Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi
bảng câu hỏi được hiệu chỉnh ở bước nghiên cứu định tính trở thành bảng câu hỏi
chính thức thì tiến hành thực hiện thu thập dữ liệu. Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mơ hình.
Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn
cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khơng xác định được sai số do lấy mẫu.
Kích cỡ mẫu nghiên cứu dựa theo công thức của Tabachnick N≥50 +8p, với p là
số biến độc lập (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499). Mơ hình có 4 biến độc lập nên
kích thước mẫu tối thiểu là 82 mẫu. Tác giả muốn có số lượng mẫu nhiều hơn để
kết quả xử lý có ý nghĩa hơn. Vì vậy, tác giả tiến hành gửi 300 bảng câu hỏi trực
tiếp đến khách hàng.Với đối tượng nghiên cứu là những người đã đi làm việc tuổi từ
22 tuổi trở lên. Việc khảo sát được tiến hành bằng việc phối hợp các phương pháp
gồm: thiết kế bảng câu hỏi trực tuyến trên Internet thông qua ứng dụng google doc
và gửi vào địa chỉ email để đối tượng khảo sát trả lời trực tuyến và thông tin được
ghi vào cơ sở dữ liệu, phát bảng câu hỏi đã được in sẵn đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất. Kết quả, sau khi nhập số liệu và làm sạch số liệu
tác giả thu thập được 205 mẫu hợp lệ. Như vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để
xử lý là 205.
(Chi tiết đặc điểm mẫu xem tại chương 4)
Địa điểm nghiên cứu: TP Hồ Chí Minh.
Thời gian: Từ 6/2013 ~ 10/2013.
Các mẫu trả lời được chọn sẽ nhập vào chương trình SPSS 20.0 và phân tích dữ
liệu.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Nghiên cứu sử dụng nhiều cơng cụ phân tích dữ liệu: kiểm định thang đo bằng
hệ số tin cậy Cronbach Alpha và loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến và
tổng nhỏ. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) loại bỏ các biến có thơng số
nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (factor loading) và các phương sai
trích được. Sau đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mơ hình bằng phân tích tương quan hệ số Pearson và xây dựng mơ hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết.
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6. Hệ số tương quan biến -
tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong
cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của một biến với các
biến khác trong nhóm càng cao. Hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Theo
Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và đương nhiên bị loại ra khỏi thang đo.
Độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant validity)
của thang đo được đánh giá sơ bộ thơng qua phân tích nhân tố EFA. Để thang đo đạt
giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.4 trong một nhân tố. Để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải phải lớn hơn hoặc bằng 0.3.
Số lượng nhân tố: số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại
diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì
những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mơ hình nghiên cứu.
Tóm tắt chương 3
Trong chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng và đánh giá các thang đo và mơ hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Nghiên cứu định tính sử dụng kĩ thuật thảo luận tay đôi để khám phá các yếu tố rủi ro tác động ý định MHĐTTT tại TP. HCM. Nghiên cứu chính thức (định lượng) được tiến hành bằng khảo sát trực tiếp với kích cỡ mẫu n = 205. Ý định MHĐTTT được đo lường thông qua 4 thành phần gồm 25 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành mã hoá, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 20.0 để phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu bao gồm: kết quả đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả mẫu