Nội dung của quá trình chuyển giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ

2.2 Thực trạng về vấn đề chuyển giá trong doanh nghiệp

2.2.2 Nội dung của quá trình chuyển giá

2.2.2.1 Kết qua thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá trong năm 2012

Trong năm 2012, các phòng thanh tra đã tiến hành thanh tra 312 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố kê khai lỗ liên tục và có dấu hiệu chuyển giá. Qua thanh tra kết quả thu được điều chỉnh giảm lỗ 2.688 tỷ đồng, giảm khấu trừ 27,83 tỷ đồng, truy thu 187,79 tỷ đồng, truy hoàn 2,64 tỷ đồng và phạt 84,996 tỷ đồng. Số đã nộp ngân sách 275,43 tỷ đồng, trong đó thực hiện ấn định đối với 16 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá.

Phịng kiểm tra thuế số 2 đã tiến hành kiểm tra 11 doanh nghiệp, đã xử lý truy thu và truy hoàn 13,326 tỷ đồng, điều chỉnh giảm lỗ 21,077 tỷ đồng.

2.2.2.2 Kinh nghiệm qua công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá.

Qua thanh tra các doanh nghiệp kê khai lỗ có dấu hiệu chuyển giá trong các quan hệ có giao dịch liên kết thể hiện:

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, gia công đặc biệt đối với ngành may mặc da giày của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, giá gia cơng đều phụ thuộc các công ty ở nước ngoài là chủ đầu tư và thường thấp hơn chi phí, doanh nghiệp nước ngồi tại Việt Nam thường treo lại chi phí tiền lương đã trả cho công nhân số tiền rất lớn lên đến hàng trăm tỷ, lớn hơn doanh thu đã kê khai.

phí chuyên gia, lãi vay ngân hàng, thương hiệu bản quyền... thường tăng cao.

Đối với tài sản máy móc thiết bị nhập khẩu từ các cơng ty có mối quan hệ liên kết trong tập đồn thì giá trị máy móc thiết bị lớn nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao, có trường hợp vừa nhập khẩu thời gian sử dụng chưa được bao lâu đã không phù hợp với sản xuất kinh doanh phải thanh lý tài sản, giá trị thu hồi thấp, hoặc phải hủy hoàn toàn.

Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thì doanh nghiệp thể hiện giá nhập khẩu từ nhà cung cấp độc lập giá cả thấp hơn giá nhập khẩu từ nhà cung cấp trong cùng tập đồn hay từ phía cơng ty mẹ của doanh nghiệp ở nước ngoài.

Một số các quy định trong hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa doanh nghiệp trong nước và phía nước ngồi chủ yếu với cơng ty mẹ hoặc các cơng ty có mối quan hệ liên kết trong tập đồn, khơng rõ ràng cụ thể như đối với quan hệ mua bán bình thường, các bên có thể thay đổi nội dung tùy tiện cả khi sắp hết thời gian thực hiện của hợp đồng do bên mua và bên bán ký đều do một người thực hiện. Do đó có những chi phí phát sinh phải do doanh nghiệp nước ngồi chịu khơng thuộc chi phí của phía Việt Nam nhưng các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn hạch tốn vào chi phí như chi phí nguyên vật liệu trong hợp đồng gia cơng, chi phí vận chuyển nước ngồi, chi phí phát sinh thêm ngồi hợp đồng gia cơng.

Có yếu tố gian lận trong việc khai báo hàng hoá xuất khẩu, khai thiếu tờ khai xuất khẩu, khai báo với hải quan số lượng nguyên vật liệu mua tại thị trường Việt Nam cung ứng cho hợp đồng gia công qua đối chiếu tại Việt Nam không cung ứng (nhãn hiệu độc quyền).

Qua các cuộc thanh tra về giao dịch liên kết cơ quan thuế thường ấn định theo phương pháp giá vốn cộng lãi: áp dụng đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết,

kê khai lỗ liên tục, có đơn giá gia công hoặc giá bán nhỏ hơn giá thành sản xuất, quy mô, mặt hàng, xuất xứ doanh nghiệp gần tương đồng với dữ liệu thu thập của cơ quan thuế và doanh nghiệp không chứng minh được giá giao dịch độc lập.

Áp dụng theo phương pháp điều chỉnh chi phí quản lý trả cho nước ngồi: áp dụng cho loại hình các doanh nghiệp (chủ yếu là các khách sạn) phải trả phí quản lý cho doanh nghiệp ở nước ngoài là chủ đầu tư hoặc các cơng ty trong tập đồn. Các doanh nghiệp này thường chi trả vượt mức theo quy định chi phí khống chế từ 3% đến 10%, có khách sạn đã nâng lên đến 30% - 40%.

Áp dụng theo phương pháp xác định tỷ lệ lãi hoặc đơn giá do doanh nghiệp tự xác định: áp dụng đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết mà số liệu chứng minh được giá giao dịch độc lập cao hơn giá giao dịch liên kết.

Áp dụng phương pháp điều chỉnh tăng doanh thu do xác định lại các khoản hỗ trợ mà doanh nghiệp nhận được từ công ty mẹ là thu nhập: áp dụng đối với các doanh nghiệp có quan hệ liên kết, có giao dịch liên kết, kê khai lỗ thường xuyên, đơn giá gia công, giá bán nhỏ hơn giá thành sản xuất có nhận tiền hỗ trợ, tài trợ từ công ty mẹ hay vay vốn từ cơng ty mẹ ở nước ngồi nhưng khơng phải chi trả chi phí lãi vay hay khơng quy định thời hạn doanh nghiệp ở Việt Nam phải hồn trả vốn, lãi cho cơng ty mẹ ở nước ngoài.

Áp dụng phương pháp xác định lại đơn giá gia công theo giá FOB giao dịch với doanh nghiệp độc lập: áp dụng cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có số liệu để so sánh được giá gia công (CMPT) với giá FOB xuất khẩu trên tờ khai hải quan (đã loại trừ giá vốn nguyên phụ liệu tương ứng).

Qua thanh tra các doanh nghiệp kê khai lỗ bước đầu đã có tác dụng, đánh động đến các doanh nghiệp thường xuyên khai lỗ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quan

hệ giao dịch liên kết. Một số trường hợp doanh nghiệp đã điều chỉnh lại giá bán, giá gia công sau khi thanh tra, kiểm tra. Hiện tượng giao dịch liên kết không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi mà cịn diễn ra ở các doanh nghiệp trong nước. Việc xác định giá bán trong nội bộ các cơng ty có mối quan hệ liên kết để điều chỉnh kết quả thu nhập của doanh nghiệp khơng có ưu đãi thuế sang doanh nghiệp có ưu đãi thuế, điều chỉnh kết quả lãi thành lỗ, mua bán lòng vòng trong nội bộ để nâng giá bán hoặc tạo kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp lên sàn chứng khoán hoặc phát hành cổ phiếu...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)