KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 51)

Kết quả nghiên cứu đóng góp một góc nhìn rộng hơn về nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học. Trong đó, phương pháp phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế kết hợp hai phương pháp phân tích dịch chuyển - cấu phần và phương pháp hạch toán tăng trưởng là điểm khác biệt so với các đánh giá về tăng trưởng kinh tế tại tỉnh An Giang. Nó giúp cho nhà hoạch định chính sách hiểu sâu hơn về nguồn gốc của tăng trưởng phục vụ cho việc xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh tế bền vững cho địa phương trong thời gian tới. Nghiên cứu tìm ra rằng: (i) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương trong giai đoạn 1990-2009 từ khu vực I sang khu vực III là đáng kể nhưng còn chậm, riêng khu vực II khơng có biến động nhiều; (ii) Tăng trưởng nội ngành của khu vực II và III là thấp không như kỳ vọng của địa phương nguyên nhân do tỷ trọng lao động cịn q thấp. khu vực I có đóng góp vào tăng trưởng cao nhất nhưng khơng bền vững do đóng góp này phụ thuộc vào tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và tăng lực lượng lao động giản đơn; (iii) Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của TFP là không đáng kể và xu hướng tăng, hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư thấp và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế khơng cao. Diện tích sản xuất nơng nghiệp và lực lượng lao động đóng góp đáng kể và tăng trưởng kinh tế, thể hiện trình độ phát triển kinh tế của tỉnh An Giang vẫn cịn thấp.

Tóm lại tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang giai đoạn 1990-2009 là cao so với bình qn cả nước nhưng tăng trưởng khơng bền vững, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, phụ thuộc nhiều vào lực lượng lao động phổ thơng và tăng diện tích đất nơng nghiệp. Như vậy trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững tỉnh An Giang cần có những điều chỉnh phù hợp.

Qua kết quả phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và các yếu tố đóng góp cho tăng trưởng, ta thấy có bốn vấn đề có thể giải quyết được để cải thiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ở phần này sẽ gợi ý các giải pháp để giải quyết các vấn đề trên.

Vấn đề về vốn, nâng cao vai trò của vốn vào tăng trưởng. Ở góc độ địa

phương, gợi ý các chính sách để tăng vốn đầu tư là khơng hợp lý. Vì tỉnh An Giang khơng thể đặt ra các loại phí, lệ phí để tăng nguồn thu nhiều hơn. Do đó, việc nằm trong phạm vi của tỉnh là sử dụng hiệu quả vốn và tận dụng cơ hội.

Trước hết, chọn lọc ra các danh mục đầu tư hiệu quả, thuyết phục để có thể tranh thủ được vốn từ ngân sách trung ương, từ đó giảm áp lực vay vốn để đầu tư. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng khơng phải dễ để thực hiện. Ở góc độ “xin”, “bên đi xin” sẽ cố gắng xin nhiều và ở góc độ “cho”, “bên cho” sẽ cố gắng cắt giảm. Việc lập dự án phải được thực hiện bởi các cán bộ có trình độ cao, với những cơng cụ phân tích dự án khoa học và phải mạnh dạn cắt giảm, đề xuất cắt giảm đối với những dự án thiếu khả thi. Sẽ là thiệt thòi cho sự phát triển của tỉnh khi một dự án thiết thực không được “cho” và sẽ là tổn thất cho tương lai khi một dự án không hiệu quả, khả thi được thực hiện, “chèn ép” đồng vốn đầu tư cho các dự án khác và là sự lãng phí nguồn lực trong bối cảnh nước ta cịn nghèo và nguồn lực còn hạn chế.

