8. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng xuất khẩu Thanh long sang Mỹ
2.2.3. Những quy định của Mỹ đối với việc xuất khẩu Thanh long của Việt
USD/kg (giá CIF), các doanh nghiệp nước ta “tranh nhau chào hàng” với giá thấp nhất có thể, làm giá Thanh long giảm xuống kéo theo chất lượng Thanh long giảm, gây mất niềm tin với đối tác Mỹ.
Con đường đưa Thanh long Việt Nam đến với người tiêu dùng Mỹ sẽ cịn nhiều khó khăn và cần lắm những nỗ lực, sự đoàn kết giữa người trồng, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng.
2.2.3. Những quy định của Mỹ đối với việc xuất khẩu Thanh long của Việt Nam Nam
Sau hơn 10 năm, kể từ khi ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ (BTA) năm 2001, tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ đã có nhiều bước phát triển ngoạn mục, trong đó có mặt hàng Thanh long.
Nhờ quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) và quy chế tối huệ quốc, thuế nhập khẩu trung bình của hàng Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh, từ 40% xuống 4%. Riêng mặt hàng trái cây trong đó có Thanh long, thuế suất nhập khẩu hiện nay chỉ là 2.2%.
Tháng 11 năm 2010, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement- viết tắt TPP) với mong muốn giảm 90% các loại
thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên và lộ trình là sẽ cắt giảm bằng 0% tới năm 2015. Mỹ cũng là một trong những thành viên của Hiệp định. Điều này mở ra một tương lai sáng lạng cho hàng hóa Việt Nam nói chung, Thanh long Việt Nam nói riêng trên thị trường Mỹ.
Tuy vậy, để Thanh long Việt Nam đến được người tiêu dùng Mỹ cũng khá gian truân. Sau 4 năm hồn thành các quy trình sản xuất, chiếu xạ của Mỹ, tháng 6 năm 2008, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) và Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam đã ký kết thỏa thuận chung về việc xuất khẩu trái Thanh long Việt Nam sang Mỹ:
- Vùng nguyên liệu Thanh long phải được thực hiện đúng theo quy trình GAP (Good Agricultural Practices- Thực hành canh tác tốt) - tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và môi trường mà Việt Nam đã thực hiện trong những năm qua. Trong đó có quy định: người trồng phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong danh mục cho phép của Mỹ và phải bao bọc trái trước thu hoạch 20 ngày. Những vùng này phải được chứng nhận bỡi APHIS, đồng thời được Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam quản lý và giám sát.
- Các khâu làm sạch Thanh long, sấy, đóng gói phải đạt được tiêu chuẩn của APHIS đề ra.
- Xử lý chiếu xạ là một yêu cầu bắt buộc để xuất khẩu Thanh long sang Mỹ. Đây là phương pháp sử dụng tia X để vơ hiệu hóa sâu bệnh ở rau quả tươi (chủ yếu là ruồi đục quả và rệp sáp), được phê chuẩn ở Mỹ vào năm 2002. Theo quy định của APHIS, Thanh long Việt Nam nhập vào Mỹ phải đảm bảo đã qua phóng xạ với liều lượng hấp thụ tối thiểu 400 gray. Ở nước ta, hiện nay có hai nhà máy được chứng nhận và giám sát bỡi APHIS để thực hiện chiếu xạ và đóng gói rau quả là cơng ty CPCX An Phú ở Bình Dương và cơng ty CP CB THS Sơn Sơn ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngồi ra, mỗi lơ hàng Thanh long xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơng ty ở Việt Nam muốn xuất khẩu Thanh long sang Mỹ đều phải đăng ký và có mã số của cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ- FDA.
Khi đến Mỹ, các Cục Hải quan và Biên phòng thuộc Bộ An ninh nội địa của Mỹ có thể kiểm tra các lơ hàng một lần nữa tại cảng nhập khẩu đầu tiên.
Rõ ràng, đáp ứng những quy định của Mỹ cũng là những khó khăn trong q trình xuất khẩu Thanh long sang thị trường Mỹ nói chung và thị trường California nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam.