Giải pháp do VietinBank thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 54 - 61)

3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SINH LỢI CỦA VIETINBANK

3.2.1. Giải pháp do VietinBank thực hiện

Các giải pháp do Vietinbank thực hiện tập trung vào các giải pháp tác động đến các yếu tố bên trong của VietinBank nhằm nâng cao hiệu quả về tài chính của ngân hàng. Các giải pháp này đƣợc chia thành 2 nhóm giải pháp chính là: nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro và nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (tăng thu nhập và giảm chi phí).

3.2.1.1 Nhóm giải pháp nâng cao khả năng quản lý rủi ro

Với đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam, cơ cấu tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản có của các ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây trƣớc những ảnh hƣởng tiêu cực của nền kinh tế việc nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và giảm thiểu nợ xấu là một trong những giải pháp trọng tâm để cải thiện năng lực tài chính qua đó tạo điều kiện cho VietinBank ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ sinh lợi. Một số giải pháp có thể thực hiện cụ thể nhƣ sau:

Thực hiện xây dựng hệ thống thẩm định và phê duyệt tín dụng theo mơ hình tập trung: trong giai đoạn trƣớc, VietinBank có sự phân quyền trong việc thẩm định

và phê duyệt tín dụng cho các Chi nhánh với mức độ ủy quyền khá cao. Điều này có thể mang lại sự thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng và Chi nhánh tuy nhiên lại dẫn đến nhiều thiếu sót trong q trình thẩm định và phê duyệt tín dụng. Những thiếu sót này có thể do nguồn lực bị giới hạn trong phạm vi Chi nhánh hoặc do rủi ro đạo đức, quan điểm, nhận thức của lãnh đạo Chi

nhánh đó. Do đó, việc quản lý tín dụng theo mơ hình tập trung đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là một giải pháp tốt để nâng cao chất lƣợng tín dụng. Một hệ thống kiểm soát và phê duyệt tập trung sẽ nâng cao chất lƣợng thẩm định bởi ở đây sẽ tập hợp những nguồn lực ƣu tú nhất có khả năng cũng nhƣ kinh nghiệm để quản lý và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng hoạt động tín dụng.

Thành lập cơ chế quản lý tín dụng với nhiều luồng kiểm soát, bao gồm kiểm

soát trƣớc và trong khi cấp tín dụng (hệ thống phê duyệt tập trung), kiểm sốt sau khi cấp tín dụng (hệ thống kiểm tốn tn thủ nội bộ), kiểm soát chung hoạt động tình hình tăng trƣởng tín dụng cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến tín dụng (hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh) nhằm quản trị một cách tồn diện, sâu sát tới hoạt động tín dụng qua đó có thể phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro phát sinh nợ xấu ở mức thấp nhất.

Kiên quyết xử lý triệt để, kịp thời nợ xấu, nợ cần chú ý có khả năng chuyển qua nợ xấu: thành lập bộ phận chuyên biệt quản lý nợ cần chú ý từ các Chi nhánh

đến Trụ sở chính, báo cáo hàng ngày cho Ban lãnh đạo tình hình nợ của tồn hệ thống tạo cơ sở để Ban lãnh đạo đƣa ra các quyết định xử lý kịp thời. Mặt khác, đối với nợ xấu khơng có khả năng thu hồi, thực hiện nhanh chóng, quyết liệt các biện pháp xử lý tài sản hoặc bán nợ xấu cho tổ chức khác chuyên về xử lý nợ xấu để thu hồi nguồn vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Quản lý rủi ro hoạt động hướng theo tiêu chuẩn của Basel II: thông qua cơ cấu

tổ chức, hệ thống quản lý theo các chuẩn mực quốc tế, việc này cần thực hiện theo từng giai đoạn và lộ trình cụ thể thơng qua việc học tập các kinh nghiệm về quản trị rủi ro của các ngân hàng trên thế giới. Việc này địi hỏi phải có một q trình và VietinBank cần thành lập một dự án đổi mới ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, gửi các đồn cơng tác thực hiện nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm tại một số nƣớc phát triển nhƣ M , châu Âu, Nhật Bản. Xây dựng lộ trình áp dụng

theo từng giai đoạn 3 năm, 5 năm, 10 năm và việc áp dụng phải thực hiện một cách chọn lọc và phù hợp trong điều kiện thực tế tại VietinBank.

