PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (internet banking) tại việt nam (Trang 29 - 34)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Trong chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết, mơ hình nghiên cứu và các giả

thuyết. Chương 3 sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để đánh giá các

thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình nghiên cứu trên cở sở các giả thuyết đề ra. Chương này gồm bốn phần chính: (1) thiết kế nghiên

cứu, (2) các thang đo đo lường khái niệm nghiên cứu và (3) giới thiệu nghiên cứu

chính thức.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bản phỏng vấn; (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát cũng như ước lượng và kiểm định mơ hình.

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu định tính là nhằm hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài, xây dựng bản phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt

Nam. Từ mục tiêu ban đầu, cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng được bản phỏng vấn

sơ bộ. Tuy nhiên bản phỏng vấn sơ bộ có thể khơng phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu

đối với 10 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến trên địa

bàn TP.HCM. Dàn bài câu hỏi nghiên cứu định tính được trình bày tại Phụ lục 01. Cơng cụ chính trong thu thập dữ liệu là thảo luận giữa tác giả và đối tượng

khảo sát, bao gồm thảo luận tay đơi và thảo luận nhóm.

Quy trình nghiên cứu định tính được tiến hành như sau: Đầu tiên tác giả tiến hành phỏng vấn tay đôi, tác giả chọn đối tượng khảo sát thứ 1, thảo luận với họ để thu thập dữ liệu cần thiết. Tiếp theo, tác giả chọn đối tượng khảo sát thứ 2 để thu

thập dữ liệu từ họ và tác giả cũng đã phát hiện ra một số thông tin có ý nghĩa cho đề tài nhưng khác với người thứ 1. Và tác giả tiếp tục việc phỏng vấn tương tự lần lượt

với người thứ 3 và thứ 4 và phát hiện một số thơng tin có ý nghĩa khác với người thứ 1 và thứ 2. Tiếp tục đến người thứ 5 thì hầu như khơng có gì khác biệt thêm. Điều đó cũng có nghĩa đến đây việc phỏng vấn thêm đã bị bão hịa, sẽ khơng có

thơng tin mới nữa nếu tiếp tục phỏng vấn.

Ngoài ra, để có thể đào sâu nguồn thơng tin có ý nghĩa cũng như phát hiện thêm các thông tin mới lạ khác, tác giả tiến hành chọn nhóm nhỏ để tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm nhỏ này bao gồm 5 thành viên, đặc điểm của nhóm này là các

thành viên không quen biết nhau một cách sâu sắc và họ chưa từng tham gia thảo luận về chủ đề tương tự trong khoảng 1 năm trở lại đây.

Kết quả bảng phỏng vấn sơ bộ của nghiên cứu định tính được trình bày tại

Phụ lục 03. Kết quả khảo sát định tính cho thấy, hầu hết các khách hàng đều hiểu được các câu hỏi của người phỏng vấn nêu ra. 100% khách hàng đồng ý rằng những

từ ngữ được sử dụng trong bài phỏng vấn được họ nghe qua và sử dụng.

Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính tác giả đã hồn thiện bảng câu hỏi

phỏng vấn định lượng và tiến hành khảo sát 234 khách hàng nhằm thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu, ước lượng và kiểm định mơ hình. Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức được trình bày ở Phụ lục 2 dùng cho nghiên cứu định lượng

3.1.2 Nghiên cứu định lượng

Mẫu nghiên cứu: theo Hair và cộng sự (1998) trích trong Nguyễn Đình Thọ

(2011), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát cần thiết để thu thập bộ dữ liệu. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo cơng thức: n>=8m+50

Trong đó: n: cỡ mẫu.

m: số biến quan sát của mơ hình.

Tác giả chọn mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Tác giả gửi bảng câu hỏi bằng cách phát trực tiếp và gửi email đến những người đang làm tại công sở, sinh viên, những người làm việc tại nhà…

Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào thang đo đã sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại thị trường nước ngồi. Vì vậy chúng ta được sử dụng nghiên

cứu định lượng sơ bộ để đánh giá thang đo.

