CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ
3.3 Các kiến nghị khác
Thứ nhất, nhà nước cần xây dựng tỷ suất lợi nhuận bình quân cho các ngành. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi cao nhưng liên tục kê khai lỗ, làm ăn không hiệu quả kéo dài. Giải pháp đưa ra là cần xây dựng một hệ thống tổng hợp tỷ suất sinh lợi bình quân của các ngành có sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan nhà nước và được công bố rộng rãi. Để từ đó cơ quan thuế quản lý và doanh nghiệp thống nhất áp dụng và là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường như tỷ lệ sinh lời quá cao hay quá thấp so với tỷ lệ bình quân chung của ngành.
Thứ hai, thực tế hiện nay trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ thuế còn
nhiều hạn chế. Đặc biệt là trình độ quản lý thuế theo hướng hiện đại cần nhiều kiến thức về ngoại ngữ, tin học. Chính vì thế mà khả năng thực hiện nhiệm vụ của những cơng chức này gặp khơng ít khó khăn, ngại khó khăn, thử thách. Đây cũng là nguyên nhân khiến công tác chống chuyển giá ở Việt Nam còn thực hiện chậm, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ngoài các biện pháp mang tính pháp lý thì yếu tố con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất:
- Chấn chỉnh, kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế nhằm đạt được mục tiêu là cơ quan thuế có khả năng quản lý tốt mọi nguồn thu thuế, chống gian lận và chống chuyển giá.
- Cơ quan thuế cần thường xuyên tổ chức lớp học nâng cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế. Nâng cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý thuế. Đây là yếu tố mang tính quyết định cho cơng tác chống chuyển giá hiện nay của ngành thuế Việt Nam. Cần đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác chống chuyển giá năng lực thẩm định giá tốt, thường xuyên được cập nhật, trau dồi kiến thức và được gửi đi đào tạo ở các quốc gia tiên tiến.
Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế ngành và xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu giá cả giao dịch. Trên yêu cầu thực tiễn về việc xây dựng kho thông tin dữ liệu của người nộp thuế. Cơ quan thuế cần từng bước xây dựng kho thông tin dữ liệu của người nộp thuế lớn rồi dần dần xây dựng, thu thập thông tin dữ liệu của những người nộp thuế còn lại một cách chi tiết để phục vụ nhu cầu quản lý thuế ngày càng phức tạp như hiện nay. Nhất là xây dựng cho được hệ thống dữ liệu về các giao dịch, về kinh tế ngành để làm cơ sở cho việc xác định giá chuyển giao giữa các doanh nghiệp có mối liên hệ liên kết. Cần xây dựng một kho dữ liệu về giá cả giao dịch các mặt hàng trên thị trường. Khi có các giao dịch khơng tuân theo giá thị trường, thì cơ quan thuế sẽ dễ dàng tìm được thơng tin trên cơ sở dữ liệu của ngành, phục vụ công tác quản lý, kiểm soát các giao dịch liên kết.
Thứ tư, cơ quan thuế cần phát triển các phần mềm ứng dụng kết nối thông tin giữa các cơ quan thuế và các bộ ngành có liên quan. Cần phát triển ứng dụng quản lý, khai thác thông tin để phục vụ cho công tác quản lý chống chuyển giá.
Thứ năm, cần thành lập, tổ chức tổ giám định trong cơ quan thuế nhằm giám định giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình mà bên liên doanh nước ngồi góp vốn vào doanh nghiệp thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Tổ giám định cần đào tạo cho cán bộ về công tác giám định một cách bài bản, có chun mơn sâu, có thể cử cán bộ sang nước ngoài để đào tạo, học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Thứ sáu, kinh nghiệm ở các nước sử dụng hệ thống ngân hàng trong chống thất
thu thuế là rất thành cơng. Thực tế hiện nay, tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt trong nền kinh tế hiện nay còn rất cao, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát các giao dịch mua bán, trao đổi diễn ra trong xã hội. Để góp phần quản lý tốt các giao dịch liên kết, cần thiết khuyến khích, tăng cường việc thanh tốn qua ngân hàng của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết. Điều này giúp ích rất nhiều cho cơ quan thuế trong công tác quản lý cũng như trong quá trình thanh tra về hoạt động chuyển giá có thể tìm được nguồn số liệu đáng tin cậy về giá cả, các khoản thu nhập, chi phí, nội dung các giao dịch từ các nghiệp vụ được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Cần hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt, Nhà nước cần đưa ra các quy định tất cả giao dịch mua bán, điều chuyển vốn, góp vốn, cho vay, cho mượn vốn, thanh tốn các khoản chi phí…. giữa các doanh nghiệp đều phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng sẽ không cho vay, giải ngân bằng tiền mặt để phù hợp với tình hình chung đang diễn ra ở các nước trên thế giới, hạn chế được các hành vi chuyển giá thông qua việc thanh toán bằng tiền mặt.
Thứ bảy, đối với một số doanh nghiệp lớn, điển hình có diễn ra hiện tượng chuyển giá đề nghị Tổng cục Thuế trực tiếp tổ chức thanh tra chống chuyển giá tại các doanh nghiệp này và đúc kết phổ biến kinh nghiệm cho các Cục Thuế địa phương học tập.
Thứ tám, trong trường hợp phát hiện sai phạm về chuyển giá có thể cho phép
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những lý luận ban đầu ở Chương 1 và Chương 2 đã làm cơ sở để chúng tôi bước sang Chương 3 tập trung phân tích tình hình hoạt động chuyển giá ở Việt Nam.
Do vậy, từ thực tiễn chúng tơi đã đưa ra một số kiến nghị hồn thiện pháp luật, hồn thiện cơ chế chính sách, hồn thiện cơ cấu tổ chức cơng tác kế tốn để nâng cao hiệu quả kiểm sốt chuyển giá, nhằm khơng những thu đúng, thu đủ số thuế cho ngân sách nhà nước mà cịn tạo ra mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế và có tác dụng răn đe các doanh nghiệp có ý định thực hiện hành vi chuyển giá. Các giải pháp này không nằm ngoài mục tiêu bảo đảm quyền lợi và lợi ích chính đáng của các nhóm lợi ích khác nhau: lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích các chủ thể liên quan, lợi ích của Nhà nước.