Đóng góp của diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 44)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

3.3. Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trƣởng kinh tế

3.3.3. Đóng góp của diện tích

Theo kết quả hồi qui, đóng góp của yếu tố diện tích là lớn nhất, gấp 1,56 lần đóng góp của yếu tố lao động và 13,5 lần đóng góp của yếu tố vốn. Đóng góp của yếu tố diện tích đất sản xuất nơng nghiệp chiếm 59%% trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thực tế, nơng nghiệp giữ vai trị quan trong trong kết quả tăng trưởng kinh tế của cả tỉnh. Nông nghiệp tạo ra lương thực cho cả nước và tạo nguồn thu lớn từ xuất khẩu. Tỷ trọng của các sản phẩm nông nghiệp chiếm 87,4% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong giai đoạn 2000-2009. Nông nghiệp giải quyết cho hơn 70% tổng số lao động, tương đương với hơn 1 triệu lao động và đảm bảo cuộc sống cho hàng triệu người trong gia đình của họ.

Bảng 3-15: Đóng góp của diện tích đất sản xuất nơng nghiệp vào tăng trưởng giai đoạn 1991-2009

Giai đoạn Tốc độ tăng (%) Đóng góp của diện tích (%) Tỷ trọng đóng góp trong GDP (%) GDP Diện tích 1991-1995 9,83 5,11 9,66 105,75 1996-2000 6,88 2,28 4,32 60,02 2001-2005 8,96 2,83 5,35 49,89 2006-2009 10,88 1,38 2,61 10,55 1991-2000 8,36 3,69 6,99 82,88 2001-2009 9,82 2,18 4,13 32,41 1991-2009 9,05 2,98 5,63 59,97

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của Cục Thống kê An Giang, Sở Kế hoạch Đầu tư An Giang.

Góp phần đưa An Giang lên thành tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất, đầu tiên phải kể công của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các lãnh đạo của tỉnh trong giai đoạn 1988-1990. Chính họ là người đã khai hoang vùng Tứ giác Long Xuyên – vùng nhiễm phèn nặng và theo các nhà khoa học lúc bấy giờ là khó có thể cải tạo được vùng đất này. Sau 10 năm khai phá, Tứ giác Long Xuyên đã trở thành một trong hai vùng trọng điểm sản xuất lúa của ĐBSCL14 tình hình sản xuất nơng nghiệp của tỉnh An Giang phát triển mạnh.15 Theo báo cáo đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 1986-2010 thì đến năm 2000, nhờ vào 60.000 hecta diện tích lúa tăng vụ từ khai hoá vùng đất này, sản lượng của An Giang đã tăng mạnh. Sản lượng bình quân hàng năm tăng trên 120.000 tấn (từ 900.000 tấn năm 1985 lên 1.500.000 tấn năm 1990).

14Khai phá Tứ giác Long Xun, phần 1. http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2011/4/255477/

15 Báo cáo tính hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1986-2010: sản lượng bình quân hàng năm tăng trên 120.000 tấn nhờ vào 60.000 ha diện tích tăng vụ, sản lượng tăng ừ 900.000 tấn năm 1985 lên 1.500.000 tấn năm 1990.

Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ lũ lụt, bất lợi thời tiết, dịch bệnh, mất mùa đến việc trúng mùa nhưng mất giá và bị chèn ép giá bởi các mơi giới trung gian. Từ đó làm người nơng dân nản chí, hoặc thua lỗ đến mức phải bán bỏ ruộng đất. Trong 3 năm bị thiệt hại nặng nề về lũ (1997, 2000, 2001) cùng với dịch bệnh đã làm diện tích trồng lúa giảm 28.490 ha, sản lượng giảm 391.125 tấn (riêng năng suất giảm 2,1 tạ/ha vào năm 1997 và 4,5 tạ/ha năm 2001. Năm 2006 là năm diện tích giảm mạnh 26.234 ha (gần bằng cả ba năm đã phân tích ở trên), làm sản lượng giảm kỷ lục 218.527 tấn, nguyên nhân vẫn là lũ, dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi và thực hiện chủ trương 3 năm 8 vụ để xả lũ.

