Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 38 - 41)

1.4 Kinh nghiệm chống chuyển giá trên thế giới và bài học rút ra

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26 

Thơng qua các báo cáo và các cơng trình nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy là hoạt động chuyển giá rất đa dạng và diễn ra rộng khắp các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, VN đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì việc theo dõi, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm chống chuyển giá của các quốc gia khác là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Chúng ta cần phải tìm ra những

đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia có tính tương đồng với VN,

từ đó ứng dụng các phương pháp chống chuyển giá một cách phù hợp.

Nghiên cứu pháp luật thuế của TQ cũng tìm ra những mối tương đồng giữa nền kinh tế TQ và VN, từ đó có thể rút ra những bài học bổ ích trong quá trình xây dựng các chính sách quản lý thuế chống chuyển giá cho các doanh nghiệp FDI VN. Chúng ta có thể thấy hai mối tương quan giữa nền kinh tế TQ và VN như sau:

- Đều là nền kinh tế thị trường sơ khai, vừa chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang. Đặc điểm về chính trị cũng giống nhau là có một đảng duy nhất và cả hai

quốc gia đều đặt nền kinh tế dưới sự quản lý của Đảng theo định hướng Xã Hội

Chủ Nghĩa.

- Đều là nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và có sức thu hút mạnh nguồn vốn FDI.

Từ kinh nghiệm chống chuyển giá của Mỹ, TQ và một số quốc gia khác trong khu vực, chúng ta có thể rút ra một vài kinh nghiệm chống chuyển giá có thể áp dụng cho VN như sau:

- Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận FDI phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Phải đảm bảo pháp luật kinh tế bắt kịp sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển nhưng đồng thời phải ngăn chặn hiệu quả các hành vi gây tiêu cực cho nền kinh tế.

- Xây dựng luật thuế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thế của các nước trong khu vực và trên thế giới. VN bên cạnh việc tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải chọn lọc các dự án đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục tiêu là đảm bảo

27

bảo nguồn thu thuế và đồng thời phải đảm bảo kích thích thu hút vốn FDI.

- Phải nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển đi trước cũng như các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng về

kinh tế. Chúng ta phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu và những thành công kinh tế mà các quốc gia này đạt được để áp dụng vào kinh tế VN giúp cho kinh tế VN phát triển nhanh và đón đầu kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời phải tránh những sai lầm mà các quốc gia đã vấp phải để rút ngắn thời gian phát triển kinh tế.

- VN cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm phục vụ cho việc quản lý nguồn vốn FDI. Nguồn nhân sự này phải được thường xuyên cập nhật kiến thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về hoạt động

chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại các quốc gia trên thế giới.

- Các cơ quan quản lý kinh tế của VN, đặc biệt là cơ quan Thuế và Hải Quan cần phải giao lưu học kinh nghiệm với các nước. Cần phải phối hợp với cơ quan quản lý các nước cùng nhau hành động chống lại các hành động chuyển giá mà các doanh nghiệp FDI gây ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia.

Kết luận Chương 1

Chương 1 trình bày tổng quan về FDI, các giao dịch chuyển giao nội bộ và hoạt động chuyển giá; cho thấy vai trị tích cực cũng như tiêu cực của FDI; các yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá; các hình thức chuyển giá, qua đó thấy được các tác động của việc chuyển giá.

Định giá chuyển giao nội bộ và chuyển giá là hai mặt của một vấn đề. Định

giá chuyển giao là một công cụ quản lý hữu hiệu của các doanh nghiệp FDI nhằm chia sẻ và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Việc định giá mua bán nội bộ

được thực hiện dựa trên cơ sở tính tốn và phương pháp tính tốn khách quan, tuân

theo các quy luật thị trường và được chấp nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia.

Chuyển giá là việc thực hiện áp đặt giá cả một cách chủ quan trong quan hệ mua bán của các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp FDI. Chuyển giá có tác

động tiêu cực đến các quốc gia tiếp nhận đầu tư và cả các quốc gia liên quan mà đối tượng được lợi nhiều nhất là bản thân doanh nghiệp FDI. Thông qua chuyển

28

giá các doanh nghiệp FDI sẽ thực hiện việc trốn thuế, thực hiện việc lũng đoạn thị trường làm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân

chính, tác động xấu đến mơi trường kinh doanh.

Từ những kinh nghiệm chống chuyển giá trên thế giới, đặc biệt của 2 nước có nền kinh tế lớn, và trong đó có nước có đặc thù gần giống với VN, chúng ta có thể rút ra được bài học kinh nghiệm để kiểm sốt tốt hơn và có khả năng chống

29

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)