Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của sinh viên học viện hành chính (Trang 42)

Giả thuyết

Mô tả giả thuyết

H1 Đặc điểm của chuyên ngành càng tốt, xu hướng chọn ngành đó càng cao. H2 Khoa nỗ lực trong tư vấn chọn ngành đến sinh viên càng nhiều, sinh viên

sẽ chọn chuyên ngành đó nhiều hơn.

H3 Sự định hướng của các thân nhân của sinh viên về việc lựa chọn đăng ký chuyên ngành nào thì xu hướng chọn chuyên ngành đó của sinh viên càng cao.

H4 Sự phù hợp của ngành học với khả năng hay với sở thích sinh viên càng cao, học sinh sẽ có khuynh hướng chọn chuyên ngành đó càng lớn.

H5 Chuyên ngành học đáp ứng sự mong đợi về việc làm, thu nhập, địa vị của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao hơn những chuyên ngành khác, sinh viên sẽ chọn chuyên ngành đó nhiều hơn.

2.2.4. Mơ hình nghiên cứu của đề tài

Từ các giả thiết nghiên cứu trên, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu của đề tài như sau:

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của đề tài

H1 H2 H3 H5 H4 Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn

Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành Các cá nhân ảnh hưởng Khả năng đáp ứng sự mong đợi Tương thích với đặc điểm cá nhân Xu hướng lựa chọn chuyên ngành

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã đưa ra các khái niệm về lựa chọn và xu hướng lựa chọn chuyên ngành cũng như xác định được các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến quá trình lựa chọn của chuyên ngành bậc đại học của sinh viên.

Mơ hình nghiên cứu của D.W.Chapman được xác định là mơ hình nghiên cứu của đề tài và trên cơ sở mơ hình này, tác giả kết hợp với các giả thuyết nghiên cứu khác đã hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và thiết kế mơ hình mới dựa trên sự phù hợp với các điều kiện trong môi trường giáo dục của Việt nam.

Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đế xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của sinh viên Học viện Hành chính được được dựa trên các nhân tố: đặc điểm của chuyên ngành lựa chọn, các nhân ảnh hưởng, tính tương thích với đặc điểm cá nhân, khả năng đáp ứng sự mong đợi trong tương lai và nỗ lực giao tiếp của Khoa chuyên ngành.

Tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều đặt trong mối quan hệ dương với nhân tố xu hướng lựa chọn. Các giả thuyết nghiên cứu này được xác lập để làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát số liệu và phân tích dữ liệu, kiểm định mối quan hệ giữa các giả thuyết với xu hướng lựa chọn.

Bên cạnh đó, mơ hình lý thuyết phát triển nghề nghiệp của Mei Tang cũng được nghiên cứu để kết hợp vận dụng. Mei Tang, Wei Pan và Mark D.Newmeyer đã áp dụng mơ hình lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp (SCCT, Lent, Brown và Hackett, 1994) để khảo sát các yếu tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố: kinh nghiệm học tập, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, lợi ích, và kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của người lựa chọn. Đây cũng chính là những yếu tố cơ bản để kết hợp vận dụng vào việc nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết: - Xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên - Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chọ ngành của D.W.Chapman - Mơ hình lý thuyết phát triển nghề nghiệp Cơ sở thực tiễn:

- Triển khai đào tạo chuyên ngành của Học viện Hành chính - Việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thảo luận nhóm Thang đo nháp 1 Thang đo chính thức Kiểm định mơ hình lý thuyêt Kiểm định thang đo

Kiểm tra hệ số Cronbach anpha Phân tích nhân tố Phân tích hồi quy Kiểm định sự phù hợp Kiểm định các giả thuyết Thang đo nháp 2 Phỏng vấn thử

3.2. Xây dựng thang đo nháp 1

Căn cứ vào mơ hình của D.W. Chapman và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài cũng như đặc thù thực tiễn được áp dụng, thang đo các thành phần nhân tố ảnh hưởng đế xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên được dự kiến như sau:

Thang đo thành phần đặc điểm của chuyên ngành lựa chọn

1. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu để giảng dạy

2. Đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo các mơn học 3. Các môn học hấp dẫn, đa dạng

