CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ
2.2 Thực trạng về vấn đề chuyển giá trong doanh nghiệp
2.2.3.1 Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý giao dịch liên kết,
chống chuyển giá tại Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh
Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về kiểm soát chuyển giá. Các quy định về kiểm sốt chuyển giá tại Việt Nam hình thành khá muộn, văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trong lĩnh vực kiểm sốt chuyển giá Thơng tư 66/2010/TT-BTC, thơng tư này đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định tại hệ thống văn bản pháp luật hiện hành còn hạn chế quyền hạn của cơ quan thuế, hình thức xử lý đối với hành vi chuyển giá của doanh nghiệp còn nhẹ, quy định giá thị trường chưa được linh hoạt... Do vậy, chưa thực sự hạn chế tối đa các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp liên kết, quá trình thực hiện của người nộp thuế chưa thực sự thuận tiện:
Thứ nhất, việc quản lý giá trị chuyển giao sản phẩm giữa các bên liên kết chưa
được quy định một cách cụ thể trong luật thuế hiện hành, nên cơng tác kiểm sốt chuyển giá chưa có tính pháp lý cao, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngành thuế ngại tiến hành kiểm tra thanh tra về chuyển giá trong thời gian qua.
Thứ hai, thanh tra thuế đối với hoạt động chuyển giá là công tác quản lý thuế khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian và nguồn lực để thu thập thông tin, phân tích, so sánh, loại trừ khác biệt ảnh hưởng đến đơn giá sản phẩm chuyển giao, lựa chọn và áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường....Tuy nhiên, theo quy định Luật thanh tra hiện hành, không quy định riêng thời gian thanh tra đối với hoạt động chuyển giá mà chỉ quy định chung thời gian thanh tra như các trường hợp thanh tra khác. Hạn chế này đã dẫn đến hiệu quả các cuộc thanh tra về giá chuyển nhượng trong giai đoạn vừa qua là chưa cao.
Thứ ba, chưa có hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính riêng đối với các
hoạt động chuyển giá mà chỉ được quy định chung với các hành vi vi phạm khác. Nên có trường hợp sau khi cơ quan thuế thanh tra kiểm tra doanh nghiệp liên kết và phát hiện hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp thì cũng khơng có chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với doanh nghiệp có hành vi chuyển giá. Trong trường hợp chuyển giá dẫn đến số lỗ lũy kế bằng hoặc vượt số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đăng ký thì cũng chưa có quy định về việc bắt buộc người nộp thuế phải giải thể hoặc khơng được hồn thuế GTGT.
Thứ tư, hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp liên kết thường tinh vi, phức
tạp. Để công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đạt hiệu quả cao, cơ quan thuế cần có quyền điều tra để xác định hành vi chuyển giá của người nộp thuế. Tuy nhiên, tại các văn bản quy phạm pháp luận hiện hành khơng quy định cơ quan thuế có quyền điều tra.
Thứ năm, theo quy định về kê khai thông tin giao dịch liên kết chưa thực sự
giảm thiểu gánh nặng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có các giao dịch liên kết có giá trị nhỏ sẽ ảnh hưởng khơng đáng kể đến số thu Ngân sách Nhà nước và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn phải xác
định giá thị trường, kê khai với cơ quan thuế là đáng kể và không thấp hơn đối với việc xác định giá thị trường và kê khai giao dịch lớn.
Thứ sáu, quy định chuyển giá cịn thiếu sót đáng kể, như thiếu quy định cho
phép các công ty đa quốc gia thỏa thuận và ký kết thỏa thuận giá trước (APA) với cơ quan thuế Việt Nam. Có lẽ do chuyển giá ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu áp dụng quy định chuyển giá và cơ quan thuế Việt Nam hạn chế kiến thức và thiếu kinh nghiệm với vấn đề chuyển giá. Do đó họ có thể khơng đưa vào áp dụng thỏa thuận giá trước (APA) trong giai đoạn này. Thỏa thuận giá trước (APA) có nghĩa là sự hợp tác giữa người nộp thuế và cơ quan thuế cũng như giữa cơ quan thuế các nước. APA là một trong những cơ chế quản lý giá chuyển nhượng mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.
Thứ bảy, khái niệm các bên liên kết được quy định trong pháp luật kiểm soát chuyển giá Việt Nam rất rộng có thể dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật kiểm soát chuyển giá trong quản lý thuế TNDN và cũng dẫn đến rủi ro trong việc thực hiện pháp luật kiểm soát chuyển giá của người nộp thuế. Như quy định hai bên của hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng được coi như là các bên của mối quan hệ liên kết. Quy định này sẽ làm cho các bên độc lập trong thị trường sẽ được xem như các bên có mối quan hệ liên kết, doanh nghiệp sẽ khơng biết rằng họ là đối tượng chịu sự chi phối của pháp luật kiểm sốt chuyển giá. Do đó, họ không thực hiện các quy định về kê khai các giao dịch với bên liên kết và họ có thể bị kết luận gian lận thuế. Đồng thời, theo quy định này cơ quan thuế cũng phải mở rộng đối tượng quản lý kiểm soát chuyển giá trong khi nguồn nhân lực hiện tại lại hạn chế dẫn đến hậu quả khơng thể kiểm sốt được hết đối tượng của pháp luật kiểm soát chuyển giá.
Thứ tám, ngành thuế chưa tổ chức được bộ máy phục vụ cho công tác quản lý
công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá ở bất cứ doanh nghiệp liên kết nào là việc hết sức khó khăn đối với cơ quan thuế. Một điểm bất cập trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đó là hệ thống cơ sở dữ liệu của người nộp thuế cịn thiếu thơng tin hỗ trợ quan trọng cho công tác quản lý thuế. Và đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến số lượng các cuộc kiểm tra giá chuyển nhượng ít và chưa đạt hiệu quả cao.
Có thể thấy rằng, từ những thiếu sót trên, quy định về giao liên kết đã dẫn đến kết quả sự vận dụng chúng trong thực tiễn so với kết quả thu được không cao trong quản lý thuế và hệ quả của nó là khơng bảo đảm được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.