Thực trạng nợ xấu ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 36 - 38)

I. Rủi ro tín dụng (Nợ xấu).

1)Thực trạng nợ xấu ở Việt Nam:

Từ cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nước ta gặp nhiều khó khăn. Năng lực tài chính cua các doanh nghiệp giảm sút, chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Có thể thấy, vấn đề nợ xấu của ngành ngân hàng đang là chủ đề nóng được các ban, bộ, ngành liên quan tập trung giải quyết.

Theo số liệu của Cơ quan thanh tra giám sát NHTW, từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh rõ rệt. Trung bình giai đoạn 2008-2011, dư nợ xấu bình quân khá cao, khoảng 51%. Đặc biệt, từ năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút… Điều này làm cho tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại ddáng kể. Trong 7 tháng đầu năm 2012, dư nợ tín dụng của Việt Nam chỉ tăng 1,02% nhưng nợ xấu tăng tới 45,5%. Nợ xấu lớn đang làm chi phối vốn của các ngân hàng tăng lên cao, khiến cho nhiều NHTM không muốn dãn nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đây chính là nguyên nhân cốt yếu khiến các NHTm phải dữ lãi suất cho vay cao hơn thị trường 2-3%. Tính đến 31/3/2012, nợ xấu của cácngân hàng thương mại Việt Nam là 200,000 tỉ đồng, tương đương 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước là 125,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,37% dư nợ tín dụng của mỗi nhóm.

Còn theo thống đốc NHTW thì cho rằng tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại các NHTM khảng 10%.

6 nhóm ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất Viêt Nam

Bên cạnh những con số thu được ở trên, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng đưa ra tỉ lệ nợ xấu là 11,8 %, tương đương với khoảng 270.000 nghìn tỷ đồng. Vậy nợ xấu của các NHTm ở Việt Nam là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số, tuy vây tất cả đều thừa nhận rằng tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam là một con só không hề nhỏ. Tại sao lại có sự khác nhau giữa những con số “biết nói” về tỷ lệ nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam? Có thể lí giải sự khác nhau này một cách ngắn gọn như sau :

 Thứ nhất: Do cách phân loại nợ có sự khác nhau giữa các tổ chức, các NHTM

 Thứ hai: Thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác. Điều nay gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập các quan hệ tín dụng.ở Việt Nam, trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả với các doanh nghiệp lớn được sự kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán cư cao cũng gây ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế việc dựa vào một số thong tin đầu vào để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã có khả năng thu hồi.

 Thứ ba, hoạt động thâu tóm, mua bán, sát nhập các công ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là những hoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu nhưng rất khó chỉ ra để xử lí, khi tính minh bạch và giải trình còn hạn chế.

 Thứ tư, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng. Do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân hàng đã cấu kết với khách hàng để cố tình che dấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của NHTW, của NHTM. Mặc dù chưa có số liệu thống kê nhưng trong tổng nợ xấu đó, một tỷ lệ không nhỏ nảy sinh từ vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Tóm lại những bất cập trong phân loại nợ, vấn đề sở hữu chéo, vấn đề đạo đức nghề nghiệp… đã làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng và có chiều hướng gia

tăng. Cho dù nợ xấu ở mức nào thì hiện tại đã và đang tác động tiêu cực đến điều hành chính sách tiền tệ của NHTW, đến việc lưu thong dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Chừng nào chưa xử lý được vấn đề này thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ không đạt hiệu quả.

Mặc dù các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam, đặc biệt là hẹ thống các NHTM có tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ khá cao, có chiều hướng gia tăng cảnh báo về chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động tín dụng hiện nay, nưng nếu so với nhiều nước rong khu vực đã từng đối mặt với vấn đề nợ xấu trong khủng hoảng tài chính giai đoạn 1998-2000, buộc chính phur phải xử li thì của Việt Nam vẫn thấp hơn: Thái Lan là 47%, Hàn Quốc là 17%, Indonesia là hơn 20%.

Tuy nhiên theo thống lệ quốc tế, ngưỡng an toàn của tỷ lệ nợ xâu là dưới 3%, tuy là khó đạt được trong nền kinh tế hiện nay, nhưng tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là một con số đáng kể và nguy hiểm.

• Một số ví dụ điển hình về nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam:

o Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch hội đồng thành viên ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa thừa nhận , tỷ lệ nợ xấu của AGRIBANK tính đến hiện nay đúng là 6,67%, chiếm hơn 10% tổng nợ xấu của toàn hệ thống.

Số nợ xấu này chủ yếu nằm đọng ở một bộ phận tín dụng bất động sản tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, với những dự án đầu tư từ những năm 2008, 2009. Nợ thuộc nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm chưa đến 2%. Tuy nhiên, lãnh đạo AGRIBNK cho biết đã trích dự phòng rủi ro để cân đôi, bù đắp gần đủ vào tỷ lệ nợ xấu, đến cuối năm nay đã gần đủ.

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 36 - 38)