Vận hành giai đoạn duy trì

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xử lý nước thải (Trang 30)

Ở chế độ AUTO, nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:

 Trạm bơm

Hoạt động của bơm (khởi động/dừng bơm) được kiểm soát bởi công tắc mực nước.

Các bơm sẽ được cài đặt hoạt động luân phiên nhờ vào thì kế trong PLC.

Đèn báo lỗi của bơm tương ứng sẽ hiện thị trên tủ điều khiển khi bơm đó bị lỗi. Khi mực nước ở mức cao, mức Alarm thì đèn báo sẽ báo động cho biết trong tủ điều khiển.

Lược rác tinh kiểu trống quay tự động, tắt/mở tự động bằng tay trên PLC. Đèn báo lỗi của máy lược rác sẽ báo động trên tủ điều khiển nếu máy bị lỗi.

Một lưu lượng kế điện tử để đọc lưu lượng (đo lưu lượng tức thời và tổng lưu lượng nước) trên SCADA và màn hình cảm ứng.

 Bể tách dầu, điều hòa

Một cảm biến mực nước (đo bằng sóng siêu âm).

Một đầu dò pH: Đầu điều khiển pH/bộ truyền tín hiệu được liên động với bơm định lượng NaOH hoặc HCl tùy thuộc vào giá trị đọc được trên đầu dò pH. Điều chỉnh pH thích hợp trước khi vào bể SBR: pH = 6.5 – 7.8

Hai máy thổi khí, hoạt động luân phiên theo thì kế trên PLC.

Máy thổi khí sẽ cung cấp khí liên tục trong bể để điều hòa lưu lượng và chất lượng dòng vào và sẽ không vận hành ở chế độ “tự động” nếu công tắc cửa máy không được bật sang vị trí “auto”.

Đèn báo lỗi của máy thổi khí sẽ hiện thị trên tủ điều khiển nếu máy thổi khí nào bị lỗi.

Hai bơm vận chuyển nước thải đến hai bể SBR, hai bơm hoạt động liên tục.

Hoạt động của bơm (khởi động /dừng) được kiểm soát bởi cảm biến mực nước và chu kì hoạt động của SBR.

Đèn báo lỗi của bơm tương ứng sẽ hiện thị trên tủ điền khiển khi bơm đó bị lỗi. Khi mực nước đến mức cao, mức alarm thì đèn báo sẽ báo động cho biết trong tủ điều khiển.

Bơm hoạt động ở bể cân bằng và van điện cấp nước cho bể SBR liên động với chu kì hoạt động của SBR.

 Bể SBR

Trong suốt pha “cấp nước” của bể SBR, van điện cấp nước sẽ mở, kích hoạt bơm nước thải ở bể điều hòa hoạt động.

Hoạt động của bơm nước thải ở bể điều hòa cũng tùy thuộc vào mực nước trong bể điều hòa và van điện cấp nước sẽ tiếp tục mở để cấp nước cho đến khi kết thúc pha “cấp nước và sục khí”.

Trong suốt pha “cấp nước và sục khí” và pha “sục khí” máy thổi khí sẽhoạt động và dừng khi kết thúc pha “sục khí”.

Máy thổi khí sẽ dừng hoạt động khi mực nước trong bể xuống thấp hơn mực nước cài đặt thấp, mực low.

Kết thúc pha “cấp nước và sục khí” bơm nước thải ở bể điều hòa sẽ dừng và van điện cấp nước sẽ đóng.

Khi pha “lắng” kết thúc, pha “tháo nước và xả bùn” bắt đầu và kích hoạt van điện đầu ra để tiến hành chắt nước.

Bơm bùn sẽ hoạt động trong pha “tháo nước và xả bùn” và được khởi động theo thời gian đặt trước trên PLC.

