Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của sinh viên học viện hành chính (Trang 38)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MÔ HINH NGHIÊN CƯU

2.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu

2.2.3.1. Yếu tố về đặc điểm trường đại học, ngành học.

Trong nghiên cứu của mình D.W.Chapman [20] cho rằng các vấn đề mang tính chất đặc thù có liên quan đến các khoản chi phí học tập của người đi học ở trường đại học, ngành học như học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay mơi trường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành bậc đại học của các sinh viên. Ví dụ nhiều trường đại học có nhiều cơ sở được phân bố ở nhiều nơi thì thường sinh viên vẫn thích lựa chọn chun ngành nào được học trong nội thành, nơi mọi điều kiện sinh hoạt trở nên dễ dàng hơn. Tức có nghĩa là ngành học nào có điều kiện hỗ trợ học tập tốt hơn thì sinh viên có khả năng xu hướng lựa chọn nhiều hơn. Dựa vào nhóm yếu tố về đặc điểm trường đại học, giả

thuyết H1 đã được hiệu chỉnh cho phù hợp với trường hợp nghiên cứu của đề tài này được phát biểu như sau:

Đối với Học viện Hành chính, các chuyên ngành hầu như giống nhau về chỗ học, ký túc xá, học phí nhưng khác nhau ở chỗ có chuyên ngành hầu như giảng viên cơ hữu của trường khơng có phải mời các giảng viên ở các cơ sở đào tạo khác. Thông thường, các sinh viên ln mong muốn có giảng viên tại chỗ của trường giảng dạy hơn. Hay có chuyên ngành hầu như chưa có bất kỳ mơn học nào là có giáo trình. Điều này làm cho sinh viên vơ cùng hoang mang trong học tập, ơn thi và có ảnh hưởng ít nhiều kết kết quả học tập của họ.

M.J.Burns và các cộng sự [27] đã bổ sung thêm mức độ hấp dẫn của ngành học sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên.

M.J.Burns và các cộng sự [27] đã cho rằng mức độ nổi tiếng và uy tín của trường, khoa, đội ngũ giáo viên danh tiếng cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành bậc đại học của các sinh viên

Sinh viên Học viện Hành chính có sự đa dạng về đầu vào. Trong đó, tỷ lệ sinh viên thi đầu vào khối C cao hơn rất nhiều so với các khối A, D. Thường các sinh viên này khơng thích học những mơn học có độ tính tốn phức tạp như kinh tế vĩ mơ, tốn cao cấp, tài chính cơng. Chun ngành nào có những mơn học mà có cảm thấy có thể học được vì nó gắn liền với thực tế, lý thuyết nhiều. Sự hấp dẫn ở là như vậy.

D.W.Chapman [20] cũng đã khảo sát sự ảnh hưởng của sự mong đợi về học tập trong tương lai đến quyết định chọn chuyên ngành của họ. M.J.Burns và các cộng sự [27] đã bổ sung thêm , “tỷ lệ chọi” đầu vào, điểm chuẩn của ngành là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành bậc đại học của các sinh viên.

Dựa trên cơ sở yếu tố về sự đặc thù, đa dạng và hấp dẫn của ngành học giả thuyết H1 sau khi đã được hiệu chỉnh được phát biểu như sau:

Giả thuyết H1: Đặc điểm của chuyên ngành càng tốt, hấp dẫn xu hướng chọn chuyên ngành đó càng cao.

2.2.3.2. Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với sinh viên của Khoa đào tạo chuyên ngành.

D.W.Chapman [20] sau nghiên cứu của mình cũng đặc biệt nhấn mạnh sự ảnh hưởng của nỗ lực giao tiếp của các trường với sinh viên đến quyết định chọn trường của các sinh viên. Các khoa chuyên ngành phải tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp. Giới thiệu cho sinh viên biết được năng lực đào tạo, những cam kết hỗ trợ từ phía Khoa, mức độ nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ sinh viên, nỗ lực nâng cao mức cảm nhận về sự tốt đẹp của Khoa trong sinh viên. Các thông tin về chuyên ngành như chương trình đào tạo, mức độ hấp dẫn đa dang của các học phần, khả năng phát triển cao hơn ở bậc sau đại học, tính thị trường là những thông tin luôn luôn được mong đợi của sinh viên. Khoa tư vấn kịp thời sẽ có tác dụng định hướng nagy từ đâu khi họ con thiếu rất nhiều nguồn lực để quyết định.

