tiếp đó là phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu 100.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU:

Khảo sát được tiến hành với nhân viên của các nhà phân phối và các nhân viên riêng lẻ như sau:

- Nhân viên của các nhà phân phối sản phẩm cho Trung tâm Dịch vụ Kinh tế – trường Đại học Kinh tế TP.HCM:

o Nhân viên công ty TNHH một thành viên TM-XNK Mai Hương phân phối các sản phẩm của PEPSI tại khu vực quận 5, quận 10 và quận 11. Từ các nhân viên công ty đã phát triển thêm ra các nhân viên công ty TNHH Diệp Trần Bình phụ trách phân phối các sản phẩm PEPSI tại khu vực quận 1, quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè và nhân viên công ty TNHH Phương Trình phụ trách phân phối các sản phẩm PEPSI tại khu vực quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Gị Vấp và quận 12.

o Nhân viên cơng ty TNHH Hồng Phú Trung phân phối sản phẩm mỳ gói HẢO 100 tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. (Sản phẩm của công ty TNHH một thành viên Lương thực TP.Hồ Chí Minh – FOODCOSA).

o Nhân viên phụ trách phân phối tại quận 5, quận 10, quận 11 của công ty TNHH TM Sơn Trang phân phối các sản phẩm của Tân Hiệp Phát (Trà xanh Không độ, trà Dr.Thanh, nước suối Number One…). Từ các nhân viên này đã phát triển thêm ra

các nhân viên phụ trách phân phối tại quận 1, quận 3 và quận Phú Nhuận.

o Nhân viên công ty TNHH một thành viên Hà Vy phân phối các sản phẩm của cà phê Trung Nguyên khu vực TP.Hồ Chí Minh.

o Nhân viên cơng ty TNHH TM-DV Hồi Thiện Đức chuyên phân phối các sản phẩm của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk, nhóm phân phối quận 5 và quận 8, nhóm phân phối quận 1.

o Các thành viên của diễn đàn www.vozforums.com – diễn đàn về chuyên thảo luận về phần cứng máy vi tính có cơng việc là nhân viên của các công ty chuyên phân phối thiết bị phần cứng của máy vi tính và các thiết bị ngoại vi khác (Như điện thoại di động…).

o Ngồi ra cịn có các bạn bè đang công tác tại các công ty chuyên phân phối các sản phẩm, ngành hàng khác như hàng siêu thị, thiết bị vệ sinh, dây điện, thời trang, túi xách, xăng dầu, địa ốc…

- Tổng bảng khảo sát phát ra là 100 bảng, có 11 bảng khơng hợp lệ (do thuộc các doanh nghiệp vừa là phân phối, vừa có thực hiện bán lẻ hoặc có bảng có những ơ trống khơng được đánh dấu.). Số bảng khảo sát sử dụng được là 89 bảng đạt tỷ lệ 89%.

- Dữ liệu được nhập xử lý thông qua phần mềm SPSS version 16.0. - Về ngành hàng, sản phẩm nhiều nhất là Pepsi và các sản phẩm liên

22,5%, tiếp đó là Linh kiện máy tính với 14 bảng chiếm 15,7%, địa ốc 11 bảng chiếm tỷ lệ 12,4%, các sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát có 8 bảng chiếm tỷ lệ 9%, cà phê Trung Nguyên có 7 bảng chiếm 7,9%, sản phẩm của cơng ty sữa Việt Nam – Vinamilk có 6 bảng chiếm 6,7%. Cịn lại là các ngành hàng/sản phẩm khác với số bảng trả lời ít hơn hoặc bằng 3 bảng có tổng cộng 23 bảng trả lời chiếm tỷ lệ 25,8%.

- Về loại hình cơng ty mà nhân viên được hỏi làm việc, công ty TNHH (Bao gồm cả công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên) có 54 bảng trả lời chiếm tỷ lệ 60,7%, cơng ty cổ phần có 31 bảng chiếm tỷ lệ 34,8%, cơng ty liên doanh và công ty Nhà nước (Có 100% vốn nhà nước) mỗi loại có 1 bảng và cơng ty có 100% vốn nước ngồi có 3 bảng.

- Về khu vực phân phối, do cách phân chia khu vực phân phối của các doanh nghiệp rất khác nhau như có doanh nghiệp chia quận 1 riêng một nhà phân phối, có doanh nghiệp lại chia quận 1, quận 3 và quận Phú Nhuận cho một nhà phân phối, có doanh nghiệp khác lại chia quận 1, quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè cho một nhà phân phối nên biến này khơng có giá trị nhiều về thống kê mơ tả dữ liệu (Xem phụ lục đính kèm). Khu vực phân phối nhiều nhất là TP.HCM với 25 bảng chiếm 28,1%, tiếp đó là Miền Nam với 11 bảng chiếm 12,4%.

- Về số lượng nhân viên làm việc trong các cơng ty phân phối, có 62 bảng trả lời kết quả cơng ty có từ 10 đến 49 nhân viên chiếm tỷ lệ

68,7%, có 17 bảng trả lời kết quả cơng ty có từ 50 đến 300 nhân viên, cơng ty có trên 300 nhân viên có 6 bảng trả lời chiếm 6,7% và cơng ty có từ 1 đến 9 nhân viên có 4 bảng trả lời chiếm tỷ lệ 4,5%. 4.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO:

Như đã trình bày ở trên, để nghiên cứu các yếu tố của chất lượng mối quan hệ ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhà phân phối đối với doanh nghiệp chúng ta có năm thang đo cho 5 khái niệm nghiên cứu đó là V1: Lượng thơng tin được chia sẻ; V2: Chất lượng thông tin; V3: Định hướng quan hệ trong dài hạn; V4: Sự hài lòng với mối quan hệ và V5: Lòng trung thành của nhà phân phối với doanh nghiệp. Các thang đo của các khái niệm này được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với dữ liệu thu được từ nghiên cứu chính thức.

Theo Hồng Trọng (2005), một tập hợp các câu hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.8 và các biến có hệ số tương quan biến – tổng (Item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại nhằm bảo đảm hệ số Cronbach Alpha tốt.

4.2.1 Kết quả Cronbach Alpha:

Kết quả Cronbach Alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy, các hệ số tương quan biến – tổng đều cao, nhỏ nhất là biến v34 = .602. Cronbach Alpha của các thang đo cũng đều cao, cụ thể như sau:

Biến V1: Lượng thông tin được chia sẻ: hệ số Cronbach Alpha = .803 gồm ba biến quan sát v11, v12 và v13 có hệ số tương quan biến tổng lần

lượt là .620; .622 và .669 đều lớn hơn 0.3 nên biến V1 đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Biến V2: Chất lượng thông tin: hệ số Cronbach Alpha = .870 gồm bốn biến quan sát v21, v22, v23 và v24 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là .657; .799; .831 và .635 đều lớn hơn 0.3 nên biến V2 đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Biến V3: Định hướng quan hệ trong dài hạn: hệ số Cronbach Alpha = .846 gồm bốn biến quan sát v31, v32, v33 và v34 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là .656; .820; .661 và .602 đều lớn hơn 0.3 nên biến V3 đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chất lượng mối quan hệ và lòng trung thành trong quan hệ doanh nghiệp và nhà phân phối (Trang 38 - 57)