Ngồi ngun nhân giảm diện tích trồng lúa do lũ lụt, dịch bệnh, thì tỉnh cịn có chủ trương khuyến khích người dân trồng xen canh hoa màu. Chủ trương khuyến khích trồng hoa màu vì đây là cây trồng ngắn ngày, tạo ra nhiều thu nhập cho người nông dân, cũng như khi thực hiện xen canh sẽ tăng thêm độ màu mỡ cho đất. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lưu ý rằng xen canh sẽ khơng có lợi vì thị trường cho hoa màu khó tính hơn, và có thể đất đai sẽ sớm xói mịn vì việc thực hiện thâm canh này. 16

Có tác động tích cực đến tăng trưởng là sự quản lý, điều hành hiệu quả trong khu vực I đã làm tăng chất lượng sử dụng đất sản xuất. Là ngành có năng suất thấp, chi phí trung gian lại cao (50% trên tổng giá trị sản xuất, cao hơn 17% so với khu vực dịch vụ (33%) và thấp hơn khu vực cơng nghiệp (78%) nên có được sự thành cơng của khu vực I như hôm nay không phải là điều đơn giản. Đây là kết quả của cả một q trình khơng ngừng đột phá trong sản xuất, điều hành và sự năng động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác.

Đầu tiên phải kể đến là chính sách khuyến khích xã hội hóa sản xuất giống lúa. Từ chỗ các cơ sở cung cấp giống chỉ đáp ứng 15% (phần cịn lại do nơng dân tự

16 Ý kiến của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tri Khiêm tại Hội thảo về cây lúa do UBND tỉnh An Giang tổ chức ngày ….

lai tạo nên chất lượng giống thấp) đến năm 2009, tỉnh An Giang đáp ứng cho trên 80% diện tích canh tác (trong khi khu vực ĐBSCL – khơng kể An Giang - là 0,1%). Ngồi ra, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp là sự thành công của đề án phát triển trạm bơm điện (2008-2009), phục vụ cho việc tưới tiêu cho 53% diện tích canh tác, giúp tiết kiệm đáng kể lượng nước, giúp sản lượng và năng suất được ổn định, giảm chi phí bơm nước bình qn 370 ngàn/ha, làm lợi cho nơng dân trên 45 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ cho nơng dân trang bị cơ giới hố ruộng đồng đã giúp người nơng dân tiết kiệm chi phí, như cơng nghệ sấy làm lợi cho nơng dân 263 tỷ đồng, ứng dụng máy gặt lúa làm tỷ lệ hao hụt giảm dưới 2% (nếu làm bằng công lao động thì tỷ lệ này là 5,19%), thu hoạch lúa bằng cơ giới giảm chi phí từ 700-800 ngàn/ha, máy gặt đập liên hợp công suất cao giảm tỉnh trạng thiếu nhân công lao động cắt lúa, giúp thu hoạch nhanh gọn, đảm bảo lịch thời vụ xuống giống cho vụ sau… Ngoài ra, tăng trưởng năng suất trong nội ngành nông nghiệp là do chuyển dịch sang ngành có năng suất cao hơn, như thủy sản, chăn ni, hoa màu, chuyển từ việc trồng cây tạp sang trồng cây chuyên canh…

Bên cạnh sự biến động diện tích do các vấn đề ở lĩnh vực sản xuất lúa, thì trong lĩnh vực ni trồng thuỷ sản, diện tích ni trồng thuỷ sản biến động nhiều do ảnh hưởng giá cả. Trong ni trồng thuỷ sản có thuận lợi từ bất lợi trong sản xuất lúa, tức lũ lụt. Khi lũ đến, đem đến một lượng lớn cá phong phú và đa dạng cho những người nông dân sống nhờ vào mùa lũ, đó cũng là nguồn thức ăn dồi dào của thuỷ sản ni trồng. Ngồi một lượng nông dân nuôi cá cung cấp cho nhà sản xuất thì có một lượng lớn người dân ni cá theo “phong trào” do việc nuôi cá không tốn nhiều thời gian và công sức như trồng lúa, lại cho lợi nhuận cao. Phong trào nuôi cá thường bùng phát mạnh trong những năm cá được giá (2000-2002, 2004, 2007) và giảm mạnh ở những năm cá mất giá. Tuy nhiên, so với trước đây, lợi nhuận của người dân ni cá khơng cịn cao như các năm trước do sự tăng mạnh về phía cung. Trong năm 2006, 2008 có hàng loạt nhà ni cá phá sản do mất giá vì đặc điểm của nghề nuôi cá là cho lợi nhuận cao nhưng chi phí ni cũng cao (chủ yếu là thức ăn cho cá).

