6. Kết cấu của đề tài
3.3 PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚ
3.3.1. Cải cách quản lý thuế gắn liền với cải cách chính sách thuế
Một trong những bài học quan trọng nhất rút ra từ kinh nghiệm, và đã được đề cập rất nhiều lần trong các tài liệu về cải cách quản lý thuế và chính sách thuế, là tầm quan trọng của việc đơn giản hoá hệ thống thuế để nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý thuế. Đó là trong bối cảnh nhiều nước đang phát triển, một hệ thống thuế với ít sắc thuế, số lượng thuế suất của mỗi sắc thuế là hạn chế, phạm vi miễn thuế hạn chế và có diện chịu thuế rộng sẽ dễ quản lý hơn và đem lại kết quả mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp. Các luật thuế phức tạp và không rõ ràng cũng gây khó khăn cho đối tượng nộp thuế trong việc tuân thủ và làm tăng chi phí tuân thủ luật.
Đơn giản hoá hệ thống thuế cũng sẽ dẫn đến việc giảm chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Chi phí tn thủ cũng giống như chi phí quản lý cần được giảm bằng các biện pháp như áp dụng thuế suất đơn (1 thuế
suất) (trong trường hợp thuế TNDN), xây dựng mức ngưỡng đăng ký nộp thuế thích hợp
và giảm quy định về miễn thuế. Việc áp dụng miễn thuế làm tăng các yêu cầu về sổ sách kế tốn và làm tăng chi phí tn thủ.
Cải cách quản lý thuế và cải cách chính sách thuế gắn liền với nhau trong tổng thể cải cách hệ thống thuế và là hai bộ phận cấu thành không thể tách rời nhau của cải cách thuế tại các nước trên thế giới. Một hệ thống chính sách được cải cách tiên
tiến nhưng nếu khơng phù hợp với trình độ quản lý sẽ khơng phát huy được tác dụng, và ngược lại, việc cải cách quản lý hành chính thuế cần được thực hiện trên nền tảng một hệ thống chính sách thuế ổn định, rõ ràng và đơn giản. Do vậy, việc cải cách chính sách thuế và quản lý thuế cần phải được kết hợp chặt chẽ và tương thích với nhau.