4 .Kết quả nghiên cứu
4.1.2 .Kiểm định độ trễ tối ưu
Kiểm định độ trễ tối ưu theo các tiêu chí LR, AIC, SC, HQ cho các kết quả không thống nhất (phụ lục 5). Do đó, tác giả tiếp tục thực hiện thêm kiểm định tính tự tương quan phần dư trong mơ hình để đưa ra độ trễ tối ưu.
Đối với kiểm định tính tự tương quan phần dư, phần mềm Eviews 6 cung cấp kiểm định Portmanteau và kiểm định nhân tử Lagrange (LM). Kiểm định Portmanteau được khuyến khích sử dụng để kiểm định tính tự tương quan với độ trễ cao, khi các biến chuỗi gốc VAR có bậc đồng liên kết đã biết. Trong khi kiểm định nhân tử
Lagrange được áp dụng cho kiểm định tính tự tương quan với độ trễ thấp, và khi các biến chuỗi gốc VAR với bậc đồng liên kết chưa biết (Luetkepohl (2011)). Chính vì vậy, tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange để kiểm định tính tự tương quan phần dư.
Kiểm định nhân tử Lagrange được thực hiện lần lượt qua các độ trễ tại mơ hình ở hai giai đoạn. Tác giả nhận thấy, tại độ trễ 4, giả thuyết H0 (tính tự tương quan phần dư khơng tồn tại) được chấp nhận ở mức ý nghĩa 10% ở mơ hình giai đoạn trước và được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1% ở mơ hình giai đoạn sau. Độ trễ 4 cũng là đề xuất của tiêu chuẩn LR ở cả hai mơ hình ở hai giai đoạn. Hơn nữa, các bài nghiên cứu dữ liệu tháng như Ito và Sato (2006), Faruqee (2006) cũng dựa vào tiêu chuẩn LR để chọn độ trễ. Do đó, độ trễ 4 được chọn là độ trễ tối ưu ở hai giai đoạn.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nhân tử Lagrange ở độ trễ 4
Độ trễ
Giai đoạn từ 1/2001-10/2007 Giai đoạn từ 11/2007 –12/2012
LM-Stat P-value LM-Stat P-value
1 49.33052 0.4599 70.19124 0.0251 2 49.22333 0.4642 53.68208 0.2996 3 37.63277 0.8815 59.42491 0.1462 4 45.43427 0.6185 53.48004 0.3063 5 43.65977 0.6888 48.07312 0.5107 6 42.41824 0.7353 43.82477 0.6824