3.2.1.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Các giải pháp thuộc nhóm này chủ yếu hƣớng đến việc nâng cao thu nhập (tạo đến nhiều nguồn thu hơn cho ngân hàng) và cắt giảm chi phí (trên cơ sở nâng cao năng suất, hợp lý hóa hoạt động) qua đó làm gia tăng hiệu quả sinh lợi của ngân hàng.

Tăng vốn điều lệ/vốn tự có

Việc tăng vốn điều lệ/vốn tự có là tiền đề để ngân hàng có thể tăng quy mô hoạt động, tăng cƣờng khả năng chống đỡ rủi ro, tạo điều kiện đẩy mạnh, phát triển hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng. Việc tăng vốn điều lệ có thể thực hiện bằng một số phƣơng pháp sau:

Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại. Đây là nguồn vốn

bổ sung có ƣu điểm là khơng phụ thuộc vào tình hình thị trƣờng vốn, khơng phải chịu một chi phí sử dụng vốn cao nhƣng nhƣợc điểm là lƣợng vốn bổ sung này thƣờng là nhỏ và ảnh hƣởng trực tiếp đến cổ tức của cổ đông mỗi năm. Do đó, đối với lợi nhuận giữ lại ngân hàng cần có một kế hoạch dài hạn với một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại hợp lý qua từng năm để bổ sung cho vốn tự có của mình.

Tăng vốn bằng việc phát hành cổ phiếu. Biện pháp này có thể làm tăng sự tự

chủ về tài chính của ngân hàng trong tƣơng lai nhƣng chi phí phát hành cao hơn các phƣơng thức khác và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế tại từng thời điểm mà biện pháp này mới có thể đƣợc sử dụng nhằm đem lại hiệu quả tối ƣu.

Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi. Biện pháp này có ƣu điểm nhƣ

lãi suất thấp, tránh đƣợc sự gia tăng số lƣợng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trƣờng. Nhƣng bên cạnh đó, nó cũng có nhƣợc điểm khi trái phiếu đƣợc

chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số cổ phiếu lƣu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng.

Bán cổ phần cho một số đối tác chiến lược nước ngoài. Đây là biện pháp đã

đƣợc khá nhiều các ngân hàng sử dụng nhƣ ACB với đối tác chiến lƣợc là Standard Chartered Bank, Sacombank với ANZ, Techcombank với HSBC, Eximbank với Sumitomo Mitsui Bank hay Vietcombank với Mizuho Bank (MHCB). Các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi sẽ mang đến một làn sóng mới những sự thay đổi trong tƣ duy chiến lƣợc, trong cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh, trong khả năng quản lý, quản trị… sẽ tạo nên những bƣớc phát triển nhanh và mạnh hơn cho các ngân hàng đồng thời sẽ góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

