Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của sinh viên học viện hành chính (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

3.5. Nghiên cứu định lượng

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự của sinh viên Học viện Hành chính. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa vào cơ sở lý thuyết và tiếp cận các nghiên cứu trước đây cũng như phỏng vấn trực tiếp sinh viên, từ đó các giả thuyết được đưa ra cho mơ hình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm mục đích giải thích vấn đề nghiên cứu – xu hướng lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự của sinh viên Học viện Hành chính - bằng số liệu thu thập được và đưa ra kết luận dựa trên việc phân tích số liệu của mẫu thống kê sinh viên.

3.5.1. Chiến lược nghiên cứu

Bởi vì mục đích của nghiên cứu nhắm đến là điều tra thu thập câu trả lời của một số lượng lớn sinh viên chuẩn bị cho việc đăng ký lựa chọn chuyên ngành và và trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự của sinh viên Học viện Hành chính. Vì vậy, khảo sát mẫu là chiến lược nghiên cứu của đề tài.

3.5.2. Phạm vi và cỡ mẫu

Thiết kế mẫu thường bắt đầu bằng việc mô tả đặc trưng của tổng thể, từ đó thu thập những nhân tố và mục tiêu chứa đựng những thông tin mà nhà nghiên cứu đang nhắm đến và từ đó đưa ra kết luận cho nghiên cứu [26]. Trong bối cảnh việc lựa chọn chuyên ngành còn trở nên mới mẻ đối với sinh viên Học viện Hành chính và những người biết về Học viện Hành chính nhất là đối tượng đã tốt nghiệp các khóa trước thì đối tượng mẫu đang được nhắm đến là những sinh viên đang có những trăn trở và dự định để quyết định hành vi lựa chọn nghề nghiệp cho cuộc đời mình.

Đối với khái niệm về xu hướng lựa chọn thì đối tượng nghiên cứu là những người có thể chưa có đăng ký chun ngành khơng làm cho kết quả nghiên cứu bị

lệch hướng. Các nghiên cứu của các tác giả khác ở trước đó đều tập trung vào những đối tượng chưa tham gia vào bất kỳ một ngành học nào mà chỉ chuẩn bị ở giai đoạn lựa chọn.

Qua phần lý luận trên thì mẫu lựa chọn đại diện cho tổng thể được xác định bao gồm thành phần, phạm vi và thời gian như sau:

- Thành phần: Những sinh viên ở năm thứ nhất, năm thứ 2 - Phạm vi: Đang học tại Học viện Hành chính cơ sở TP.HCM - Thời gian khảo sát: 01/01/2012-01/06/2012

3.5.3. Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo

Trong nghiên cứu này, thang đo khoảng cách là thang đo được sử dụng bởi vì thang đo này cho độ chính xác cao và được sử dụng rộng rải trong phân tích thống kê.

Thang đo Likert 5 điểm từ mức độ “Hồn tồn khơng đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” được sử dụng trong bảng câu hỏi. Thang đo 5 điểm là thang đo phổ biến nhất để đo lường thái độ, hành vi, xh hướng và có độ tin cậy tương đương thang đo 7 hay 9 điểm [34]. Tóm lại, thang đo Liker 5 điểm được sử dụng bởi vì đây là thang đo được sử dụng phổ biến và phù hợp với đặc trưng của vấn đề nghiên cứu.

Bảng câu hỏi là một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả khi nhà nghiên cứu biết chính xác điều cần hỏi và cách đo lường các biến nhằm đạt được kết quả phù hợp và sự chính xác [30].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của sinh viên học viện hành chính (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)