Hossler và Gallagher [24] còn cho rằng việc tham quan trực tiếp hay các buổi giới thiệu về chuyên ngành cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành bậc đại học của các sinh viên. D.W.Chapman [20] còn cho rằng, các tài liệu có sẵn cũng tác động đến q trình chọn chuyên ngành bậc đại học của các sinh viên. Chọn ngành là một quyết định không đầy đủ thông tin của sinh viên. Vì thế, chất lượng thơng tin và sự sẵn sàng của thông tin trong tài liệu có sẵn như Website hay các tài liệu in khác sẽ là một hỗ trợ không nhỏ trong quyết định chọn chuyên ngành bậc đại học của các sinh viên .

Dựa trên các yếu tố về nỗ lực giao tiếp của trường với sinh viên như tham tham gia các buổi giới thiệu về khoa, ngành học, giới thiệu học bổng, quảng cáo trên báo, tạp chí, TV và sự đầy đủ và chất lượng thông tin được cung cấp trong các tài liệu có sẵn, giả thuyết H2 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H2: Khoa nỗ lực trong tư vấn chọn ngành đến sinh viên càng

2.2.3.3. Yếu tố về các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên.

Cũng theo D.W.Chapman, sự học hỏi các sinh viên khóa trước, sự tham khảo ý kiến bạn bè, người thân, gia đình và những người đã có cơng việc sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành. Sự ảnh hưởng thể hiện ở các mức độ: 1. Gia đình mong muốn con cái mình đăng ký vào chuyên ngành đó. Ví dụ nếu như cha mẹ làm ở Thanh tra Chính phủ thì thường muốn cho con mình đăng ký chuyên ngành Thanh tra hay cha mẹ công tác trong ngành Nội vụ thì hướng cho con chọn ngành TCNS. 2. Anh, chị người lớn tuổi hơn với kinh nghiệm đi trước và đang có những kiến thức về thị trường lao động khuyên nhủ các sinh viên. 3. Bạn bè thân nhau thường cùng rủ nhau đăng ký một chuyên ngành nào đó. Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher [24] cịn cho rằng ngồi cha mẹ, anh chị và bạn bè, các cá nhân tại trường học cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyết định chọn chun ngành. Xét trong trường hợp nghiên cứu này ta có thể hiểu giảng viên ở trường đại học cũng có ảnh hưởng đến việc ra quyết định bằng những sự tư vấn khơng chính thức dựa trên mối quan hệ của sinh viên với giảng viên.

Giả thuyết H3: Sự định hướng của các thân nhân của sinh viên về việc lựa

chọn đăng ký chuyên ngành nào thì xu hướng chọn chuyên ngành đó của sinh viên càng cao.

2.2.3.4. Yếu tố về tính tương thích giữa cá nhân sinh viên với chuyên ngành

D.W.Chapman [20] cho rằng, các yếu tố của tự thân cá nhân sinh viên là một trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn chuyên ngành bậc đại học của bản thân họ. Trong những yếu tố đó, yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân sinh viên là 2 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành bậc đại học rõ nhất. Dựa trên cơ sở hai yếu tố năng lực và sở thích của sinh viên, giả thuyết H4 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H4: Sự phù hợp của ngành học với khả năng hay với sở thích

