3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL tại Eximbank
3.2.1.2 Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống và hiện đại
Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống
Mạng lưới hoạt động là cầu nối đưa khách hàng đến với ngân hàng. Với hệ thống mạng lưới rộng và cơ sở hạ tầng ổn định sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng
chiếm lĩnh cho mình một thị phần nhất định. Do vậy, Eximbank cần chú trọng đến công tác xây dựng hệ thống mạng lưới hoạt động hợp lý.
Xây dựng kênh phân phối bán lẻ truyền thống bao gồm sở giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm tài chính cá nhân hiện đại, thân thiện với khách hàng, nơi mọi khách hàng cùng một lúc có thể thỏa mãn các nhu cầu đa dạng về tài chính.
Hiện nay, số lượng điểm giao dịch của Eximbank chưa bao phủ được tất cả các tỉnh thành trên cả nước, tạo nên bất lợi trong việc tiếp cận khách hàng, vì vậy Eximbank cần tích cực phát triển mạng lưới các chi nhánh bán lẻ cấp I và cấp II, các phòng giao dịch, các trung tâm dịch vụ bán lẻ tại các đại bàn trọng điểm, khu vực đông dân cư ở các đô thị, thành phố lớn và cả khu vực nông thơn trên tồn quốc, đồng thời nhanh chóng thành lập kênh phân phối ra nước ngồi qua các hình thức như văn phịng đại diện, chi nhánh, đơn vị trực thuộc của Eximbank tại nước ngoài để tăng mạnh việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ NHBL.
Phát triển mạng lưới kênh phân phối hiện đại
Bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống như chi nhánh, phòng giao dịch bán lẻ, Eximbank cần phát triển các kênh phân phối hiện đại, đồng thời tăng cường quản lý phân phối nhằm tối đa hóa vai trị của từng kênh phân phối một cách hiệu quả, đáp ứng giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi, cụ thể:
- Mở rộng hiệu quả hoạt động và khả năng tự phục vụ của máy ATM, tăng cường tính liên kết của các hệ thống thanh toán thẻ Bank net, Smart link… nhằm cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn, đồng thời nâng cấp hệ thống ATM thành những “ngân hàng thu nhỏ” trải đều khắp các tỉnh, thành phố.
- Phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ POS. Eximbank cần phải đi trước các ngân hàng khác trong việc triển khai dịch vụ này để nắm bắt thị phần. Việc phát triển máy POS là xu hướng mới trong tương lai, vì vậy, Eximbank cần nhanh chóng hợp tác với các cơng ty kinh doanh như siêu thị, trung tâm điện máy, trung tâm mua sắm, công ty vận tải taxi, công ty du lịch lữ hành…
- Tiếp tục triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử Phone banking, Mobile banking, Home banking và Internet banking. Việc sử dụng các kênh phân phối này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian cho khách hàng và ngân hàng. Thông qua kênh phân phối này, khách hàng có thể sử dụng điện thoại bàn, điện thoại di động, máy tính cá nhân, mạng Internet tiếp cận các dịch vụ ngân hàng như thực hiện thanh tốn hóa đơn tiền điện, điện thoại, truy vấn thơng tin, tài khoản, chuyển tiền…
- Liên kết với các cơng ty dịch vụ thanh tốn trực tuyến triển khai sản phẩm ví điện tử tại Eximbank. Ví điện tử sẽ gắn kết các tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng để khách hàng có thể nạp tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví điện tử, rút tiền từ ví điện tử ra tài khoản ngân hàng, hoặc chuyển tiền cho nhau một cách dễ dàng ngay trên điện thoại di động hay trên máy tính có kết nối Internet. Trên cơ sở ví điện tử, Eximbank sẽ đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử để khách hàng có thể thanh tốn cho các giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ trên mạng Internet.
Ngoài kênh phân phối trực tiếp truyền thống và kênh phân phối điện tử, Eximbank cần tăng cường các kênh phân phối gián tiếp như thực hiện chiến lược “Khách hàng của khách hàng” (ví dụ như cho vay các khách hàng cá nhân mua nhà, đất từ các dự án mà Eximbank có cho vay để đầu tư).
Nghiên cứu áp dụng giờ giao dịch linh hoạt, phục vụ cả ngoài giờ, ngày nghỉ, ngày lễ giúp tạo thuận tiện cho giao dịch của khách hàng là nhân viên văn phịng. Ngồi ra, Eximbank cần nhanh chóng thiết lập hệ thống công ty con hay công ty cổ phần để đa dạng hóa và bán chéo sản phẩm tiến tới xây dựng hệ thống NHBL chuyên nghiệp, hiện đại.