4. Các môn học mà có thể tiếp thu tốt

5. Chuyên ngành có điểm đầu vào ngang bằng với kết quả học tập 6. Chi phí học tập thấp

7. Danh tiếng, quen thuộc

8. Đội ngũ giảng viên giảng dạy nổi tiếng

9. Chuyên ngành có thể liên hệ địa điểm thực tập thuận lợi 10. Thu hút bởi các hoạt động câu lạc bộ

11. Chuyên ngành lựa chọn có tính cạnh tranh khơng cao • Thang đo thành phần khả năng đáp ứng sự mong đợi

12. Có sự tư tin khi đi tìm kiếm một cơng việc 13. Cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 14. Có cơ hội để lựa chọn nhiều nơi để xin việc

15. Cơ hội có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp ra trường 16. Cơ hội có vị trí, địa vị cao trong xã hội

17. Cơ hội được tiếp tục học tập lên cao trong tương lai

Thang đo thành phần cá nhân có ảnh hưởng đến việc chọn trường

18. Do cha, mẹ định hướng

19. Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình 20. Các giảng viên khuyên bảo

22. Theo lời khuyên của chuyên gia tư vấn

23. Do người thân, bạn bè đang (hoặc đã) học tại chuyên ngành đó giới thiệu 24. Theo ý kiến của người đã có cơng việc

Thang đo thành phần tương thích với đặc điểm cá nhân

25. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân

26. Chuyên ngành đào tạo phù hợp phù hợp với năng lực bản thân • Thang đo thành phần nỗ lực giao tiếp của Khoa chuyên ngành

27. Được giới thiệu về chuyên ngành thông qua các hoạt động tư vấn hướng nghiệp

28. Đã có tìm hiểu thơng tin qua website của trường về chuyên ngành trên internet

29. Đã có thơng tin về chun ngành qua các phương tiện truyền thông (Tivi, Radio)

30. Đã có thơng tin về chuyên ngành qua quảng cáo trên báo, tạp chí, các tài liệu in ấn khác…

31. Các giảng viên thường hay có những buổi tiếp xúc, gặp gỡ sinh viên

32. Khoa chuyên ngành đã tổ chức những buổi tư vấn, giới thiệu chuyên ngành • Thang đo đo lường xu hướng lựa chọn chuyên ngành

Trong nghiên cứu này đối tượng được phỏng vấn là sinh viên đang học năm thứ nhất, năm thứ hai, đang chuẩn bị cho một sự lựa chọn. Thang đo xu hướng lựa chọn được đo lường gồm :

33. Tổ chức nhân sự là chuyên ngành tôi sẽ lựa chọn đầu tiên 34. Tôi nghĩ là tôi sẽ lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự

35. Tôi quan tâm nhiều hơn đến chuyên ngành Tổ chức nhân sự khi lựa chọn 36. Tơi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về chun ngành Tổ chức nhân sự để cân nhắc

lựa chọn

37. Tôi sẽ giới thiệu với bạn bè về thông tin chuyên ngành Tổ chức nhân sự để lựa chọn

3.3. Nghiên cứu sơ bộ

3.3.1. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ

Nhằm mục đích xây dựng mơ hình nghiên cứu và chắc chắn giúp cho việc khám phá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự của sinh viên Học viện Hành chính, tác giả dùng bảng câu hỏi mở phỏng vấn sinh viên để nhận biết thêm họ nghĩ như thế nào về các nhân tố trong mơ hình đề nghị và qua đó khám phá thêm các nhân tố khác phù hợp đưa vào mô hình. Bảng câu hỏi khơng có sự hướng dẫn trả lời, hỏi trực tiếp và phản ánh quan điểm cá nhân của từng người và được tiến hành bởi một người có kinh nghiệm giúp khám phá những động cơ, niềm tin, thái độ và cảm xúc về vấn đề.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm với đối tượng là 20 sinh viên được chia ra làm 02 nhóm đang ở ngưỡng cửa của sự lựa chọn.