2.2.3.5. Yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi tương lai.

Theo Cabera và La Nasa, [27] sinh viên đăt hỵ vọng rất cao về khả năng phát triển chuyên ngành ở bậc cao hơn tức là sau đại học và những cơ hội việc làm hứa hẹn thu nhập cao, có địa vị xã hội. Ở đó, thị trường ưa chuộng và không phải vất vả phải đi kiếm việc làm như những ngành khác. S.G.Washburn và các cộng sự [31] còn cho rằng sự tự tin của bản thân cho công việc khi viết chuyên ngành mình theo đuổi đang là chuyên ngành mà thị trường lao động hay ít ra cũng là đối tượng để các công ty thu hút cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành bậc đại học của các sinh viên. Từ những yếu tố trên dẫn đến giả thuyết H5 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H5: Chuyên ngành học đáp ứng sự mong đợi về việc làm, thu nhập, địa vị của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao hơn những chuyên ngành khác, sinh viên sẽ có xu hướng lựa chọn chuyên ngành đó nhiều hơn.

Bảng 2.3: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết

Mô tả giả thuyết

H1 Đặc điểm của chuyên ngành càng tốt, xu hướng chọn ngành đó càng cao. H2 Khoa nỗ lực trong tư vấn chọn ngành đến sinh viên càng nhiều, sinh viên

sẽ chọn chuyên ngành đó nhiều hơn.

H3 Sự định hướng của các thân nhân của sinh viên về việc lựa chọn đăng ký chuyên ngành nào thì xu hướng chọn chuyên ngành đó của sinh viên càng cao.

H4 Sự phù hợp của ngành học với khả năng hay với sở thích sinh viên càng cao, học sinh sẽ có khuynh hướng chọn chuyên ngành đó càng lớn.

H5 Chuyên ngành học đáp ứng sự mong đợi về việc làm, thu nhập, địa vị của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao hơn những chuyên ngành khác, sinh viên sẽ chọn chuyên ngành đó nhiều hơn.

2.2.4. Mơ hình nghiên cứu của đề tài

Từ các giả thiết nghiên cứu trên, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu của đề tài như sau:

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của đề tài

H1 H2 H3 H5 H4 Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn

Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành Các cá nhân ảnh hưởng Khả năng đáp ứng sự mong đợi Tương thích với đặc điểm cá nhân Xu hướng lựa chọn chuyên ngành

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã đưa ra các khái niệm về lựa chọn và xu hướng lựa chọn chuyên ngành cũng như xác định được các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến quá trình lựa chọn của chuyên ngành bậc đại học của sinh viên.

Mơ hình nghiên cứu của D.W.Chapman được xác định là mơ hình nghiên cứu của đề tài và trên cơ sở mơ hình này, tác giả kết hợp với các giả thuyết nghiên cứu khác đã hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và thiết kế mơ hình mới dựa trên sự phù hợp với các điều kiện trong môi trường giáo dục của Việt nam.

Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đế xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của sinh viên Học viện Hành chính được được dựa trên các nhân tố: đặc điểm của chuyên ngành lựa chọn, các nhân ảnh hưởng, tính tương thích với đặc điểm cá nhân, khả năng đáp ứng sự mong đợi trong tương lai và nỗ lực giao tiếp của Khoa chuyên ngành.

Tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều đặt trong mối quan hệ dương với nhân tố xu hướng lựa chọn. Các giả thuyết nghiên cứu này được xác lập để làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát số liệu và phân tích dữ liệu, kiểm định mối quan hệ giữa các giả thuyết với xu hướng lựa chọn.

Bên cạnh đó, mơ hình lý thuyết phát triển nghề nghiệp của Mei Tang cũng được nghiên cứu để kết hợp vận dụng. Mei Tang, Wei Pan và Mark D.Newmeyer đã áp dụng mơ hình lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp (SCCT, Lent, Brown và Hackett, 1994) để khảo sát các yếu tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố: kinh nghiệm học tập, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, lợi ích, và kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của người lựa chọn. Đây cũng chính là những yếu tố cơ bản để kết hợp vận dụng vào việc nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết: - Xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên - Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chọ ngành của D.W.Chapman - Mơ hình lý thuyết phát triển nghề nghiệp Cơ sở thực tiễn:

- Triển khai đào tạo chuyên ngành của Học viện Hành chính - Việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thảo luận nhóm Thang đo nháp 1 Thang đo chính thức Kiểm định mơ hình lý thuyêt Kiểm định thang đo