Đối với VietinBank, hai giải pháp có thể thực hiện đƣợc trong giai đoạn tới là

tăng vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại và bán cổ phần cho các đối tác nƣớc ngoài. Hiện tại, với nguồn lợi nhuận sau thuế hàng năm khá lớn vào khoảng 6000- 7000 tỷ đồng sẽ là nguồn bổ sung tăng vốn khá hữu hiệu đối với VietinBank. Mặt khác, việc tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc cũng là giải pháp khả thi đối với VietinBank trong thời gian tới. VietinBank hiện đang có đối tác chiến lƣợc là IFC và ngƣời có liên quan tuy nhiên tỷ lệ sở hữu cổ phẩn chỉ vào khoảng 10%. Cuối năm 2012, VietinBank đã ký kết hợp đồng đầu tƣ chiến lƣợc với The Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, Ltd. (BTMU) qua đó cơ cấu cổ đơng Nhà nƣớc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 65%. Trong các năm tiếp theo, VietinBank có thể đệ trình xin chủ trƣơng nhằm tiếp tục bán cổ phần cho các đối tác chiến lƣợc hƣớng tới cổ đông nhà nƣớc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 51% trong cơ cấu cổ đơng ngân hàng qua đó bổ sung nguồn vốn để ngân hàng có thể phát triển và ngày càng vƣơn xa.

Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và bộ máy lãnh đạo nói riêng

Hiện tại, việc phân bố nguồn nhân lực hiệu quả đang là mục tiêu mà mọi ngân hàng đều hƣớng tới để có thể tận dụng tối đa khả năng của nhân viên đồng thời nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.

 Đối với việc phân bổ, đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực: tiến hành khảo sát đánh giá về nhân sự một cách thƣờng xuyên định kỳ tối thiểu 3 tháng/lần thông qua các phần mềm quản lý nguồn nhân lực, dịch vụ tƣ vấn về quản trị nhân lực của một số đối tác nƣớc ngồi, qua đó thực hiện việc cơ cấu, sắp xếp nhân sự một cách hợp lý phù hợp với khả năng đáp ứng công việc.

 Đối với nhân sự toàn hệ thống:

 Thực hiện chế độ kiểm tra kiến thức nghiệp vụ hàng quý kèm theo mức thƣởng phù hợp để động viên CBNV thƣờng xuyên trao đổi, học tập về nghiệp vụ, nâng cao năng lực của từng cá nhân.

 Tổ chức các buổi đào tạo trực tiếp, trực tuyến thơng qua hệ thống máy tính để cập nhật kịp thời các chỉ đạo hoạt động.

 Xây dựng cơ chế tiền lƣơng theo hệ thống chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI để đánh giá toàn diện năng lực của từng cán bộ để có mức lƣơng thƣởng xứng đáng.

 Đối với nhân sự lãnh đạo: Bên cạnh chế độ lƣơng thƣởng hợp lý thì các chế độ đãi ngộ khác nhƣ: xe đƣa đón, mua nhà dự án do VietinBank tài trợ với giá ƣu đãi, chăm sóc sức khỏe định kỳ tại các trung tâm y tế cao cấp là yếu tố tạo nên sự gắn bó lâu dài với ngân hàng, phục vụ cho sự nghiệp phát triển chung.  Đẩy nhanh áp dụng khoa học công nghệ, và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

cung cấp trên nền tảng công nghệ hiện đại

Công nghệ thơng tin đƣợc xem nhƣ một xu hƣớng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại thập niên vừa qua, là yếu tố giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh

tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cƣờng năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tăng vịng quay tiền tệ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đồng vốn xã hội. Theo kinh nghiệm của các Ngân hàng nƣớc ngoài, yếu tố cơng nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng, một kinh nghiệm quý báu để tăng đáng kể hiệu quả hoạt động.

Đối với VietinBank, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào cơng tác tín dụng là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu để giải quyết nhanh chóng hồ sơ, tạo điều kiện cho việc tiếp cận khách hàng và chiếm lĩnh thị trƣờng. Do đó, dự án cải tiến quy trình cấp tín dụng thơng qua phần mềm máy tính có thể là một giải pháp. Mơ hình của quy trình có thể hiểu đơn giản là cán bộ quan hệ khách hàng tiếp xúc, tìm hiểu thơng tin khách hàng và nhập vào chƣơng trình kiểm sốt tín dụng, lãnh đạo có thể xem thơng tin tín dụng của khách hàng có thể bằng máy tính bảng và thực hiện phê duyệt trực tiếp từ xa. Việc này sẽ rất thuận tiện do lãnh đạo thƣờng xuyên đi công tác, đi họp…nhƣng vẫn có thể phê duyệt tín dụng đồng thời giảm dần và tiến tới bỏ hẳn việc phê duyệt trên giấy tốn khá nhiều thời gian và chi phí.