Sau khi thu thập, các bản phỏng vấn được xem xét và loại đi những bản phỏng vấn không đạt u cầu, sau đó mã hố, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng SPSS

16.0. Với phần mềm SPSS, thực hiện phân tích dữ liệu thơng qua các công cụ như thống kê mô tả, bảng tần số, đồ thị, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy.

Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Phỏng vấn sơ bộ

Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn chính thức Nghiên cứu định lượng (n=234)

• Khảo sát 234 người

• Mã hố, nhập liệu

• Làm sạch dữ liệu

• Thống kê mơ tả

• Phân tích Cronbach’s Alpha

• Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

• Phân tích hồi quy

3.2 Thang đo

Có năm khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: (1) ý định hành vi, (2) điều kiện thuận lợi, (3) động cơ thỏa mãn, (4) giá trị của giá cả và (5) thói quen

Thang đo Điều kiện thuận lợi và Ý định hành vi dựa vào lý thuyết và thang đo của mơ hình UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003) và các thang đo còn lại là Động cơ thỏa mãn, Giá trị của giá cả và Thói quen được sử dụng trong mơ hình UTAUT2 của tác giả Venkatesh và cộng sự (2012).

3.2.1. Thang đo ý định hành vi:

Thang đo ý định hành vi bao gồm 3 biến quan sảt, được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003):

Ký hiệu Tên gọi

YD11 Tơi có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong thời gian tới.

YD12 Tôi luôn sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến để thực hiện các giao dịch ngân hàng.

YD13 Tơi có kế hoạch sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong thời gian tới.

3.2.2. Thang đo điều kiện thuận lợi

Thang đo điều kiện thuận lợi gồm ba biến quan sát phản ánh những điều kiện vật chất và kiến thức hiện có để sử dụng dịch vụ (Venkatesh và cộng sự, 2003).

Ký hiệu Tên gọi

DK11 Tơi có đủ kiến thức để sử dụng ngân hàng trực tuyến.

DK12 Tơi có thiết bị được trang bị internet để sử dụng ngân hàng trực tuyến.

DK13 Tơi có thể nhận được sự hỗ trợ từ người khác khi sử dụng ngân hàng trực tuyến.

3.2.3. Thang đo động cơ thỏa mãn

Thang đo này gồm ba biến quan sát đo lường mức độ thích thú khi sử dụng

Ký hiệu Tên gọi

TM21 Tôi cảm thấy thích thú khi sử dụng ngân hàng trực tuyến.

TM22 Tôi cảm thấy chuyên nghiệp hơn khi sử dụng ngân hàng trực tuyến.

TM23 Tôi cảm thấy vui vẻ khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến

3.2.4. Thang đo giá trị của giá cả

Thang đo Giá trị của giá cả bao gồm 3 biến quan sát, được phát triển bởi

Venkatesh và cộng sự (2012):

Ký hiệu Tên gọi

GT31 Tơi thấy dịch vụ ngân hàng trực tuyến có giá cả hợp lý.

GT32 Tôi thấy dịch vụ ngân hàng trực tuyến có giá trị xứng đáng với chi phí bỏ ra.

GT33 Với giá cả hiện tại, dịch vụ ngân hàng trực tuyến cung cấp dịch vụ tương đối tốt.

3.2.5. Thang đo thói quen.

Thang đo Thói quen bao gồm 3 biến quan sát, được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2012):

Ký hiệu Tên gọi

TQ41 Việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến là một thói quen của tôi.

TQ42 Tôi nghiện sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

TQ43 Tôi phải sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

3.3 Tóm tắt

Đề tài này sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn sơ bộ để khám phá biến mới và hoàn chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn. Phương pháp nghiên

cứu định lượng với kích thước mẫu là 234 người. Kỹ thuật phân tích chính sử dụng trong đề tài là phân tích nhân tố và phân tích hồi quy. Đối tượng khảo sát là các

khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Tp Hồ Chí Minh. Có 5 thang đo được sử dụng với 15 biến quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (internet banking) tại việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)