Thứ hai, do hạn chế nguồn lực đầu tư nên tỉnh phải lựa chọn ra các cơng trình thiết thực và có ý nghĩa để thực hiện, đặc biệt là các cơng trình các tuyến đường huyết mạch, giao thông nông thôn, khơng đầu tư dàn trải làm tình trạng thiếu vốn càng trầm trọng hơn. Điều này không phải là điều dễ dàng mà là sự đánh đổi giữa cái trước mắt và tương lai, giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định chính trị, cơng bằng xã hội. Với những vấn đề phức tạp về xã hội, ổn định chính trị cần phải giải quyết, tỉnh An Giang phải nhìn nhận vốn đầu tư của tỉnh khơng nhiều, do vậy, từng đồng vốn đầu tư bỏ ra phải thật sự hiệu quả, và phải lựa chọn những dự án có lợi ích kinh tế cao, là lực đẩy để thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Thứ ba, tăng cường kết hợp các dự án hợp tác công – tư để có thể đầu tư được nhiều hơn các cơng trình có lợi ích kinh tế lớn, vừa giảm áp lực lên ngân sách tỉnh nhà. Việc hợp tác cơng tư góp phần làm tăng hiệu quả của dự án, làm lợi cho cả ba: nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.

thực hiện dự án đầu tư công cộng. Đây là điều rất quan trọng. Tính khơng minh bạch của khu vực cơng sẽ tạo ra nạn tham nhũng, gây thất thốt vốn và giảm chất lượng cơng trình đầu tư. Và điều này sẽ dẫn đến sự mất lòng tin từ đối tác hoặc bên cấp vốn đầu tư, dẫn đến thiệt hại lớn cho sự tăng trưởng của tỉnh nếu những đối tượng này không tiếp tục hợp tác hoặc ngừng cấp vốn.

Và thứ năm, vốn cần tập trung vào các chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc đầu tư vào con người và nâng cao trình độ của họ sẽ tạo ra những lợi ích lớn trong hiện tại lẫn tương lai.

Vấn đề về lao động. Yếu tố lao động là vấn đề tỉnh An Giang có thể cải thiện

được một cách có hiệu quả. Thời gian qua, Sở Lao động TBXH tỉnh đã nhìn nhận sự thiếu quan tâm trong quá trình đào tạo nghề của tỉnh, mà trách nhiệm thuộc về Sở. Là yếu tố đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng, nên nếu được cải thiện, đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng sẽ lớn hơn rất nhiều. Do vậy, việc đầu tư vào giáo dục, đào tạo và định hướng nghề (khu vực II, khu vực III) để tăng hàm lượng chất xám của tỉnh là việc rất cần thiết cho tỉnh An Giang. Lao động trong khu vực I cũng rất cần thiết để đào tạo, nâng cao kiến thức trong việc sản xuất nông nghiệp. Vừa qua, tỉnh đã làm rất tốt công tác khuyến nơng, các chương trình cùng nơng dân ra đồng, do đó, nên tiếp tục phát huy hành động này.

Vấn đề về chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Việc chuyển dịch theo hướng giảm

dần tỷ trọng của nông nghiệp là hợp lý. Nhưng vừa qua, nhà nước chưa thể hiện tốt vai trò định hướng và dẫn dắt nền kinh tế. Việc đề ra các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chung chung, chưa quan tâm đến chuyển dịch trong đội ngũ lao động cũng như chưa bố trí vốn đầu tư vào các cơng trình tạo nên “lực đẩy” cho q trình chuyển dịch. Do đó, kết quả hực hiện q trình chuyển dịch thực tế sẽ khó đạt kỳ vọng. Như kết quả đã phần phân tích năng suất tăng thêm trong nội ngành, ta thấy mặc dù năng suất của khu vực II và III rất cao, nhưng năng suất tăng thêm cũng như đóng góp khơng nhiều trong tăng trưởng năng suất nội ngành. Nguyên nhân là tỷ trọng của lao động trong các khu vực này cịn thấp. Sự thành cơng của

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ có được khi sự đầu tư vào các cơng trình hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển dịch có hiệu quả, đúng hướng và sự định hướng đúng đắn, hiệu quả trong quá trình đào tạo lao động.