Ngồi ra, việc đa dạng hóa sản phẩm trên nền tảng công nghệ hiện đại là xu thế của thời đại hiện nay. Cuộc sống công nghiệp khiến con ngƣời phát sinh nhiều nhu cầu khác nhau về tài chính đồng thời yêu cầu khi giao dịch với ngân hàng là nhanh chóng, dễ dàng có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. VietinBank có thể triển khai việc chuyển tiền thông qua tài khoản trực tuyến, mua thẻ điện thoại trả trƣớc, thanh tốn hóa đơn, gửi tiết kiệm trực tuyến…chỉ thơng qua một kênh thanh tốn có kết nối với tài khoản của khách hàng..

Xây dựng thương hiệu và mở rộng kênh phân phối, mạng lưới hoạt động

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cơng tác quảng bá hình ảnh ngân hàng qua các phƣơng thức xây dựng thƣơng hiệu : quảng cáo, tài trợ, khuyến mãi, các hoạt động

hàng bán lẻ hàng đầu, hiện đại trong công nghệ, chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng và hƣớng tới mục tiêu vì cộng đồng. Ngồi ra, VietinBank cũng cần tập trung vào việc quảng bá triết lý kinh doanh của mình. Đó chính là những tƣ tƣởng phản ánh thực tiễn của ngân hàng, thể hiện những cam kết, những lợi ích mà ngân hàng mang lại. Triết lý kinh doanh phải phản ánh đƣợc vai trò, vị thế ngân hàng và các ý tƣởng mà ngân hàng muốn thực hiện. Một số triết lý kinh doanh hay của các ngân hàng nổi tiếng trên thế giới đƣợc thể hiên qua slogan nhƣ : HSBC – “ The world’s local bank” (Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phƣơng); Citibank – “ The city never sleep” (với hàm ý phục vụ khách hàng bất kỳ thời gian nào).

Đối với việc xây dựng hệ thống kênh phân phối, bên cạnh các điểm giao dịch, phân phối truyền thống, VietinBank cần chú trọng đến việc phát triển các kênh phân phối hiện đại nhƣ ngân hàng qua máy tính (PC Banking / Home Banking) hay ngân hàng qua điện thoại (Telephone Banking):

Ngân hàng qua máy tính (PC Banking / Home Banking): Xuất phát từ xu hƣớng

và khả năng phổ cập của máy tính cá nhân, khả năng kết nối internet mà VietinBank có thể đƣa ra các dịch vụ để khách hàng có thể sử dụng nhƣ đặt lệnh, thực hiện thanh tốn, truy vấn thơng tin… Việc sử dụng kênh phân phối này an toàn, tiết kiệm chi phí thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng. Một ví dụ điển hình là tài khoản tiết kiệm trực tuyến của HSBC đã thu hút trên 1tỷ USD tiền gửi chỉ trong hai tháng đầu tiên sau khi triển khai chƣơng trình ngân hàng trực tuyến tại M , qua chƣơng trình này HSBC đã mở rộng hoạt động tới 7 bang của nƣớc M và cả bang Colombia, nơi đã có các chi nhánh ngân hàng bán lẻ của M . Hiện nay HSBC đã có thể tiếp cận các khách hàng trên toàn bộ nƣớc M , thị trƣờng mà trƣớc đây HSBC chƣa hề có mặt.

Ngân hàng qua điện thoại (Telephone Banking): Với xu thế bùng nổ các thuê

bao di động nhƣ ngày nay tại thị trƣờng Việt Nam thì đây là một kênh phân phối hiệu quả, tiềm năng mà VietinBank cần tập trung khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 54 - 61)