Tiếp đến, tác giả tiến hành phỏng vấn 15 sinh viên và tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các GS, PGS, TS, Th.S trong Khoa về vấn đề nghiên cứu nhằm mục đích điều chỉnh và bổ sung thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Người trả lời sẽ được hỏi về nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự. Thông qua các cuộc phỏng vấn, sinh viên xác nhận sự cần thiết của vấn đề phát triển nghề nghiệp trong tương lai hay đặc thù của chuyên ngành lựa chọn nhưng cũng bày tỏ sự lo ngại của mình về một số yếu tố như thiếu nhiều thông tin về các chuyên ngành lựa chọn cũng như khó khăn mà họ gặp phải trong việc lựa chọn nếu thiếu sự hỗ trợ, tư vấn hướng nghiệp của Khoa chuyên ngành. Người trả lời cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hệ thống tư vấn hướng nghiệp, sự giao lưu tiếp xúc với đội ngũ giảng viên để có thêm những thơng tin chính thức mà họ quan tâm khi quyết định hành vi của mình.

Yếu tố quan trọng khác mà hầu hết tất cả sinh viên (người trả lời phỏng vấn) quan tâm là rủi ro khi đăng ký chuyên ngành mà điểm đầu vào quá cao dẫn tới họ

phải thực hiện quy trình lại lần đầu và chắc chắc sự lo lắng xuất hiện khi họ chưa biết gì về chuyên ngành mới họ phải sắp đăng ký.

Sau khi so sánh mơ hình nền tảng ban đầu (mơ hình của D.W. Chapman) với những ý kiến của sinh viên trả lời phỏng vấn và tham vấn ý kiến của các chuyên gia, mơ hình đề nghị được đánh giá và hiệu chỉnh cho phù hợp để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành TCNS của sinh viên HVHC.

3.3.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Như vậy, sau quá trình nghiên cứu sơ bộ, về cơ bản các thành phần đặc điểm của chuyên ngành lựa chọn, khả năng đáp ứng sự mong đợi, cá nhân có ảnh hưởng đến việc chọn trường, tương thích với đặc điểm cá nhân khơng thay đổi và vẫn được giữ nguyên như ban đầu tuy nhiên có sự thay đổi nội dung các biến quan sát đo lường các thành phần trên.

Thang đo các thành phần nhân tố ảnh hưởng đế xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của SV HVHC được hiệu chỉnh như sau:

Thang đo thành phần đặc điểm của chuyên ngành lựa chọn

1. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu để giảng dạy

2. Đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo các mơn học 3. Các môn học hấp dẫn, đa dạng

4. Các mơn học mà có thể tiếp thu tốt 5. Các môn học bổ sung kiến thức lẫn nhau

6. Chương trình học được phân bố hợp lý các mơn học giữa các học kỳ 7. Đội ngũ giảng viên giảng dạy nổi tiếng

8. Chuyên ngành có thể liên hệ địa điểm thực tập thuận lợi

Thang đo thành phần nỗ lực giao tiếp của Khoa chuyên ngành

9. Được giới thiệu về chuyên ngành thông qua các hoạt động tư vấn hướng nghiệp

10. Đã có tìm hiểu thơng tin qua website của trường về chuyên ngành trên internet

11. Đã có thơng tin về chuyên ngành qua các phương tiện truyền thơng (Tivi, Radio)

12. Đã có thơng tin về chuyên ngành qua quảng cáo trên báo, tạp chí, các tài liệu in ấn khác…

Thang đo thành phần khả năng đáp ứng sự mong đợi

13. Có sự tư tin khi đi tìm kiếm một cơng việc 14. Cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 15. Có cơ hội để lựa chọn nhiều nơi để xin việc

16. Cơ hội có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp ra trường

Thang đo thành phần cá nhân ảnh hưởng đến việc lựa họn chuyên ngành

17. Do cha, mẹ, anh chị trong gia đình khuyên bảo 18. Theo ý kiến của bạn bè (cùng lớp, cùng trường) 19. Theo lời khuyên của chuyên gia tư vấn

