Nội dung chuyển đổi sang BCTC theo IFRS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lần đầu chuyển đổi báo cáo tài chính tập đoàn tân tạo từ chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) (Trang 53 - 69)

2.3 .1Thuận lợi

3.2 Nội dung chuyển đổi sang BCTC theo IFRS

Nội dung chuyển đổi từ VAS sang IFRS là một quy trình bao gồm bước 1: so

sánh các chính sách kế tốn theo IFRS có liên quan đến các hạng mục trong BCTC, bước 2: xem xét lại số dư đầu kỳ do lần đầu áp dụng chuẩn mực BCTC theo IFRS, và bước 3: lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu theo IFRS.

Bước 1: So sánh các chính sách kế tốn theo IFRS có liên quan đến các hạng mục trong BCTC của Tập đoàn Tân tạo

Đây là năm đầu tiên Tập đoàn Tân Tạo áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế

do đó các BCTC cần phải được trình bày tuân thủ theo IFRS. Nguyên tắc chung cơ bản IFRS 1 là IFRS có hiệu lực khi một công ty lần đầu tiên trình bày BCTC theo IFRS, kỳ so sánh và báo cáo IFRS kỳ đầu tiên. Điều này có nghĩa rằng Tập đồn Tân Tạo phải áp dụng IFRS cho năm tài chính kết thúc 31 tháng 12 năm 2012, nó phải áp dụng tất cả các IFRS có hiệu lực cho năm 2012 và 2011, và bắt đầu trình bày BCTC vào ngày 1 tháng 1 năm 2011 theo IFRS. Dưới đây là bảng so sánh các chỉ tiêu cần xem xét trước khi chuyển đổi sang IFRS:

Chỉ tiêu Chuyển đổi sang IFRS

Hợp nhất kinh doanh N/A

Tập đồn khơng có hợp nhất kinh doanh trước ngày 1 tháng 1 năm 2011

Giá trị hợp lý hoặc đánh giá lại

N/A

Tập đồn khơng sử dụng mơ hình giá trị hợp lý để đánh giá lại nhà cửa và vật kiến trúc, máy móc và thiết bị. Giá trị còn lại theo VAS là chênh lệch giữa giá gốc và khấu hao tài sản.

Phúc lợi cho nhân viên Trợ cấp thôi việc theo VAS là khoản trợ cấp cho nhân

viên được trích trước vào cuối mỗi kỳ báo cáo cho toàn bộ người lao động đã làm việc tại Công ty được hơn 12 tháng cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 với

mức trích cho mỗi năm làm việc bằng một nửa mức lương bình quân sáu tháng gần nhất theo Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, mức lương bình quân tháng để tính trợ cấp thôi việc sẽ được điều chỉnh vào cuối mỗi kỳ báo cáo theo mức lương bình quân của sáu tháng gần nhất tính đến thời điểm lập báo cáo. Tăng hay giảm của khoản trích trước này sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng giữa niên độ. Loại trợ cấp thất nghiệp này thì khơng giống như bất cứ khoản phúc lợi cho nhân viên theo IFRS, tuy nhiên số tiền không trọng yếu đối với BCTC, nên ghi nhận như khoản phải trả khác.

Cơng cụ tài chính lưỡng tính (bao gồm cơng cụ vốn và nợ phải trả tài chính)

N/A

Tập đồn khơng nắm giữ bất cứ cơng cụ tài chính lưỡng tính nào tại ngày 1 tháng 1 năm 2011.

Tài sản và nợ phải trả của công ty con, công ty liên doanh và liên kết

Các công ty con, liên doanh và liên kết được hợp nhất theo yêu cầu của VAS, khi chuyển sang IFRS thì các công ty này sẽ được hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

Ghi nhận các cơng cụ tài chính

Tại ngày 1 tháng 1 năm 2011, Tập đồn có các loại cơng cụ tài chính như sau:

- Vay và nợ phải thu (bao gồm tài sản và nợ

phải trả)

- Chứng khoán nắm giữ sẵn sàng để bán

Theo VAS, những cơng cụ tài chính này được ghi nhận tại giá trị thấp hơn giữa giá trị có thể thực hiện được và giá trên sổ sách. Khi trình bày báo cáo theo

IFRS thì tất cả các cơng cụ tài chính này nên được đánh giá lại theo chuẩn mực IFRS.

Thanh toán bằng cổ phiếu Tập đồn khơng có bất cứ chương trình thanh tốn

bằng cổ phiếu nào cho nhân viên cũng như nhà cung cấp.

