.Phân tích phản ứng xung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá hối đoái và điều hành chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 42 - 47)

4 .Kết quả nghiên cứu

4.2 .Phân tích phản ứng xung

Để xem xét sự truyền dẫn từ tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực vào các chỉ số giá trong nước, tác giả thực hiện phân tích phản ứng xung được ước đoán qua 12 kỳ (phụ lục 6) và chuẩn hóa cú sốc tỷ giá hối đối. Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá trước cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.4: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER ở giai đoạn trước (1/2001 –

10/2007)

Kỳ

IMP 0.089 0.304 0.329 0.332 0.828 0.999 1.243 1.366 1.323 1.366 1.367 1.425

PPI 0.131 0.342 0.432 0.529 0.853 0.904 0.988 0.985 0.871 0.850 0.837 0.868

CPI 0.013 0.021 0.074 0.123 0.192 0.296 0.396 0.411 0.403 0.414 0.424 0.464

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm thống kê

Bảng 4.5: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER ở giai đoạn sau (11/2007 –

12/2012) Kỳ (tháng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 IMP 0.036 0.466 0.802 0.941 1.589 0.992 0.929 1.032 0.714 0.722 0.680 0.524 PPI 0.023 0.093 0.639 0.993 1.579 1.115 1.113 1.092 0.996 1.130 1.117 1.101 CPI -0.007 0.219 0.398 0.446 0.780 0.474 0.458 0.606 0.516 0.639 0.618 0.526

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm thống kê

Truyền dẫn cú sốc tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá – so sánh qua hai giai đoạn

Truyền dẫn cú sốc tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu:

Hình 4.2: Phản ứng của chỉ số giá nhập khẩu IMP với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mền thống kê

0 0.5 1 1.5 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giai đoạn trước Giai đoạn sau

Mức độ tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là dương ở cả hai giai đoạn. Đối với giai đoạn trước, sự truyền dẫn là hoàn toàn sau hơn 6 tháng, và tiếp tục xu hướng tăng ở những tháng sau đó. Nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009) cho giai đoạn khá tương đồng (1/2001 – 2/2007) cho thấy sự truyền dẫn là hoàn toàn sau 5 tháng, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần ở những tháng sau đó và hầu như khơng cịn tác động sau thời gian 15 tháng. Tác giả cho rằng sự khác biệt này là do ở chuỗi dữ liệu IMP được sử dụng17.

Đối với giai đoạn sau, sự truyền dẫn là hoàn toàn sau hơn 4 tháng, đạt mức cao nhất là 1.589% sau 5 tháng và kể từ đó giảm dần.

Sự truyền dẫn hoàn toàn vào giá nhập khẩu cho thấy về mặt vi mơ, do đặc tính tự nhiên của sản phẩm, của ngành ở thị trường Việt Nam, các nhà xuất khẩu nước ngồi khơng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn và có sức mạnh thị trường đáng kể nên họ có thể duy trì mục tiêu lợi nhuận của họ, duy trì phần “đơn” lợi nhuận của họ và đẩy toàn bộ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái cho người mua (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012)).

So sánh tương đối giữa hai giai đoạn, tác giả nhận thấy sự truyền dẫn cú sốc tỷ giá vào giá nhập khẩu ở giai đoạn sau là nhanh hơn và lớn hơn so với giai đoạn trước trong hơn 5 tháng đầu tiên.

Truyền dẫn cú sốc tỷ giá hối đoái vào giá sản xuất:

17

Nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009) sử dụng chỉ số IMP từ việc tính toán chỉ số giá xuất khẩu của các đối tác thương mại chính của Việt Nam.

Hình 4.3: Phản ứng của chỉ số giá sản xuất PPI với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm thống kê

Mức độ tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá sản xuất là dương ở cả hai giai đoạn. Hai tháng đầu tiên, cú sốc tỷ giá ở giai đoạn sau có tác động lên chỉ số giá sản xuất thấp hơn so với ở giai đoạn trước. Tuy nhiên, tác động này nhanh chóng đảo ngược kể từ tháng thứ ba và giữ vững xu hướng về sau. Trong 12 tháng đầu tiên, cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER làm cho giá sản xuất tăng cao nhất ở mức 0.988% ở giai đoạn trước, và ở mức 1.579% ở giai đoạn sau.

