.2 Kết quả phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (internet banking) tại việt nam (Trang 38 - 41)

STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố 1 2 3 4 5 1 YD11 .848 Ý định sử dụng (YD) 2 YD12 .689 3 YD13 .842 4 DK11 .796

Điều kiện thuận lợi (DK)

5 DK12 .757 6 DK13 .816 7 TM21 .770 Động cơ thỏa mãn (TM) 8 TM22 .769 9 TM23 .753 10 GT31 .857

Giá trị giá cả (GTRI)

11 GT32 .829 12 GT33 .875 13 TQ41 .863 Thói quen (TQ) 14 TQ42 .794 15 TQ43 .879

Nhóm các nhân tố trích được bao gồm:

• Nhân tố thứ nhất gồm 3 biến quan sát:

YD11: Tơi có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong thời gian tới.

YD12: Tôi luôn sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến để thực hiện các giao dịch ngân hàng.

YD13: Tơi có kế hoạch sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong thời gian tới.

• Nhân tố thứ hai gồm 3 biến quan sát:

DK11: Tơi có đủ kiến thức để sử dụng ngân hàng trực tuyến.

DK12: Tơi có thiết bị được trang bị internet để sử dụng ngân hàng trực tuyến.

DK13: Tơi có thể nhận được sự hỗ trợ từ người khác khi sử dụng ngân hàng trực tuyến.

Nhân tố này được đặt tên là Điều kiện thuận lợi (DK)

• Nhân tố thứ ba gồm 3 biến quan sát:

TM21: Tôi cảm thấy thích thú khi sử dụng ngân hàng trực tuyến.

TM22: Tôi cảm thấy chuyên nghiệp hơn khi sử dụng ngân hàng trực tuyến.

TM23: Tôi cảm thấy vui vẻ khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến Nhân tố này được đặt tên là Động cơ thỏa mãn (TM)

• Nhân tố thứ tư gồm 3 biến quan sát:

GT31: Tôi thấy dịch vụ ngân hàng trực tuyến có giá cả hợp lý.

GT32: Tơi thấy dịch vụ ngân hàng trực tuyến có giá trị xứng đáng với chi phí bỏ ra.

GT33: Với giá cả hiện tại, dịch vụ ngân hàng trực tuyến cung cấp dịch vụ tương đối tốt.

Nhân tố mới này được đặt tên là Giá trị của giá cả (GTRI)

• Nhân tố thứ năm gồm 3 biến quan sát:

TQ41: Việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến là một thói quen của tơi.

TQ42: Tôi nghiện sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

TQ43: Tôi phải sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Nhân tố mới trích được này đặt tên là Thói quen (TQ).

4.3 Phân tích hồi quy

Tiến hành phân tích hồi quy cho các biến độc lập, biến điều tiết Thói quen và biến kiểm sốt Tuổi và Giới tính của mơ hình. Theo Cronbach (1987), để tránh hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi phân tích hồi quy có biến điều tiết ta phải tính chuẩn trung bình của biến điều tiết và biến độc lập. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy thứ

bình của từng biến độc lập và biến điều tiết, bước 3: đưa biến kiểm soát Tuổi và

Giới tính vào mơ hình. Ta biện luận kết quả phân tích hồi quy.

4.3.1 Phân tích hồi quy mối quan hệ giữa các biến độc lập là DK, TM, GTRI và biến phụ thuộc là YD ta có kết quả như sau:

Kết quả phân tích hồi quy ba biến độc lập Điều kiện thuận lợi, Động cơ thỏa

mãn và Giá trị của giá cả lên biến phụ thuộc Ý định tiếp tục sử dụng cho thấy hệ số xác định R2 = 0.063 và R2 điều chỉnh = 0.051. Chúng ta thấy R2 điều chỉnh < R2 vì biến Động cơ thỏa mãn khơng giải thích thêm cho biến Ý định tiếp tục sử dụng.

Kiểm định F (Bảng Anova) cho thấy mức ý nghĩa sig = 0.002. Như vậy mơ hình hồi quy phù hợp. Hay nói cách khác, các biến độc lập giải thích được khoảng 5.1%

phương sai của biến phụ thuộc.

Trọng số hồi quy chuẩn hóa của biến DK là 0.174 mang dấu dương, giá trị sig = 0.010 < 0.05 có ý nghĩa thống kê, VIF < 2 đạt yêu cầu, nên ta có thể khẳng định

Điều kiện thuận lợi có tác động cùng chiều lên Ý định tiếp tục sử dụng. Vậy ta kết

luận Điều kiện thuận lợi tác động có ý nghĩa lên Ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ

ngân hàng trực tuyến của khách hàng. Chấp nhận giả thuyết H1.

Trọng số hồi quy chuẩn hóa của biến TM là – 0.021 mang dấu âm, trái ngược với mơ hình giả thuyết đề ra, giá trị sig = 0.751 > 0.05 khơng có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào các hệ số tương quan, chúng ta thấy hệ số tương quan Pearson r = 0.037, như vậy biến TM và YD có quan hệ cùng chiều với nhau. Nhìn vào hệ số tương quan từng phần có giá trị là -0.021 và tương quan bán phần là - 0.02. Điều này có nghĩa là 2 biến cịn lại là DK và GTRI đã giải thích cho phần mà TM giải thích cho YD. VIF < 2, một cách tổng quát là đạt yêu cầu. Vì vậy ta không thể kết luận động cơ thỏa mãn khơng có tác động vào ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, mà động cơ thỏa mãn đã được thể hiện trong Điều kiện

thuận lợi và Giá trị của giá cả. Bác bỏ giả thuyết H2.

Trọng số hồi quy chuẩn hóa của biến GTRI là 0.0142 mang dấu dương, giá trị sig = 0.037 < 0.05 có ý nghĩa thống kê, giá trị VIF trong phân tích hồi quy < 2, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Nên ta có thể khẳng định Giá trị của giá cả

có tác động cùng chiều lên Ý định tiếp tục sử dụng. Vậy ta kết luận Giá trị của giá cả tác động có ý nghĩa lên Ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Chấp nhận giả thuyết H3.

Chúng ta thấy biến DK và biến GTRI có tác động cùng chiều vào YD vì trọng số hồi quy chuẩn hóa của hai biến này có ý nghĩa thống kê. Ta thấy trọng số hồi quy chuẩn hóa của biến DK là 0.174, trọng số hồi quy chuẩn hóa của biến GTRI là 0.142, vậy biến DK tác động vào YD mạnh hơn biến GTRI tác động vào YD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (internet banking) tại việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)