20. Do người thân, bạn bè đang (hoặc đã) học tại chuyên ngành đó giới thiệu 21. Theo ý kiến của người đã có cơng việc

Thang đo thành phần tương thích với đặc điểm cá nhân

22. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân 23. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân

24. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với môi trường điều kiện đặc thù của địa phương nơi cư trú

Thang đo đo lường xu hướng lựa chọn chuyên ngành

25. Tổ chức nhân sự là chuyên ngành tôi sẽ lựa chọn đầu tiên 26. Tôi nghĩ là tôi sẽ lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự

28. Tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về chuyên ngành Tổ chức nhân sự để cân nhắc lựa chọn

29. Tôi sẽ giới thiệu với bạn bè về thông tin chuyên ngành Tổ chức nhân sự để lựa chọn

Từ đó, mơ hình lý thuyết được điều chỉnh lại cho phù hợp với nghiên cứu như sau:

Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đã được điều chỉnh lại lần 1

- Đặc điểm của chuyên ngành lựa chọn: Chuyên ngành có đội ngũ giảng viên cơ hữu, có sự nỗ lực giao tiếp, tư vấn, có các mơn học hấp dẫn, đa dạng làm cho sinh viên có thể theo đuổi được…

- Nỗ lực giao tiếp của Khoa chuyên ngành: Khoa có sự gần gũi tiếp cận với sinh viên ngay từ đầu để tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp nhằm định hướng thông tin cho các sinh viên.

H1 H2 H3 H5 H4 Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (8 biến quan sát) Nỗ lực giao tiếp của

khoa chuyên ngành ( 4 biến quan sát) Các cá nhân ảnh hưởng ( 5 biến quan sát) Khả năng đáp ứng sự mong đợi ( 4 biến quan sát) Tương thích với đặc điểm cá nhân (3 biến quan sát) Xu hướng lựa chọn chuyên ngành (5 biến quan sát)

- Cá nhân có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chun ngành: gia đình, bạn bè, người đã có cơng việc, giảng viên.

- Tính tương thích với đặc điểm cá nhân: sở trường, sở thích

- Khả năng đáp ứng sự mong đợi: cơ hội việc làm trong tương lai, cơ hợi được phát triển bản thân thông qua con đường đào tạo chuyên ngành ở bậc cao hơn trong và ngồi nước.

Vì vậy các giả thuyết cũng được thay đổi cho phù hợp với mơ hình mới:

H1: Đặc điểm của chuyên ngành ảnh hưởng tới xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên.

H2: Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành ảnh hưởng tới xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên.

H3: Cá nhân có ảnh hưởng ảnh hưởng tới xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên.

H4: Tính tương thích của đặc điểm cá nhân ảnh hưởng tới xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên.

H5: Khả năng đáp ứng sự mong đợi ảnh hưởng tới xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên.

3.4. Thiết kế biến quan sát cho các thang đo thành phần

(1) Đặc điểm của chuyên ngành học. (ký hiệu mã hóa là FE)

Thang đo này được thiết kế có 8 biến quan sát, thang đo này dùng để đo lường mức ảnh hưởng tác động của đặc điểm chuyên ngành đến sự lựa chọn của sinh viên trong phạm vi nghiên cứu này được mã hóa ký hiệu từ FE1 đến FE8.

Đặc điểm chuyên ngành được đo lường bởi các biến như chun ngành có đầy đủ giáo trình các mơn học, có đội ngũ giảng viên nổ tiếng hay chuyên ngành có sự danh tiếng.

Ký hiệu biến Câu hỏi FE1 Do chuyên ngành lựa chọn có đội ngũ giảng viên cơ

hữu để giảng dạy

FE2 Do chuyên ngành lựa chọn có đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo các môn học

FE3 Do chuyên ngành lựa chọn có các mơn học hấp dẫn, đa dạng

FE4 Do chuyên ngành lựa chọn có các mơn học mà có thể tiếp thu tốt

FE5 Do chuyên ngành lựa chọn có các mơn học bổ sung kiến thức lẫn nhau

FE6 Do chuyên ngành lựa chọn có chương trình học được phân bố hợp lý các mơn học giữa các học kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của sinh viên học viện hành chính (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)