Chi phí bù đắp hoặc chi phí để hồn trả lại hiện trạng ban đầu như các khoản phải trả bao gồm trong giá của Nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị

N/A

Tập đồn khơng có bất cứ nghĩa vụ nào liên quan đến các chi phí để hồn trả lại hiện trạng ban đầu.

Thuê tài chính và th hoạt động

Khơng có sự khác nhau đáng kể giữa VAS và IFRS liên quan đến nghiệp vụ thuê tài chính.

Tập đồn chỉ có một số hợp đồng thuê hoạt động với giá trị nhỏ chủ yếu là thuê mặt bằng và văn phòng Đo lường giá trị hợp lý của

tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

Tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản cho vay và phải thu, các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn và tài sản tài chính sẵn sàng để bán. Tập đoàn quyết định việc phân loại các tài sản tài chính này tại thời điểm ghi nhận lần đầu. Tại thời điểm ghi nhận lần đầu, tài sản tài chính được xác định theo nguyên giá cộng với chi phí giao dịch trực tiếp liên quan đến việc phát hành.

Nợ phải trả tài chính theo phạm vi của Thơng tư 210, cho mục đích thuyết minh trong các BCTC, được phân loại một cách phù hợp thành các nợ phải trả tài chính được ghi nhận thơng qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản nợ phải trả tài chính

được xác định theo giá trị phân bổ. Tập đoàn xác định việc phân loại các nợ phải trả tài chính thời điểm ghi nhận lần đầu.

Tất cả nợ phải trả tài chính được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá cộng với các chi phí giao dịch trực tiếp liên quan đến việc phát hành.

Thanh lý, chuyển đổi các khoản nợ phải trả tài chính và tài sản tài chính

N/A

Khơng có nghiệp vụ xảy ra liên quan đến việc thanh lý hoặc chuyển đổi các khoản nợ phải trả tài chính hay tài sản tài chính tại ngày 1 tháng 1 năm 2011. Kế tốn phịng ngừa rủi ro

(hedging accouting)

N/A

Tập đồn khơng có bất cứ cơng cụ phịng ngừa rủi ro liên quan đến các cơng cụ tài chính.

Các khoản trích trước Các khoản trích trước được ghi nhận cho số tiền phải

trả trong tương lai liên quan đến hàng hóa và dịch vụ đã nhận được khơng phụ thuộc vào việc Tập đồn đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp hay chưa. Việc ghi nhận các khoản trích trước này khơng có sự khác nhau giữa VAS và IFRS.

Chấm dứt ghi nhận tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

N/A

Khơng có các hoạt động Chấm dứt ghi nhận tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính.

Trình bày và cơng bố Hiện nay, Tập đồn trình bày các cơng cụ tài chính và

nợ phải trả tài chính theo thơng tư 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực BCTC Quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với cơng cụ tài chính. Việc trình bày theo VAS là có sự khác biệt lớn so với IFRS

Thơng tin so sánh Tập đồn sẽ áp dụng phương pháp so sánh để trình bày BCTC cho 2 năm 2011 và 2012

Điều chỉnh khi chuyển đổi sang IFRS

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009, Tập đoàn đã áp dụng Thông tư 201/2009/TT- BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009 (“Thông tư 201”) hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá để hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá, theo đó việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản mục tài sản và công nợ tiền tệ ngắn hạn có gốc ngoại tệ được phản ánh ở tài khoản “Chênh lệch tỷ giá” trong khoản mục vốn trên bảng cân đối kế toán. Tại thời điểm 1 tháng 1 năm 2010, một khoản chênh lệch tỷ giá 2,104,235,000 VNĐ được trình bày trên phần chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, khoản chênh lệch tỷ giá này sẽ được điều chỉnh vào lãi do chênh lệch tỷ giá hối đối trong năm theo IFRS.

Ngồi ra, Tập đoàn cũng áp dụng khơng nhất qn chính sách vốn hóa các chi phí lãi vay, một số chi phí lãi vay đủ điều kiện để vốn hóa vào tài sản nhưng lại được ghi nhận vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nên khi trình bày báo cáo theo IFRS thì cần điều chỉnh lại tương ứng.