Hình 3-7: Tốc độ tăng diện tích sản xuất và tăng trưởng sản lượng khu vực I

Nguồn: Cục Thống kê An Giang

Nếu ví sự thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp của An Giang như một “của trời cho” từ thiên nhiên, thì chúng ta thấy rằng “của trời cho” này vừa đủ lớn để không tạo sự ỷ lại, từ người nông dân đến các nhà lãnh đạo. Sự khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp vơ hình đã tạo nên động lực cho chính quyền và người nơng dân phấn đấu, để khơng ngừng tìm kiếm những giải pháp cũng như những cải tiến để khắc phục khó khăn và tăng cao sản lượng nông sản.

3.3.4. Đóng góp của TFP

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang thấp với con số là âm 0,13% trong cả giai đoạn 1990-2009, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng rất thấp, khoảng 7,2%. Có nghĩa là cơ chế quản lý, điều hành của nhà nước, hay sự kết hợp giữa các yếu tố sản xuất chưa hiệu quả đã làm giảm tăng trưởng của tỉnh. Và ở đặc thù của An Giang, thời tiết, thiên tai cũng là một yếu tố cấu thành nên TFP.

TFP phản ánh khá chính xác những thay đổi kinh tế tỉnh An Giang. Trước hết về cơ chế quản lý. Trong giai đoạn 1991-1995, khi cơ chế quản lý TFP không tạo được mơi trường thuận lợi, thơng thống cho khu vực tư nhân an tâm, phát triển,

TFP đã làm giảm tốc độ tăng trưởng 1,92%.17 Thứ hai, về vấn đề thời tiết, thiên tai, trong giai đoạn có lũ liên tiếp 1996-2000, TFP của tỉnh chỉ tăng ít, đóng góp khoảng 5,64% trong GDP. Các giai đoạn khác có điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng TFP khá cao, trung bình 28,31% trong GDP trong giai đoạn 2001- 2009.

Bảng 3-16: Đóng góp của TFP vào tăng trưởng giai đoạn 1991-2009

Giai đoạn Tốc độ tăng GDP (%) Tỷ trọng đóng góp trong GDP (%) 1991-1995 9,83 -28,31 1996-2000 6,88 5,64 2001-2005 8,96 24,38 2006-2009 10,88 32,25 1991-2000 8,36 -11,33 2001-2009 9,82 27,88 1991-2009 9,05 7,24

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang.

Đặc biệt là trong giai đoạn 2005-2008, khi kinh tế tỉnh An Giang có tình trạng tăng trưởng cao, TFP đã âm, làm chậm tăng trưởng là -2,2%. Nguyên nhân trong giai đoạn này các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản phát triển mạnh. Lúc này, phần lớn nguồn lực tập trung vào các ngành nghề tạo ra nhiều giá trị gia tăng, khơng cịn ưu tiên vào sản xuất, tạo nên các “bong bóng đầu tư”. Kết hợp với phần phân tích dịch chuyển - cấu phần, ta thấy năng suất tăng thêm của khu vực I đã giảm từ 1,755 triệu đồng/người còn 1,517 triệu đồng/người (2005,2006); năng suất khu vực II giảm 1,302 còn 1,277 triệu đồng/người (2006,2007); khu vực III giảm từ 1,310 còn 0,994 triệu đồng/người. (Xem Bảng 3-4 – phần Phụ lục)

TFP thấp phản ánh chính xác hiệu quả của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế của tỉnh. Như ở phần cơ sở lý thuyết có đề cập, TFP có mối quan hệ với cơ cấu kinh tế. Một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý với các bộ phận kết hợp hài hòa sẽ đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, chất lượng tăng trưởng ổn định và bền vững, từ đó cấu thành nêu TFP cao, giúp cho nền kinh tế chống được cú sốc bên ngoài. Qua so sánh tỷ trọng lao động trong ba khu vực và tỷ trọng GDP của từng khu vực trong tổng GDP, ta thấy quá trình chuyển dịch của tỉnh vẫn cịn chậm và chưa hiệu quả. Khu vực I có năng suất thấp (chiếm 75% lao động, tạo ra 44% GDP) nhưng tỷ trọng lao động vẫn còn rất cao. Khu vực II lao động tạo ra năng suất gấp đôi nhưng chỉ chiếm 7% lao động (tạo ra 17% GDP). Và khu vực III với năng suất lao động cao nhất thì có tỷ trọng lao động vẫn còn thấp (lao động 17%, GDP 42%). Với một cơ cấu có khu vực năng suất thấp mà lao động chiếm đa số, thì mọi sự bất lợi của khu vực này sẽ ảnh hưởng rất lớn tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà và cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, đôi khi việc dịch chuyển lao động sang khu vực có năng suất cao cũng chưa chắc là hiệu quả, như trong năm 2007, 2008 khi các bong bóng xà phịng nổ ra, sự kết hợp giữa lao động và vốn không hiệu đã làm cho TFP ảnh hưởng tiêu cực vào tăng trưởng (TFP -10,6% (2007) và -8,1% (2008).

