6 Kết cấu luận văn
2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây
2.1.3.2 Tính ổn định và đa dạng các khoản tiền gửi
Trong việc phân tích tính ổn định của các khoản tiền gửi thì ta sẽ xem xét đến tỷ trọng của từng loại kỳ hạn trong lượng tiền gửi tiết kiệm.
Đồ thị 2.1: Tỷ trọng tiền gửi theo kỳ hạn
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Tây Ninh)
Từ biểu đồ trên, qua các kỳ, BIDV Tây Ninh đều huy động được tiền gửi ngắn hạn là chủ yếu. Lượng tiền gửi ngắn hạn là loại vốn huy động có tính ổn định khá thấp.
Từ mức tỷ trọng 47% năm 2010, tiền gửi ngắn hạn tăng tỷ trọng lên 75% năm 2011 và giảm cịn 40% năm 2012. Bên cạnh đó, loại tiền gửi trung hạn có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2012, lên đến 46%, đây là loại tiền gửi có tính
ổn định cao. Chính yếu tố này đã giúp cho ngân hàng quản lý được khả năng thanh toán của mình.
Bên cạnh lượng vốn khá lớn được huy động từ cá nhân, BIDV Tây Ninh cịn có được nguồn vốn huy động không nhỏ từ các khách hàng doanh nghiệp. Nếu đối với khách hàng cá nhân thì loại tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp do mục đích gửi tiền của đa số người dân là để tiết kiệm, thì đối với khách hàng doanh nghiệp, tiền gửi chủ yếu là nhằm phục vụ thanh tốn.
Nhìn chung đặc điểm tiền gửi của hai đối tượng là khác nhau và có tác động trái ngược nhau đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nhưng sự đa dạng về các loại tiền gửi cũng là một cách để đảm bảo khả năng thanh tốn của ngân hàng. Với một chính sách thanh khoản hợp lý sẽ giúp ngân hàng tận dụng tối đa nguồn vốn có được để đầu tư hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong điều kiện tối thiểu hoá rủi ro thanh khoản.