Kiểm tra hệ số Cronbach anpha Phân tích nhân tố Phân tích hồi quy Kiểm định sự phù hợp Kiểm định các giả thuyết Thang đo nháp 2 Phỏng vấn thử

3.2. Xây dựng thang đo nháp 1

Căn cứ vào mơ hình của D.W. Chapman và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài cũng như đặc thù thực tiễn được áp dụng, thang đo các thành phần nhân tố ảnh hưởng đế xu hướng lựa chọn chuyên ngành của sinh viên được dự kiến như sau:

Thang đo thành phần đặc điểm của chuyên ngành lựa chọn

1. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu để giảng dạy

2. Đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo các môn học 3. Các môn học hấp dẫn, đa dạng

4. Các mơn học mà có thể tiếp thu tốt

5. Chuyên ngành có điểm đầu vào ngang bằng với kết quả học tập 6. Chi phí học tập thấp

7. Danh tiếng, quen thuộc

8. Đội ngũ giảng viên giảng dạy nổi tiếng

9. Chuyên ngành có thể liên hệ địa điểm thực tập thuận lợi 10. Thu hút bởi các hoạt động câu lạc bộ

11. Chun ngành lựa chọn có tính cạnh tranh khơng cao • Thang đo thành phần khả năng đáp ứng sự mong đợi

12. Có sự tư tin khi đi tìm kiếm một cơng việc 13. Cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 14. Có cơ hội để lựa chọn nhiều nơi để xin việc

15. Cơ hội có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp ra trường 16. Cơ hội có vị trí, địa vị cao trong xã hội

17. Cơ hội được tiếp tục học tập lên cao trong tương lai

Thang đo thành phần cá nhân có ảnh hưởng đến việc chọn trường

18. Do cha, mẹ định hướng

19. Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình 20. Các giảng viên khuyên bảo

22. Theo lời khuyên của chuyên gia tư vấn

23. Do người thân, bạn bè đang (hoặc đã) học tại chuyên ngành đó giới thiệu 24. Theo ý kiến của người đã có cơng việc

Thang đo thành phần tương thích với đặc điểm cá nhân

25. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân

26. Chuyên ngành đào tạo phù hợp phù hợp với năng lực bản thân • Thang đo thành phần nỗ lực giao tiếp của Khoa chuyên ngành

27. Được giới thiệu về chuyên ngành thông qua các hoạt động tư vấn hướng nghiệp

28. Đã có tìm hiểu thơng tin qua website của trường về chun ngành trên internet

29. Đã có thơng tin về chuyên ngành qua các phương tiện truyền thông (Tivi, Radio)

30. Đã có thơng tin về chuyên ngành qua quảng cáo trên báo, tạp chí, các tài liệu in ấn khác…

31. Các giảng viên thường hay có những buổi tiếp xúc, gặp gỡ sinh viên

32. Khoa chuyên ngành đã tổ chức những buổi tư vấn, giới thiệu chuyên ngành • Thang đo đo lường xu hướng lựa chọn chuyên ngành

Trong nghiên cứu này đối tượng được phỏng vấn là sinh viên đang học năm thứ nhất, năm thứ hai, đang chuẩn bị cho một sự lựa chọn. Thang đo xu hướng lựa chọn được đo lường gồm :

33. Tổ chức nhân sự là chuyên ngành tôi sẽ lựa chọn đầu tiên 34. Tôi nghĩ là tôi sẽ lựa chọn chuyên ngành Tổ chức nhân sự

35. Tôi quan tâm nhiều hơn đến chuyên ngành Tổ chức nhân sự khi lựa chọn 36. Tơi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về chuyên ngành Tổ chức nhân sự để cân nhắc

lựa chọn

37. Tôi sẽ giới thiệu với bạn bè về thông tin chuyên ngành Tổ chức nhân sự để lựa chọn

3.3. Nghiên cứu sơ bộ

3.3.1. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ

Nhằm mục đích xây dựng mơ hình nghiên cứu và chắc chắn giúp cho việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của sinh viên học viện hành chính (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)