Kết luận chương

Như vậy, với tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng là 58,97% thì diện tích là yếu tố đóng góp nhiều nhất trong tăng trưởng GDP, kế đến là yếu tố lao động (24,41%). Hai yếu tố vốn và TFP thể hiện vai trò thấp đối với tăng trưởng kinh tế khi chỉ đóng góp 16,62%. Điều này chứng tỏ là kinh tế của tỉnh An Giang vẫn cịn đang ở trình độ thấp, khi tăng trưởng dựa phần lớn vào lao động giản đơn và tài nguyên thiên nhiên, chất lượng tăng trưởng thấp và vốn đầu tư chưa phát huy được hiệu quả.

Quá trình chuyển dịch kinh tế của tỉnh vẫn còn chậm và chưa hiệu quả. Hiệu ứng tĩnh và động của khu vực II, hiệu ứng nội ngành của khu vực II và III thấp cho ta thấy điều này. Năng suất khu vực II và III cao, nhưng do tỷ trọng lao động còn quá thấp, chỉ chiếm 24% lực lượng lao động.

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Kết quả nghiên cứu đóng góp một góc nhìn rộng hơn về nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học. Trong đó, phương pháp phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế kết hợp hai phương pháp phân tích dịch chuyển - cấu phần và phương pháp hạch toán tăng trưởng là điểm khác biệt so với các đánh giá về tăng trưởng kinh tế tại tỉnh An Giang. Nó giúp cho nhà hoạch định chính sách hiểu sâu hơn về nguồn gốc của tăng trưởng phục vụ cho việc xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh tế bền vững cho địa phương trong thời gian tới. Nghiên cứu tìm ra rằng: (i) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương trong giai đoạn 1990-2009 từ khu vực I sang khu vực III là đáng kể nhưng cịn chậm, riêng khu vực II khơng có biến động nhiều; (ii) Tăng trưởng nội ngành của khu vực II và III là thấp không như kỳ vọng của địa phương nguyên nhân do tỷ trọng lao động cịn q thấp. khu vực I có đóng góp vào tăng trưởng cao nhất nhưng khơng bền vững do đóng góp này phụ thuộc vào tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và tăng lực lượng lao động giản đơn; (iii) Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của TFP là không đáng kể và xu hướng tăng, hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư thấp và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế khơng cao. Diện tích sản xuất nơng nghiệp và lực lượng lao động đóng góp đáng kể và tăng trưởng kinh tế, thể hiện trình độ phát triển kinh tế của tỉnh An Giang vẫn cịn thấp.

Tóm lại tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang giai đoạn 1990-2009 là cao so với bình qn cả nước nhưng tăng trưởng khơng bền vững, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, phụ thuộc nhiều vào lực lượng lao động phổ thơng và tăng diện tích đất nông nghiệp. Như vậy trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững tỉnh An Giang cần có những điều chỉnh phù hợp.

Qua kết quả phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và các yếu tố đóng góp cho tăng trưởng, ta thấy có bốn vấn đề có thể giải quyết được để cải thiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ở phần này sẽ gợi ý các giải pháp để giải quyết các vấn đề trên.

Vấn đề về vốn, nâng cao vai trò của vốn vào tăng trưởng. Ở góc độ địa

phương, gợi ý các chính sách để tăng vốn đầu tư là khơng hợp lý. Vì tỉnh An Giang khơng thể đặt ra các loại phí, lệ phí để tăng nguồn thu nhiều hơn. Do đó, việc nằm trong phạm vi của tỉnh là sử dụng hiệu quả vốn và tận dụng cơ hội.

Trước hết, chọn lọc ra các danh mục đầu tư hiệu quả, thuyết phục để có thể tranh thủ được vốn từ ngân sách trung ương, từ đó giảm áp lực vay vốn để đầu tư. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng khơng phải dễ để thực hiện. Ở góc độ “xin”,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)