Để tăng khả năng cạnh tranh, Trung Quốc đã tập trung vào cải cách hệ thống tài chính ngân hàng cụ thể:
Đặt mục tiêu nâng cao năng lực huy động vốn làm nhiệm vụ hàng đầu: nhận thức được cuộc khủng hoảng tài chính ở Đơng Nam Á, Trung Quốc đưa ra một số cải cách như năm 1998, Bộ tài chính đã phát hành 270 tỉ RMB trái phiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn để nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình từ 4,4% lên 8% đúng theo luật NHTM. Một biện pháp nữa về mặt chính sách là thành lập các cơng ty quản lý tài sản (AMCs) để xử lý nợ xấu của 4 NHTM lớn, tổng số 1,4 nghìn tỉ RMB nợ khó địi (NPLs) hay 9% trên tổng dư nợ đã được chuyển sang các cơng ty này, tháng 5/2000 Chính phủ Trung Quốc đã có quyết định cho phép các AMCs bán tài sản khơng sinh lời và cổ phần đã được hốn đổi từ các khoản nợ của công ty cho các công ty nước ngồi. Ngồi ra, Chính phủ Trung Quốc quyết định chi 45 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại
hối quốc gia để hiện đại hóa hai ngân hàng quốc doanh là Bank of China (BOC) và
21
cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn với tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu lên tới 10,26% trên mức 8% theo tiêu chuẩn quốc tế vào cuối năm 2005, tỉ lệ nợ xấu còn 4,43%, cũng như chuyển đổi hình thức từ quốc doanh sang cổ phần nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đồng thời để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng, chính phủ Trung Quốc
cịn khuyến khích thực hiện sáp nhập giữa ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh trên
quan điểm cho rằng, quản lý thành công sẽ tạo ra sự khác biệt và tính hiệu quả của việc quản lý thành công này không bị cản trở bởi quy mơ hoạt động.
Theo phương châm này thì các ngân hàng nước ngồi thực sự đóng vai trị quan
trọng.Trong một số trường hợp, sự tham gia của các đối tác nước ngồi có thể xem là đối tác “kép”.Điều đó có nghĩa là họ vừa cung cấp vốn, vừa giúp các ngân hàng yếu kém xác định và thực hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý của mình.Các chương trình tái cấu trúc không chỉ tập trung xử lý những vấn đề của từng ngân hàng (kết cấu tài sản - vốn), mà còn quan tâm mạnh mẽ đến các mức độ đáp ứng của cơ sở hạ tầng trong việc tạo lập môi trường hoạt động cho ngành ngân hàng
1.3.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng ANZ
Trong giai đoạn những năm 2001-2004 là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng thế giới: suy giảm kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, sự kiện chiến tranh tại Irac. Tất cả những yếu tố trên đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các hệ thống ngân hàng trên thế giới.ANZ Bank cũng không tránh khỏi ảnh hưởng xấu của tình hình trên. Cũng trong giai đoạn này, sự sụt giảm của lãi suất thế giới dưới tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ANZ Bank nói riêng và hệ thống ngân hàng thế giới nói chung. Điều này đã khiến ANZ Bank phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá đôla Mỹ so với đồng đôla Australia tương đối ổn định, ANZ đã nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo
22
giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Australia nói riêng và thị trường thế giới nói chung lại hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đôla Mỹ của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của Ngân hàng.
Không chỉ trên hoạt động huy động vốn, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thế giới rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Nhận thấy những thế mạnh của các ngân hàng khác về quy mơ hoạt động tồn cầu, về vốn, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng,..đã và đang chứng tỏ sẽ là đối thủ cạnh tranh của ANZ trong hiện tại và tương lai. Để đối phó với những khó khăn, thách thức trên, ANZ đã đề ra các chiến lược kinh doanh tức thì, điển hình là chiến lược tái cơ cấu ANZ Bank đến năm 2010 và được thực hiện ngay khi chiến lược được thơng qua. Ngồi ra, ANZ cũng không ngừng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới. Vị thế vững chắc của ANZ như hiện nay là minh chứng cho những nỗ lực trên.Qua đó cho ta thấy, trong thời buổi khó khăn và cạnh tranh mạnh mẽ, ngân hàng nào có chiến lược đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với những thách thức sẽ thắng cuộc.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các
nước.
Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới cho rằng vận động nhân dân gửi tiền
tiết kiệm là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Bởi lẽ nếu huy động
được nguồn vốn nhàn rỗi tiềm năng trong các tầng lớp dân cư sẽ có tiền cấp phát cho phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp góp phần quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Trung quốc và Ngân hàng ANZ, các NHTM của Việt Nam rút ra được các bài học kinh nghiệm sau:
23
- Thực hiện liên doanh, liên kết trong hoạt động ngân hàng.