Khi trình bày BCTC theo IFRS, Tập đoàn đã điều chỉnh lại các sai sót trước khi thực hiện các bước chuyển đổi. Việc điều chỉnh này sẽ được trình bày cụ thể trong các thuyết minh của BCTC

Bước 2: Bảng điều giải lợi nhuận chưa phân phối tại ngày chuyển đổi sang IFRS

Dưới đây là bảng điều giải lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 1 tháng 1 năm 2011 được trình bày theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và điều chỉnh lại theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS:

Bảng 3.1: Bảng điều giải lợi nhuận chưa phân phối tại ngày chuyển sang IFRS

Lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 1 tháng 1 năm 2011

Số dư được trình bày theo VAS 665.396.000

Các khoản điều chỉnh theo IFRS

Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá (2.104.235)

Tăng lãi tiền gửi ngân hàng 92.901.432

Vốn hóa chi phí lãi vay 22.489.895

Tăng thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (29.373.891)

Tổng cộng điều chỉnh 83.913.201

Số dư được trình bày theo IFRS 749.309.201

Bước 3: Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu theo IFRS

Bước 3.1 Chuyển đổi bảng cân đối kế toán từ VAS sang IFRS

Theo chuẩn mức kế toán hiện hữu của Việt Nam tài sản sẽ được liệt kê bắt đầu

từ các tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền và tương đương tiền, tiếp đến là các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao cũng như các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho cho đến các khoản có tính thanh khoản yếu dần như tài sản cố định, tài sản vơ hình. Bên nguồn vốn cũng được liệt kê theo trình tự ngắn hạn giảm dần. Nó bắt đầu bằng các khoản phải trả ngắn hạn đến các khoản phải trả dài hạn và cuối cùng là vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, theo IFRS bảng cân đối kế tốn trình bày ngược lại so với VAS, tức là tính thanh khoản hay ngắn hạn giảm dần.

Căn cứ vào sự khác nhau giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực lập BCTC theo IFRS chúng ta lần lượt điều chỉnh cho các sự khác biệt này:

Tài sản cố định hữu hình và vơ hình

IAS16 cho phép sử dụng mơ hình giá gốc đối với tài sản cố định hữu hình, tài

sản cố định sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế tốn là giá trị cịn lại (nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế). Theo IAS16 đất hay quyền sử dụng đất là tài sản cố định hữu hình chứ khơng phải là Tài sản cố định vơ hình do đó chúng ta sẽ điều chỉnh lại như sau:

GGhi tăng Tài sản cố định hữu hình 15.863.887.367

Ghi giảm Tài sản cố định vơ hình 15.863.887.367

IAS 36 quy định các thủ tục để doanh nghiệp xác định liệu tài sản của doanh

nghiệp có bị suy giảm giá trị hay khơng. Trong bảng đăng ký khấu hao tài sản cố định của Tập đoàn vẫn đang khấu hao 5 chiếc xe dùng cho việc chuyên chở đất, tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2012, giá trị của 5 chiếc xe này là 4,134,302,000 và đã khấu hao 2,124,020,000 VNĐ. Tuy nhiên, hiện tại 5 chiếc xe trên không sử dụng được và đang chờ để thanh lý, giá trị thanh lý ước tính 100,000,000 VNĐ, theo hướng dẫn IFRS thì Tập đồn phải ghi nhận lỗ do giảm giá tài sản như sau:

Ghi tăng Chi phí do giảm giá trị tài sản 1.910.282.000

Ghi giảm Tài sản cố định hữu hình 1.910.282.000

Đầu tư vào công ty liên kết

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Tập đoàn đã dùng phương pháp vốn chủ sở

hữu để hợp nhất BCTC theo VAS do đó khi chuyển đổi sang BCTC theo IFRS khơng có điều chỉnh đối với khoản đầu tư này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với báo cáo riêng tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Tập đoàn vẫn ghi nhận theo giá gốc là VND’000 141.252.00, do đó bút tốn điều chỉnh khi chuyển sang IFRS:

Ghi tăng Đầu tư vào công ty liên kết 4.140.053.989

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước được trình bày theo VAS bao gồm các khoản phải nộp nhà nước như: Phải trả thuế TNDN (76.780.687.374 VNĐ), phải trả thuế GTGT (7.156.948.829), Phải trả thuế TNCN (482.653.412), và các khoản thuế khác (2.526.363.177 VNĐ). Khi chuyển đổi sang IFRS, một phần của chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp nhà nước được trình bày trong chỉ tiêu Phải trả khác:

