Đóng góp của vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

3.3. Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trƣởng kinh tế

3.3.1. Đóng góp của vốn

Về mặt lý thuyết và thực tiễn, vốn là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên ở tỉnh An Giang, đóng góp của vốn vào tăng trưởng rất thấp, bình quân khoảng 0,9% trong cả giai đoạn 20 năm, tỷ trọng đóng góp 9,4% trong GDP. Điều này phù hợp với thực tế của tỉnh: là tỉnh nông nghiệp, nền kinh tế cịn lạc hậu, do đó, vai trị của vốn chưa phát huy hiệu quả. Đóng góp của vốn trong GDP thấp là do hai nguyên nhân: vốn dành cho mục tiêu đầu tư phát triển còn thấp và việc đầu tư của tỉnh khơng có hiệu quả hoặc đầu tư cơng là chủ yếu.

Bảng 3-10: Đóng góp của vốn vào tăng trưởng giai đoạn 1991-2009

Giai đoạn Tốc độ tăng (%) Đóng góp của vốn (%) Tỷ trọng đóng góp trong GDP (%) GDP Vốn 1991-1995 9,83 -5,90 -0,86 -6,70 1996-2000 6,88 3,93 0,57 9,38 2001-2005 8,96 13,82 2,00 20,94 2006-2009 10,88 13,32 1,93 15,02 1991-2000 8,36 -0,99 -0,14 1,34 2001-2009 9,82 13,59 1,97 18,30 1991-2009 9,05 5,92 0,86 9,37

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của Cục Thống kê An Giang, Sở Kế hoạch Đầu tư An Giang

Vốn đầu tư toàn xã hội ở tỉnh An Giang chiếm khoảng 50% GDP, tuy nhiên đây là vốn của tồn dân, mục đích đầu tư vốn khơng chỉ giới hạn trong phạm vi mở rộng sản xuất hay mục tiêu phát triển đất nước. Vốn đầu tư phát triển là loại vốn dành cho mục tiêu mở rộng sản xuất (đối với khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi) và cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước (dành cho khu vực nhà nước với các cơng trình đầu tư chậm hoặc không thu hồi được

vốn). Vốn đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng 14% trong GDP (giai đoạn 1990- 2009). Có nhiều nguyên nhân vốn đầu tư phát triển của tỉnh An Giang thấp. Thứ nhất, bất lợi về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng đã làm cản trở các nhà đầu tư đến tỉnh An Giang. Thay vào đó, họ sẽ chọn địa phương khác có điều kiện tương tự và gần hơn. Đây là một trong những lý do để chính quyền tỉnh An Giang quyết tâm cao độ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, để trở nên “thu hút” hơn và để được giàu có hơn. Thực tế, trong vòng 30 năm tỉnh An Giang chỉ thu hút được 21 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi (nhưng trong đó có 10 dự án rút vốn, giải thế. chiếm khoảng 8% trong tổng vốn đăng ký). Thứ hai, do tích lũy đầu tư của tỉnh thấp vì phần lớn người lao động sống phụ thuộc vào nông nghiệp (trên 70%) và lao động khơng có tay nghề chiếm đa số (88,4%), sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ (GDP do thành phần kinh tế cá thể tạo ra chiếm 77,4% trong tổng GDP, giai đoạn 2000-2009).

Theo kết quả tính tốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, hệ số ICOR của tỉnh rất cao, bình quân cho cả giai đoạn là 8,85 (trong đó 1991-2000 là 7,45, 2001-2009 là 10,4). Tuy nhiên, rất khó kết luận tỉnh An Giang đầu tư kém hiệu quả do kết quả tính tốn này chưa tính đến “độ trễ đầu tư” và giá trị gia tăng từ lợi ích kinh tế của các dự án đầu tư công, như đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các cơng trình cầu, đường, mở rộng hệ thống cấp thoát nước, đầu tư nâng cấp mạng lưới điện; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục, y tế; các cơng trình kè chống lũ, trạm bơm điện… đều là những loại hình đầu tư tạo nhiều phúc lợi xã hội và cần cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc điểm của các danh mục đầu tư này là tốn nhiều vốn nhưng lợi ích tài chính rất thấp, chậm thu hồi vốn. Nhưng đây sẽ là một bước tiến cho tỉnh An Giang phát triển trong tương lai.

