Cảmbiến đo lường: gồ m2 phần:

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống điều khiển tự động hệ chưng cất condensate (Trang 125 - 128)

- Dạng quá trình quá độ Không

5.2.1.1.Cảmbiến đo lường: gồ m2 phần:

9 G R L th

5.2.1.1.Cảmbiến đo lường: gồ m2 phần:

Bộ phận cảm biến: là bộ phận làm nhiệm vụ nhận tín hiệu cần điều chỉnh.

Theo tín hiện đầu ra, bộ phận cảm biến được chia thành:

- Dạng tương tự: đầu ra là đại lượng liên tục, thuận tiện cho việc đọc và ghi lại. Tuy vậy có sai số bổ sung khi truyền tải và biến đổi.

- Dạng số: đại lượng được thể hiện dưới dạng rời rạc với kết quả là số hoặc mã, được sử dụng ngày càng nhiều do có độ chính xác cao, nhạy, tác động nhanh và có mã đầu ra.

Trong qui trình sản xuất này, ta chỉ chú ý đến ba loại cảm biến:

- Cảm biến nhiệt độ.

- Cảmbiến áp suất.

Do nhiệt độ của quá trình chưng cất condensate chỉ biến thiên trong khoảng 35oC ÷ 360oC nên việc ổn định nhiệt độ trong tháp là rất cần thiết.

Để nhận biết sự thay đổi nhiệt một cách chính xác, ta sử dụng cặp nhiệt điện làm cảm biến.

Cặp nhiệt điện cấu tạo bởi hai dây dẫn khác nhau, nối với nhau tại một điểm chung. Mạch đo có sự kết hợp cặp nhiệt điện với dụng cụ đo điện ( milivolt kế hay điện thế kế ), gọi là nhiệt kế nhiệt điện.

47 7 6 1 2 3 1. Đầu cảm biến 2. Ống cách điện 3. Vỏ bảo vệ 4. Cốt nối 5. Đầu nối 6. Tấm cách điện 7. Nắp đậy 5 Hình 5.4. Cặp nhiệt điện.

Hoạt động theo nguyên lý của hiệu ứng nhiệt điện, gọi là hiệu ứng Seebeck: hai dây dẫn khác nhau nối với nhau một đầu chung , nếu đốt nóng chung thì ở hai đầu tự do sẽ sinh ra một hiệu điện thế hay còn gọi là sức điện động. Sức điện động này tỉ lệ thuận với nhiệt độ ở đầu chung. Đo sức điện động này ta sẽ xác định nhiệt độ tương ứng ở đầu chung. Đó chính là cơ sở của phép đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt điện.

Cặp nhiệt điện được sử dụng rộng rãi nhất là cặp nhiệt điện loại S: một nhiệt điện cực làm bằng hợp kim platin (90%) và rôđi (10%), còn điện cực kia làm

bằng platin tinh khiết , khoảng đo nhiệt độ: 0 ÷ 1600oC . Với nhiệt độ cần đo của tháp chưng cất ta chọn cặp nhiệt điện loại này là thích hợp.

Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường bên ngoài, ta đặt đầu cảm biến tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất. Tuy nhiên để tránh sự mài mòn của dòng lưu chất đối với đầu cảm biến nên có hộp bảo vệ cho đầu cảm biến.

Cảm biến áp suất:

Chọn cảm biến là loại hộp xếp kiểu xiphong vì đây là loại áp kế có cấu trúc đơn giản và tin cậy, kích thước nhỏ, dễ đọc, chính xác cao và có khoảng đo cao, được sử dụng nhiều để đo và ghi lại áp suất dư, áp suất chân không hoặc hiệu áp suất.

Hộp xếp xiphong là một dạng hộp xếp biến dạng đều, có bề mặt hình gợn sóng, có khả năng đàn hồi rất lớn, biến tín hiệu sự thay đổi áp suất thành sự dịch chuyển cơ học: hộp xếp có thể co vào và dãn ra khi áp suất thay đổi. Áp suất đo có thể tác động từ phía ngoài hoặc phía trong hộp xếp nhưng thông thường người ta sử dụng hộp xếp chịu áp suất ngoài.

Hộp xếp xiphong được làm bằng kẽm, thép hoặc đồng và được bảo vệ bởi vỏ hộp kim loại.

Để hạn chế ảnh hưởng của áp suất môi trường bên ngoài, ta đặt đầu cảm biến tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất. Tuy nhiên để tránh sự mài mòn của dòng lưu chất đối với đầu cảm biến nên có hộp bảo vệ cho đầu cảm biến.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống điều khiển tự động hệ chưng cất condensate (Trang 125 - 128)