Đầu tiên, khuyến khích lao động chuyển sang khu vực dịch vụ. Là ngành thâm dụng lao động nhưng khu vực dịch vụ không yêu cầu khắc khe về tay nghề cũng như tác phong công nghiệp như khu vực dịch vụ, cụ thể trong các ngành nghề buôn bán, sửa chữa, phục vụ trong các nhà hàng, khách sản…. Khuyến khích chuyển dịch sang khu vực này vừa giải quyết việc làm cho người lao động, vừa tăng thêm thu nhập cho họ cũng như tạo ra nhiều giá trị thặng dư vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Để việc chuyển dịch được hiểu quả, các trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh phải thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu và hướng dẫn các thủ tục để người lao động có định hướng nghề nghiệp, phù hợp với khả năng, không thiếu thông tin và hạn chế bỡ ngỡ.

Trong khu vực công nghiệp, dù là ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhưng vừa qua, lao động tham gia trong khu vực này rất thấp. Nguyên nhân là qui mô công nghiệp của An Giang đã vừa đủ tầm với kinh tế của tỉnh nhà. Do An Giang cách xa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông để đến tỉnh không thuận lợi, gây trở ngại cho việc thu hút đầu tư của tỉnh. Vì vậy, một khi An Giang giải quyết được vấn đề về cơ sở hạ tầng, trở ngại này sẽ được tháo gỡ. Việc chính quyền tỉnh cần làm trước mắt là tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ chốt tại khu vực này.

Do đó, trong ngắn hạn, khuyến khích đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động và có năng suất cao để giải quyết việc làm cho người lao động, tận dụng thặng dư lao động trước khi đủ khả năng phát triển các ngành thâm dụng vốn.

Về vấn đề tăng trưởng cao và ổn định cũng như chất lượng của tăng trưởng. Trong ngắn hạn và dài hạn, nếu thực hiện thành công các giải pháp trên, sẽ

giúp cho kết quả tăng trưởng tỉnh An Giang cao hơn và chất lượng tăng trưởng sẽ được cải thiện. Sự tăng trưởng ổn định hoặc bền vững chỉ có thể có được một khi An Giang có một cơ cấu kinh tế hợp lý. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tất yếu

nhưng đến một giai đoạn nào đó sẽ có điểm dừng hoặc việc chuyển dịch sẽ khơng cịn rõ nét và tập trung hết cho sự phát triển nội ngành. Lúc bấy giờ, An Giang sẽ phát triển bền vững với một cơ cấu: khu vực I vừa đủ để tạo nên sự ổn định cho nông dân, đủ cho sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp chế biến và đủ cho hoạt động giao thương; khu vực II đủ mạnh để cung cấp các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho khu vực I và tỉnh nhà; khu vực III đủ mạnh với ngành thương mại, dịch vụ phát triển mạnh.

Tăng trưởng kinh tế An Giang sẽ như thế nào một khi diện tích sản xuất nơng nghiệp khơng cịn tăng được nữa? Theo kết quả phân tích thì yếu tố diện tích có vai trị rất lớn và đóng góp 59% vào tăng trưởng kinh tế. Kết quả đóng góp này bên cạnh việc gia tăng về lượng (diện tích) thì cịn có đóng góp của việc sử dụng đất sản xuất có chất lượng. Do vậy, khi yếu tố này chưa hoặc đã được sử dụng tồn dụng, thì việc tăng chất lượng sử dụng đất: thâm canh, nuôi trồng các loại cây, giống có năng suất, có giá trị gia tăng cao, cải tiến các giống lúa có chất lượng và năng suất cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa ruộng đồng… sẽ góp phần lớn trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang cũng như đảm bảo thu nhập của người nông dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO --- oOo ---

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các tác giả (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một

số đánh giá ban đầu cho Việt Nam.

2. Bùi Quang Bình (2010), “Mơ hình tăng trưởng kinh tế việt nam nhìn từ góc độ

chuyển dịch cơ cấu”, Tạp chí khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số

5(40).

3. Nguyễn Thị Cành (2011), “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”. Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng, số Xn Tân Mão năm 2011.

4. Đặng Hoàng Thắng, Võ Thành Danh (2010), “Phân tích tác động của các yếu tố

đến tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ: Cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 8.

5. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh

tế ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Trần Thọ Đạt (2009), “Hậu khủng hoảng: Mơ hình tăng trưởng nào cho Việt Nam?”, Cổng Thông tin về WTO và tiếp cận thị trường, truy cập ngày

08/02/2011 tại địa chỉ

http://wto.nciec.gov.vn/Lists/HotNews_vn/DispForm.aspx?ID=127

7. FETP (2008-2010), Tài liệu giảng dạy mơn Kinh tế vĩ mơ, Chính sách phát triển. 8. Đinh Phi Hổ (2009), Kinh tế Phát triển: Lý thuyết và thực tiển, NXB Thống kê. 9. Cục thống kê tỉnh An Giang, Niên giám thống kê tỉnh An Giang các năm: 1990-

2009.

10. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang (2010), Tổng kết tình hình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa từ thực tiễn quá trình đổi mới của tỉnh An Giang (1986-2010).

11. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang (2010), Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách khuyến khích của tỉnh để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa.

12. Cục Thống kê tỉnh An Giang (1995), Tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang qua

số liệu tổng sản phẩm quốc nội 1990-2000.

13. Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang (2005), Báo cáo tham luận về giải pháp đẩy mạnh xây dựng phát triển hệ thống giao thông giai đoạn 2005-2009, Hội

đoạn 1990-2004 và đến năm 2010 tỉnh An Giang.

14. Đỗ Hoài Nam và nhiều tác giả (2006), Những bước đột phá của An Giang trên

chặng đường đổi mới kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế

Việt Nam.

15. Tăng Văn Khiêm, Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp thời kỳ 1996- 2005 trong toàn nền kinh tế quốc dân, Viện Khoa học Thống kê.

16. Đỗ Mai Thành (2007), “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu”,

Khoa Giáo dục Chính trị, Đại học Sư phạm Hà Nội, truy cập ngày 08/02/2011

tại địa chỉ http://fpe.hnue.edu.vn/index.php?showpost=79.

17. Bình Đại, Đình Tuyển (2011), “Khai phá Tứ giác Long Xuyên – Bài 1: “Vàng”

hóa đồng hoang”, Sài Gịn Giải phóng Online, truy cập ngày 08/02/2011 tại địa

chỉ http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2011/4/255477/.

TIẾNG ANH

1. Tran Tho Dat (2004), Part II – National Reports Vietnam of Total Factor Productivity Growth: Survey Report, Asian Productivity Organization.

2. Economic Divison, Ministry of Trade and Industry Singapore, , “Singapore’s productivity performance”, access on 08/02/2011, at http://app- stg.mti.gov.sg/data/article/21/doc/NWS_Productivity.pdf

3. Vo Tri Thanh and Nguyen Anh Duong (2007), Studies of Total Factor Productivity in Vietnam: A Review, Central Institute for Economic Management.

4. Fagerberg, Jan (2000), Technological progress, structural change and productivity growth: a comparative study, Structural Change and Economic

Dynamics.

5. Nguyen Khac Minh and Giang Thanh Long (2008), “Factor productivity and efficiency of the Vietnamese economy in transition”, Asia-Pacific Development

PHỤ LỤC – BẢNG BIỂU

Bảng 3-1: Diễn biến cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 1990-2009

Cơ cấu ngành 1990 1995 2000 2005 2009 1990-2009 Khu vực 1 59,42 53,59 41,57 38,46 34,31 -25,12 Khu vực 2 9,02 11,73 11,17 12,27 12,00 2,98 Khu vực 3 31,55 34,68 47,26 49,27 53,69 22,14

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh An Giang

Bảng 3-4: Thay đổi năng suất, tỷ trọng lao động trong phân tích dịch chuyển - cấu phần

Năm

Năng suất _ Pi

(triệu đồng/người) Tỷ trọng Si (%)

Thay đổi năng suất _ ∆P

(triệu đồng/người) Thay đổi tỷ trọng_ ∆S (%)

KV1 KV2 KV3 AG KV1 KV2 KV3 KV1 KV2 KV3 AG KV1 KV2 KV3 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 1990 2,522 4,483 10,794 3,531 0,819 0,078 0,104 1991 2,599 5,749 10,971 3,712 0,824 0,068 0,107 0,077 1,266 0,177 0,181 0,006 -0,009 0,004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 51)