Thời gian các pha trong mỗi mẻ của bể SBR khi hoạt động như sau: • Khi lưu lượng là 4500 m3/ngày.đêm

ƒPha nạp nước 60 phút ƒPha nạp nước + phản ứng 30 phút ƒPha phản ứng 270 phút ƒPha lắng 60 phút ƒPha tháo nước, xả bùn 60 phút • Khi lưu lượng là 6000 m3/ngày.đêm

ƒPha nạp nước 60 phút ƒPha nạp nước + phản ứng 30 phút ƒPha phản ứng 165 phút ƒPha lắng 45 phút ƒPha tháo nước, xả bùn 60 phút

Giai đoạn hoạt động duy trì các thông số sau: • pH của nước thải trong khoảng : 6.5 – 8.5 • Nồng độ oxy hòa tan DO = 1,5 – 2,5 mgO2/l

• Chỉ số SV = 300 – 600ml/l, ứng với chỉ số SVI = 80 – 150 mg/l • Giá trị MLSS = 2.500 – 4.000 mg/l

• Giá trị F/M = 0,025 – 0,125 kgBOD/kgMLSS/mẻ • Tỉ lệ BOD : N : P = 100 : 5 : 1

• Xác định hàm lượng MLSS cần duy trì trong bể SBR

• MLSS biểu thị hàm lượng vi sinh vật trong bể SBR, MLSS càng cao thì có khả năng khử BOD nồng độ cao hơn. Tuy nhiên giá trị này cũng có khoảng giới hạn nhất định từ 1000 - 10.000mg/l. Thông thường người ta chọn MLSS của bể SBR trong khoảng 2500 – 4000mg/l để dễ dàng vận hành và kiểm soát.

MLSS =LBOD/(F/M)xVSBR Trong đó:

- LBOD: tải lượng BOD cần xử lý hàng ngày, kgBOD/ngày

- F/M: lượng thức ăn trên lượng vi sinh vật, kgBOD/kgMLSS.mẻ, F/M: 0,025 – 0,125

- V : Thể tích bể SBR, m3

Tính lượng bùn hoạt tính thải bỏ trong mỗi mẻ

Lưu lượng bùn hoạt tính thải ra phụ thuộc trực tiếp vào tải lượng chất thải đi vào hệ thống. Nếu tải lượng chất thải đi vào tăng thì lượng bùn thải ra cũng tăng và ngược lại.

 Bể nén bùn

Một bơm vận chuyển hoạt động.Hoạt động của bơm (khởi động/dừng) được đóng mở bằng tay trên tủ điện của máy ép bùn.

 Hệ thống định lượng hóa chất Bơm NaOH ở chế độ AUTO

• Bơm định lượng NaOH hoạt động khi bơm nước thải ở trạm bơm hoạt động. Đồng thời pH của nước thải ở ngoài khoảng pH cho phép và mực hóa chất trong bồn hóa chất phải cao trên mức cho phép.

• Nguyên lý hoạt động: mở bơm khi pH < 6.5 (giá trị này có thể điều chỉnh hoặc thay đổi cho phù hợp trong quá trình vận hành), dừng bơm khi pH > 7.5.

Bơm HCl ở chế độ AUTO

• Bơm định lượng HCL hoạt động khi bơm nước thải ở trạm bơm hoạt động đồng thời pH của nước thải ở ngoài khoảng pH cho phép và mực hóa chất trong bồn hóa chất phải có trên mức cho phép.

• Nguyên lý hoạt động: mở bơm khi pH > 7.5 (giá trị này có thể điều chỉnh hoặc thay đổi cho phù hợp trong quá trình vận hành) dừng bơm khi pH < 7.0.

Bơm NaOCl ở chế độ AUTO

• Bơm định lượng NaOCl hoạt động khi nồng độ chlorine trong bể khử trùng ởdưới mức cho phép. Nồng độ Chlorine trong bể được xác định bởi thiết bị kiểm soát chlorine dư.

Bơm Polymer ở chế độ AUTO

• Bơm định lượng Polymer vào máy ép bùn hoạt động khi bơm cấp bùn vào máy ép bùn hoạt động và mực hóa chất trong bồn phải cao trên mức cho phép.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xử lý nước thải (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w