Truyền dẫn cú sốc tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng:

Hình 4.4: Phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng CPI với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm thống kê

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giai đoạn trước Giai đoạn sau

-0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giai đoạn trước Giai đoạn sau

Mức độ tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá tiêu dùng nhìn chung là khá thấp ở cả hai thời kỳ. Một lần nữa, sự truyền dẫn tỷ giá ở giai đoạn sau lớn và nhanh hơn ở giai đoạn trước. Ở giai đoạn trước, khi tỷ giá tăng 1% thì chỉ số giá tiêu dùng tăng 0.021% ở tháng thứ hai. Ở giai đoạn sau, khi tỷ giá tăng 1% thì chỉ số giá tiêu dùng giảm nhẹ 0.007% ở tháng đầu tiên, nhưng nhanh chóng tăng 0.219% ở tháng thứ hai.

Nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) với dữ liệu tháng, cho thấy ở giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO, khi tỷ giá tăng 1% thì chỉ số giá tiêu dùng tăng 0.046% ở tháng thứ hai, còn ở giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khi tỷ giá tăng 1% thì chỉ số giá tiêu dùng tăng 0.375% ở tháng đầu tiên. Các tác giả có cùng kết luận rằng thời kỳ sau WTO thì lạm phát của Việt Nam trở nên nhạy cảm hơn với cú sốc tỷ giá hối đoái.

Truyền dẫn cú sốc tỷ giá hối đoái dọc chuỗi giá cả

Hình 4.5: Tổng hợp phản ứng của các chỉ số giá với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm thống kê

Khi so sánh độ lớn của các mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá, kết quả cho thấy ở cả hai giai đoạn, nhìn chung mức độ truyền dẫn đến chỉ số giá nhập

-0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 IMP-giai đoạn trước PPI-giai đoạn trước CPI-giai đoạn trước IMP-giai đoạn sau PPI-giai đoạn sau CPI-giai đoạn sau

khẩu là lớn nhất, mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đối đến chỉ số giá sản xuất cũng lớn khơng kém mức độ truyền dẫn đến chỉ số giá nhập khẩu và mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng là thấp nhất. Hay nói cách khác, mức độ truyền dẫn tỷ giá giảm dần dọc chuỗi giá cả theo quy trình phân phối. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Bạch Thị Phương Thảo (2011) hay Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012).

Riêng ở giai đoạn trước, truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu thấp hơn truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá sản xuất trong 5 tháng đầu tiên, và cao hơn kể từ tháng thứ 6 trở về sau. Đối với giai đoạn sau, truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu cao hơn truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá sản xuất trong 5 tháng đầu tiên, và thấp hơn kể từ tháng thứ 6 trở về sau. Việc truyền dẫn vào chỉ số giá sản xuất lớn hơn truyền dẫn vào chỉ số giá nhập khẩu có khả năng là kết quả của việc các doanh nghiệp nhà nước – chiếm 70% nguồn lực quốc gia – tác động rất lớn đến chỉ số giá sản xuất do hiệu quả kinh doanh yếu kém ở khu vực này (Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012)).

Như vậy, sau khi phân tích phản ứng xung và chuẩn hóa cú sốc tỷ giá hối đối ở cả hai giai đoạn, tác giả đi đến kết luận rằng: khi lạm phát biến động mạnh, thể hiện sự kém hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ kiểm sốt lạm phát, thì truyền dẫn tỷ giá hối đối tăng, cả về mức độ lẫn tốc độ. Sự gia tăng trong mức độ truyền dẫn này còn thể hiện rõ qua cả ba chỉ số giá cả trong nước (chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng). Kết luận này phù hợp với nền tảng lý thuyết trên thế giới về mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát hay chính sách tiền tệ kiểm sốt lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá hối đoái và điều hành chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)