Nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang california, mỹ (Trang 34 - 37)

8. Kết cấu của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.2.3. Nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường này

Mỹ là nhà nhập khẩu trái cây lớn thứ hai trên thế giới sau Châu Âu với giá trị nhập khẩu tăng từ 6,4 tỷ USD năm 2008 đến 7,8 tỷ USD năm 2011 (theo hình 1.1).

Các nước xuất khẩu nhiều trái cây đến Mỹ là: Mexico, Canada, Chile, Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ còn nhập khẩu trái cây từ các nước khác như: Costa Rica, Guatemala, Ecuador, Peru, Thái Lan, Tây Ban Nha, Brazil, Argentina, Colombia, Philippin...

Các loại trái cây nhập khẩu được ưa chuộng ở Mỹ là: Bơ, Nho, Táo, Cherry, Chuối, Dứa, Việt quốc (cranberry), Lê, Đu đủ…

Hình 1.1: Giá trị trái cây nhập khẩu vào Mỹ 2008-2011 (tỷ USD)

(Nguồn: [29], [30])

Riêng Việt Nam, các loại trái cây được phép nhập khẩu vào Mỹ là: Dứa, Thanh long, Xồi, Bưởi, Chơm chơm... trong đó giá trị xuất khẩu Thanh long vào Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (50% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây) (nguồn: [16]).

Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh qua các năm: năm 2008: 19,4 triệu USD; năm 2009: 21,6 triệu USD; năm 2010: 25,8 triệu USD; năm 2011: 28,8 triệu USD (nguồn: [14]).

Theo xu hướng ăn kiêng ngày càng phổ biến, người Mỹ thường dùng trái cây hàng ngày như là một loại thức ăn giúp giảm cân, đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với người châu Á ở Mỹ, trái cây có thể làm quà tặng khi gặp gỡ hay để cúng tổ tiên vào những dịp đặc biệt.

Nhìn chung, Mỹ là một thị trường lớn, hấp dẫn các nước xuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Riêng mặt hàng trái cây của Việt Nam, đặc biệt là Thanh long đang bước đầu thâm nhập vào thị trường Mỹ và có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.

Tóm tắt chương 1:

Như vậy, chương này đã trình bày những lý thuyết cơ bản về xuất khẩu bao gồm: định nghĩa xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, tác giả cũng nêu cơ sở thực tiễn của đề tài với hai nội dung chính là: điều kiện tự nhiên thuận lợi của Việt Nam và nhu cầu tiêu thụ trái cây của Mỹ. Qua đó, tác giả khẳng định việc đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long sang bang California, Mỹ là thiết thực và cần thiết phải thực hiện.

Trong chương 2 tiếp theo, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu về thị trường California và thực trạng xuất khẩu Thanh long Việt Nam sang Mỹ.

Chương 2:

ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THANH LONG Ở CALIFORNIA VÀ THỰC TRẠNG XUẤT

KHẨU THANH LONG SANG MỸ

Chương 2 sẽ thực hiện khảo sát thị trường tiêu thụ Thanh long ở California, Mỹ, đồng thời tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu Thanh long của Việt Nam đến Mỹ. Chương này bao gồm hai phần chính: (1) nghiên cứu về thị trường tiêu thụ Thanh long ở bang California, Mỹ, (2) thực trạng xuất khẩu Thanh long sang Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang california, mỹ (Trang 34 - 37)