- Thực hiện sát nhập ngân hàng theo hướng ngân hàng yếu sẽ sát nhập vào ngân hàng mạnh.
- Thành lập công ty xử lý nợ xấu để tăng hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, nâng cao uy tín cho ngân hàng từ đó gia tăng năng lực huy động vốn.
- Xây dựng chính sách nới lỏng về lãi suất tiền gửi cũng như tự do hóa lãi suất cho vay.
- Khơng ngừng tìm kiếm và khai thác thị trường tiềm năng. Tùy theo năng lực tài chính của ngân hàng và điều kiên thực tế, ngân hàng cần mở rộng thị phần hoạt động thông qua việc khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. - Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng bán lẻ vì các dịch vụ này bên cạnh việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung cịn góp phần gia tăng số lượng khách hàng, gia tăng số lượng tài khoản và từ đó góp phần gia tăng nguồn vốn huy động.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này đã trình bày tóm tắt những lý thuyết tổng quan về huy động vốn cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Chương 1 của luận văn cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của các NHTM làm cơ sở đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Vietinbank CN1 qua các năm. Cùng với việc tìm hiểu kinh nghiệm các nước trong q trình hoạt động kinh doanh nói chung và huy động vốn nói riêng nhằm giúp tác giả có cơ sở phân tích thực trạng và đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh.
25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 1 TPHCM
2.1. Tổng quan về NHTMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 1 Tphcm
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHTMCP Cơng Thương Việt Nam Chi
nhánh 1 Tphcm
Được thành lập từ tháng 8/1988, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển VietinBank CN 1 đã có những bước tiến vượt bậc và đến nay trở thành một chi nhánh ngân hàng thương mại đa năng, hiện đại, cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích về dịch vụ ngân hàng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh.
Từ khi đi vào hoạt động Vietinbank CN1 ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh
doanh được giao, hiện nay đang là một trong các chi nhánh hạng 1 có quy mơ lớn và kinh doanh có hiệu quả cao trong hệ thống. Với thế mạnh là một chi nhánh ngân hàng
bán lẻ, có hệ thống kênh phân phối đa dạng, với mạng lưới khơng ngừng mở rộng,
ngồi trụ sở chính đặt tại địa chỉ 165-169 Hàm Nghi Phường Nguyễn Thái Bình Quận 1 Tphcm, hiện Vietinbank CN1 cịn có thêm 10 phịng giao dịch. Hiện tại, chi nhánh đang phấn đấu xây dựng hoàn tất trụ mới tại 93-95 Hàm Nghi Quận 1 trong năm 2015 để sớm đưa vào sử dụng, giảm áp lực về mặt bằng làm việc tại trụ sở chính hiện nay.
2.1.2. Khái quát các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công
Thương VN - CN1 TPHCM
Để tạo lập nguồn vốn, Vietinbank CN1 cũng như các NHTM khác sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau như nhận tiền gửi, đi vay hoặc nhận vốn ủy thác đầu tư.
Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của Vietinbank CN1 và các NHTM
là huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn mà ngân hàng Vietinbank CN1 đang cung cấp cho khách hàng như sau:
Tiền gửi thanh tốn hưởng lãi suất khơng kỳ hạn:
26
tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng sang tài khoản tiền gửi của người khác trong và ngoài hệ thống Vietinbank, nhận tiền chuyển đến từ chi trả lương/ chuyển khoản/ nộp tiền mặt, phát hành séc, thanh tốn tiền hàng, phí dịch vụ…).
Khi sử dụng sản phẩm này, khách hàng sẽ không bị hạn chế về số lần gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng và có thể Giao dịch thuận tiện tại bất kỳ điểm giao dịch nào của VietinBank. Tuy nhiên, trong hệ thống Vietinbank, hạn chế của sản phẩm là khi giao dịch liên chi nhánh, khách hàng sẽ chịu một khoản phí. Trong khi một số ngân hàng cổ phần khác khơng có phí này.
Tiết kiệm khơng kỳ hạn thông thường
Phù hợp với nhu cầu: khách hàng có một khoản tiền nhàn rỗi nhưng chưa xác định thời gian sử dụng trong tương lai muốn gửi tiết kiệm để hưởng lãi trên số tiền đó.
Tiện ích của sản phẩm là khách hàng có thể gửi bổ sung hoặc rút tiền (một phần/ toàn bộ) tại bất kỳ thời điểm nào, điểm giao dịch nào trong giờ giao dịch của Vietinbank; được sử dụng để cầm cố vay vốn tại ngân hàng; được lựa chọn hình thức sở hữu (cá nhân, đồng chủ sở hữu); Ủy quyền rút tiền tiết kiệm (từng lần hoặc thường xuyên) cho người khác.
Tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư
Phù hợp với nhu cầu: khách hàng có một khoản tiền nhàn rỗi lớn nhưng chưa xác định thời gian sử dụng trong tương lai muốn gửi tiết kiệm để hưởng lãi trên số tiền đó. Được hưởng lãi suất tăng dần theo số dư tiền gửi.
Tiện ích của sản phẩm này cũng giống như các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm khác.
Tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường:
Phù hợp với nhu cầu: khách hàng có một khoản tiền nhàn rỗi trong một khoảng thời gian xác định và muốn gửi tiết kiệm để hưởng lãi trên số tiền đó. Đây là sản phẩm được khách hàng sử dụng rộng rãi nhất không chỉ ở Vietinbank CN1 mà còn ở hầu hết các NHTM khác.
27
Phù hợp với nhu cầu: khách hàng có một khoản tiền nhàn rỗi tương đối lớn, xác định được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai và muốn hưởng lãi suất cao trên số tiền tiết kiệm. Khi khách hàng gửi tiền trên mức quy định tối thiểu của sản phẩm thì lãi suất tăng dần theo số dư tiền gửi.
Tiết kiệm tích lũy lãi suất cao
Phù hợp với nhu cầu: Cá nhân Việt Nam ở nước ngồi có nhu cầu gửi tiền tích luỹ tại Việt Nam; cá nhân có thu nhập ổn định, có kế hoạch sử dụng một khoản tiền lớn trong tương lai cho bản thân hoặc gia đình như mua nhà đất, xây và sửa chữa nhà ở, cưới hỏi, mua sắm vật dụng, cho con đi du học; bố mẹ gửi tiền cho con, ông bà gửi tiền cho cháu…
Tiền gửi ưu đãi tỷ giá
Tiền gửi ưu đãi tỷ giá là sản phẩm kết hợp dành cho khách hàng bán ng oại tệ tại Vietinbank để gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam , theo đó ngoại tệ của khách hàng được Vietinbank mua với tỷ giá ưu đãi so với tỷ giá niêm yết .
Tiết kiệm kiều hối lãi suất cao
Phù hợp với nhu cầu: Cá nhân người Việt Nam đi xuất khẩu lao động có nhu cầu
chuyển tiền về Việt Nam để gửi tiết kiệm (có kỳ hạn và/ hoặc khơng kỳ hạn) thuộc sở hữu của chính mình.
Kỳ phiếu lãi suất hấp dẫn
Là một loại giấy tờ có giá ngắn hạn do Vietinbank phát hành, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác..
Chứng chỉ tiền gửi lãi suất hấp dẫn
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương thức đơn giản, an tồn và thuận tiện nhất để
kiếm lời từ khoản tiền của mình thì Chứng chỉ tiền gửi của Vietinbank là một giải pháp hoàn hảo. Chứng chỉ tiền gửi của Vietinbank mang lại lãi suất hấp dẫn, an toàn khi biết rõ khoản lãi suất sẽ thu được, và thuận tiện cho những kỳ hạn đầu tư cố định.
28
Tiền lãi Chứng chỉ tiền gửi được trả định kỳ hàng năm, lãi năm thứ nhất thanh toán sau 12 tháng kể từ ngày phát hành, lãi năm thứ hai được thanh toán cùng với gốc vào ngày đến hạn.
2.2. Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –Chi
nhánh 1 TPHCM
2.2.1. Quy mô nguồn vốn tiền gửi
Quy mô nguồn vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn, càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, thơng qua các chính sách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.
Bảng 2.1 : Quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư tại Vietinbank
CN1 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 So sánh 2009 với 2008 So sánh 2010 với 2009 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 Nguồn tiền gửi từ TCKT và dân cư 2.860 3.710 3.691 7.136 5.713 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng 850 29,72 % (19) (0,51%) 3.445 93,33% (1.423) ( (19.94%)
(Nguồn: Báo cáo điều hành hoạt động kinh doanh Vietinbank CN1 từ 2008 đến 2012)
Dựa vào bảng 2.1 ta thấy, giai đoạn 2008-2012 quy mô nguồn vốn tiền gửi của Vietinbank CN1 tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó năm 2011, quy mơ nguồn vốn tiền gửi tại Chi nhánh tăng cao nhất và là năm mà tình hình huy động vốn diễn ra cạnh tranh mạnh mẽ nhất giữa các ngân hàng trên địa bàn thành phố cũng như cả nước.
29
Nhìn chung qua các năm, dù gặp khơng ít khó khăn, Vietinbank CN1 với những nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn đã gia tăng quy mô huy động vốn tiền