2.3 .1Thuận lợi
3.1 Một số công việc chuẩn bị cho tiến trình chuyển đổi sang IFRS và niêm yết
3.1.2 Giai đoạn thực hiện
Thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông ngày 2 tháng 5 năm 2008 cho phép Hội đồng quản trị được phép phát hành cổ phiếu các loại, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi hoặc các chứng từ có giá khác với tổng giá trị theo mệnh giá là 4.000 tỷ đồng ra thị trường trong nước và Singapore và/hoặc nước ngoài với số lượng, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành, số lượng cụ thể từng loại chứng khốn, giá cả, chính sách và đối tượng phát hành ủy quyền cho HĐQT toàn quyền quyết định tại thời điểm xin phát hành để đảm bảo tốt nhất cho hoạt động của Tập đoàn, với điều kiện tổng số chứng khoán sẽ được chào bán và niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore tối đa sẽ không vượt quá 200 triệu cổ phần phổ thơng, và/hoặc các loại chứng khốn khác, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về thủ tục niêm yết:
Chọn tư vấn niêm yết, sau một thời gian đấu thầu thì ITA đã lựa chọn JP
Morgan làm nhà tư vấn chính
Lựa chọn thị trường niêm yết: Sigapore
Chọn đơn vị tư vấn và kiểm toán: Ernst & Young Việt Nam
Chuẩn bị BCTC có kiểm tốn cho 3 năm tài chính liền trước theo yêu cầu của
SGX. BCTC trình bày rõ sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và IFRS
Soạn thảo các bản cáo bạch và chuẩn bị các tài liệu theo yêu cầu
Đơn vị tư vấn luật rà sốt lại tồn bộ hoạt động của Tập đồn Tân Tạo trên mọi
khía cạnh để đảm bảo hoạt động Tập đoàn Tân Tạo tuân thủ pháp luật
Thảo luận với SGX về các yêu cầu Tập đoàn Tân Tạo cần phải tuân thủ sau khi
niêm yết và hướng giải quyết những vấn đề có thể phát sinh do sự khác biệt giữa quy định của Việt Nam và Singapore
Hoàn tất hồ sơ và gửi tới SGX
Tập đồn Tân Tạo đã có q trình chuẩn bị và làm quen với vấn đề minh bạch thông tin, đặc biệt là doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn HOSE từ năm 2007, đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp này làm quen với vấn đề công bố và minh bạch thông tin.
Về công tác chuẩn bị báo cáo tài chính theo IFRS:
Nhận thức được tính phức tạp khi chuyển đổi sang BCTC theo IFRS, Ban giám đốc và Tập đoàn Tân Tạo đã xây dựng một số hệ thống và khuân mẫu báo cáo phục vụ BCTC theo IFRS như sau:
i) Hệ thống theo dõi quản lý rủi ro
Từ cuối năm 2008 trước khi thông tư 210/2012 – TTBC ban hành, Tập đoàn Tân Tạo đã xây dựng được hệ thống theo dõi quản lý rủi ro về thị trường bất động sản, rủi ro về giá cổ phiếu, rủi ro về hàng hóa được thực hiện thường xuyên liên tục và được thuyết minh đầy đủ vào trong các báo cáo tài chính trong các năm 2011 và 2012.
(ii) Hệ thống theo dõi giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của các cơng cụ tài chính
Tập đồn Tân tạo là một trong các công ty niêm yết có mức vốn hóa lớn trên thị trường do đó giá trị của các cơng cụ tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong báo cáo tài chính bao gồm cổ phiếu, các khoản đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn… Bên cạnh trình bày các cơng cụ tài chính này theo VAS, Tập đồn đã tuân thủ nghiêm ngặt quy định và yêu cầu của các chuẩn mực IFRS bằng cách đánh giá lại theo giá trị hợp lý vào thời điểm cuối kỳ (được kiểm tra lại bởi kiểm toán độc lập)
(iii) Đánh giá lại giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu dài hạn
Hàng tồn kho của Tập đồn Tân Tạo bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chi phí làm đường và xây dựng hệ thống thốt nước, chi phí trồng cây xanh, lãi vay vốn hóa và các cơ sở hạ tầng khác phát sinh để đưa các lô đất và hạ tầng liên quan vào sử dụng. Giá gốc của đất và hạ tầng liên quan chưa bán được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Đến thời điểm cuối kỳ số dư của hàng tồn kho sẽ được đánh giá lại theo giá thị trường và ghi nhận vào giá vốn hàng bán theo IFRS.
(iv) Đối chiếu sự khác nhau giữa IFRS và VAS
Việc đối chiếu sự khác nhau giữa IFRS và VAS được thực hiện như một quy trình nội bộ bắt buộc vào thời điểm cuối năm tài chính.
(v) Đào tạo nhân viên nội bộ
Đào tạo nhân viên nội bộ được xem là vấn đề then chốt trong quá trình chuyển đổi sang IFRS. Vì vậy, doanh nghiệp đã có kế hoạch đào tạo tập huấn nhân viên hiểu biết về IFRS thông qua Ernst Young.