Trong tổng số vốn đầu tư phát triển thì vốn nhà nước chiếm khoảng 33,10%, trong đó vốn vay chiếm 14,98%, cịn lại là vốn tự có của nhà nước (16,12%) (xem

Bảng 3-11 – phần Phụ lục). Việc vay vốn quá nhiều có thể có tác động tiêu cực đến

hiệu quả đầu tư. Do chức năng của nhà nước là đầu tư vào các cơng trình chậm thu hồi vốn, do đó, nhà nước sẽ khơng có lợi nhuận từ khoản đầu tư lớn này và hằng năm phải trả nợ vay. Do đó, các khoản vay lớn và áp lực phải trả nợ sẽ tạo động cơ

khuyến khích những người quản lý ngân sách sử dụng vốn một cách “linh hoạt”, bằng cách lấy từ dự án chưa cần thiết để chi trả nợ hoặc đầu tư vào dự án cho là quan trọng hơn nhưng đang thiếu vốn. Việc sử dụng ngân sách linh hoạt dễ lâm vào thế bị động do việc dàn đều cho tất cả các dự án cho là cần thiết và không tập trung vốn vào các dự án cụ thể. Ngoài ra, việc chuẩn bị đầu tư đơi khi chưa tính đủ đến yếu tố trượt giá, nếu chỉ quan tâm đến vốn danh nghĩa thì vốn đầu tư theo giá so sánh đôi khi không đủ thực hiện dự án. Các dự án thiếu vốn đầu tư khi triển khai thực hiện sẽ phải kéo dài đợi bổ sung vốn và tốn nhiều chi phí phát sinh do chỉ số giá tăng cao. Từ đó, dẫn đến hiệu quả đầu tư vốn giảm.

Mặc dù chiếm tỷ lệ đóng góp rất nhỏ vào tăng trưởng nhưng vốn luôn là yếu tố đầu tiên được chọn lựa cho mục tiêu phát triển. Vốn đầu tư hầu hết đều tăng hằng năm, và đóng góp của vốn ngày càng có xu hướng tăng. Cụ thể, trong giai đoạn 1991-1995, tốc độ tăng của vốn giảm (-5,9%) và làm giảm tăng trưởng. Vốn giảm do trong giai đoạn này nhà nước chưa tạo được mơi trường và chính sách đồng bộ cho khu vực tư nhân an tâm, phát triển. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý vừa sơ hở gây thất thốt vốn liếng và tài sản cơng, vừa gị bó phiền hà, cản trở việc phát huy quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của cơ sở.13

Trong các giai đoạn sau năm 1995, vốn bắt đầu tăng với tốc độ khá cao (1996-2000: 3,94%). Giai đoạn 2000- 2009, vốn tăng với tộc độ 13,57%, do giai đoạn này tỉnh An Giang bắt đầu đẩy mạnh chiến lược cơng nghiệp hố – hiện đại hoá đất nước, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thơng, đã làm tăng đóng góp của tỉnh từ 0,57% (1995-2000) đến 1,97% (2001-2009). Bên cạnh đó, nền kinh tế của tỉnh đã khởi sắc và có những thay đổi trong bộ máy nhà nước. Các doanh nghiệp mở rộng thị trường và kinh doanh có hiệu quả. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP là 4,2% trong giai đoạn 1990-1999 và 23,6% trong giai đoạn 2000-2009. Trong giai đoạn này, chủ trương xã hội hoá được phát động đến toàn dân nhằm huy động được sức dân, và thành công nhất là trên lĩnh vực giao thơng nơng thơn, góp phần thay đổi bộ mặt

nông thôn, nhất là thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa ở khu vực này.

Trong danh mục đầu tư của nhà nước, thì cơ sở hạ tầng giao thơng xếp thứ 2 sau danh mục đầu tư cho giáo dục 34%. Cùng với chủ trương ưu tiên cho khu vực công nghiệp nên đầu tư cho khu vực này xếp thứ 3. Đầu tư cho nơng nghiệp xếp ở vị trí thứ 4. (Xem Bảng 3-11; Bảng 3-12 – phần Phụ lục)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 39 - 42)