Rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 41 - 43)

Hơn hai thập kỉ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách các NHTM đã có những bước phát triển mới về cả lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lí cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lí vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Điều này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn cần thiếp để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đổ vở của toàn hệ thống.

Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn định. Một tổchức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro tín dụng

1) Thực trạng rủi ro thanh khoản ở Việt Nam:

Tỷ lệ cho vay/ huy động của các NHTM Việt Nam nói chung luôn ở mức trên 80%. Đặc biệt tỷ lệ cho vay/ huy động ngoại tệ luôn ở mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130%.

Bảy tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm tiền đồng, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm, đồng thời, chỉ đạo các NHTM tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy định không áp dụng lãi suất kinh doanh vượt quá 150% lãi suất cơ bản và không được thu phí đối với hoạt động cho vay. Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như vậy nhưng theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì thực sự đồng Việt Nam thu hút về ngân hàng lại không được như ý muốn của các nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng.

Với vai trò là cơ quan giám sát, ủy ban ANATHEMA giám sát tài chính quốc gia cho rằng trong những năm qua hệ thống các NHTM của Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng đi kèm với đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro cần sớm được khắc phục. Thanh khoản hệ thống luôn bấp bênh, căng thẳng; chưa kể đến sự mất cân đối kì hạn giữa huy động và cho vay và việc gửi tiền rút trước kì hạn gia tăng.

2) Một số ví dụ điển hình:

Tại Việt Nam cho đến nay đã có một số vụ rủi ro thanh khoản phát sinh ở các NHTM, trong đó thu hút sự chú ý của dư luận hơn cả là rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Phương Nam.trong cả 2 vụ trên đều diễn ra tình trạng chung là dân số đổ xô đến rút tiền tại các ngân hàng. Tuy nhiên không như một số vụ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới, cả 2 sự kiện trên đều không để lại hậu quả nghiêm trọng nhờ có sự can thiệp kịp thời cuả NHTW, bảo hiểm tiền gửi và bản than các NHTM này

3) Giải pháp ứng phó của NHTW Việt Nam:

Không có một báo cáo chính thức về tình trạng rủi ro thanh khoản ở Việt Nam. Song thực tế NHTW rất chú trọng về việc này thông qua các chính sách quản lý tỷ lệ đảm bảo an toàn được quy định tại Thông tư 13/ 2010/ TT-NHNN và các thông tư sửa đổi trong năm như 19/ 2010, 22/ 2011, 33/ 2011. Trong đó có nêu các quy trình yêu cầu các NHTM phải báo cáo tính thanh khoản, ban hành các quy định nội bộ để kiểm soát vấn đề này.

NHTW đã hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.

NHTW hỗ trợ NHTM thông qua chính sách tái cấp vốn.

NHTW hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. . Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước. Đối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của Ngân hàng Nhà nước rất ngắn hạn và các NHTM được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản

4)Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Các NHTM cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa vào bộ máy lãnh đạo và cán bộ trong nhận thức một cách toàn diện về rủi ro thanh khoản.

Ngoài quan tâm đến vấn đề rủi ro thanh khoản thì hệ thống các NHTM cũng cần quan tâm đúng mức tới các rủi ro khác một cách toàn diện và đầy đủ nhất.

 Có tầm nhìn chiến lược rộng lớn và cụ thể, tránh xảy ra các rủi ro trong kinh doanh.

 Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền

gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Các ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng

Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn.

Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro.

Cuối cùng, các ngân hàng cũng cần hiểu rõ mối quan hệ hữu quan giữa các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá.... với rủi ro thanh khoản để có được định hướng đúng đắn trong việc hoạch định chính sách kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 41 - 43)