Ghi giảm Thuế và các khoản phải nộp 10.165.965.418

Ghi tăng Phải trả khác 10.165.965.418

Chênh lệch đánh giá tỷ giá

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 và 31 tháng 12 năm 2011, Tập đoàn đã chuyển sang áp dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hướng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (“CMKTVN số 10”). CHMKTVN số 10 khác với Thông tư 201/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009 (“Thông tư 201”) hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá mà Tập đoàn đã sử dụng trong năm trong năm 2010. Việc Tập đoàn áp dụng CHMKTVN số 10 để đánh giá lại tỷ giá nên khơng có sự khác biệt với cách đánh giá theo IFRS nên khơng có điều chỉnh lien quan đến phần đánh giá lại tỷ giá.

Điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp

Việc điều chỉnh giảm giá tài sản 1.910.282.000 sẽ được điều chỉnh vào chi phí quản lý, một khoản giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ được điều chỉnh như sau:

Ghi giảm Thuế và các khoản phải nộp 477.570.500

Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán sau khi điều chỉnh theo IFRS

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT

Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Đơn vị tính: VNĐ Thuyết minh IFRS 2012 2011 TÀI SẢN TÀI SẢN DÀI HẠN Tài sản cố định hữu hình 9 257,059,065,293 249.043.025.194 Bất động sản đầu tư 10 159,555,338,962 132.923.870.657 Tài sản vơ hình 11 748,431,888 17.658.333.683

Đầu tư vào công ty liên kết 12 145,392,053,989 894.023.899.265

Các khoản phải thu dài hạn 13 1,613,095,640,185 1.935.576.398.084

Tài sản dài hạn khác 19 2,576,448,316,687 1.804.090.424.060

4,752,298,847,004 5.033.315.950.943 TÀI SẢN NGẮN HẠN

Hàng tồn kho 14 2,880,774,115,762 2.411.216.837.321

Các khoản phải thu ngắn hạn 15 2,266,176,049,335 1.519.706.960.972

Chi phí trả trước 16 58,552,362,897 33.076.511.378

Tài sản ngắn hạn khác 17 16,374,538,419 6.955.629.149

Tiền và tương đương tiền 18 30,386,613,638 60.140.399.463

5,252,263,680,051 4.031.096.338.283

Thuyết minh IFRS 2012 2011 VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ NỢ PHẢI TRẢ Vốn góp của chủ sở hữu 20 4.451.518.800.000 3.425.625.650.000 Thặng dư vốn cổ phần 937.452.057.511 1.621.392.607.511 Cổ phiếu quỹ (8.053.570.000) (8.020.280.000)

Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 20 9.154.986.000 9.154.986.000

Lợi nhuận chưa phân phối 20 498.539.694.567 806.083.694.567

Lợi ích cổ đơng thiểu số 11.958.375.699 11.338.072.079

Tổng cộng nguồn vốn 5.900.570.343.777 5.865.574.730.157

Nợ phải trả dài hạn

Vay và các khoản phải trả lãi

vay ngắn hạn 21 1.927.737.373.112 1.019.834.991.396

Dự phòng 22 30.334.369.572 32.437.922.914

Thuế thu nhập hoãn lãi phải

trả 23 142.015.660.940 167.584.212.742

Nợ ngắn hạn

Phải trả người bán và phải trả

khác 24 1.228.635.351.033 944.855.770.037

Vay và các khoản phải trả lãi

vay ngắn hạn 25 492.111.402.145 874.654.147.570 Thuế phải trả 26 76.780.687.374 69.674.319.274 Chi phí trích trước 27 206.377.339.102 89.796.195.136 Tổng cộng nợ phải trả 4.103.992.183.278 3.198.837.559.069 TỔNG CỘNG VCSH 10.004.562.527.055 9.064.412.289.226

Bước 3.2 Báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu

Về cơ bản giống như phần báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong phần thuyết minh BCTC của VAS. Điều lưu ý ở đây là nó phải có mối liên hệ chặt chẽ về các chỉ tiêu của vốn chủ sở hữu giữa số đầu kỳ, cuối kỳ của bảng cân đối kế toán, báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu và số tăng giảm lãi trong kỳ của báo cáo kết quả kinh doanh. Như đã trình bày ở phần trước, vì đây là năm đầu tiên Tập đồn trình bày BCTC theo IFRS nên một số khoản mục được điều chỉnh lại và được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lần đầu chuyển đổi báo cáo tài chính tập đoàn tân tạo từ chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) (Trang 53 - 69)