NHỮNG BÀN LUẬN VÀ GỢI Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam trong giai đoạn 2006 2010 và tỷ số tài chính (Trang 61 - 66)

3 CHƯƠNG : TÓM TẮT NGHIÊN CỨU, NHỮNG BÀN LUẬN VÀ GỢI Ý

3.2 NHỮNG BÀN LUẬN VÀ GỢI Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1 Bàn luận về kết quả nghiên cứu.

Trong phần này, các vấn đề được bàn luận gồm có kết quả về tỷ số bình qn giữa các nhóm ý kiến kiểm tốn, những biến khơng ảnh hưởng đến mơ hình và

những biến có đóng góp quan trọng trong mơ hình dự đốn.

Theo kết quả phân tích ở chương 2, ta thấy hai nhóm ý kiến kiểm tốn có sự cách biệt nhau khá rõ rệt về giá trị trung bình của biến vốn cổ phần trên nợ phải trả (T4) và biến lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (T2), kế đến là biến sự phát triển về quy mô tài sản của doanh nghiệp (PT) và biến vốn lưu động trên tổng tài sản (T1), tiếp theo là biến suất sinh lời trên tổng tài sản (T3), biến doanh thu thuần trên tổng tài sản (T5), biến tổng tài sản trên tổng nợ (DB) và tỷ số thanh tốn hiện hành (TH). Trong đó chỉ có bốn biến có khả năng phân biệt một cách có ý nghĩa là PT, T1, T3, và T5. Biến có đóng góp quan trọng nhất cho hàm phân biệt là T1 và T5.

Trước hết, ta xem xét các tỷ số phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng nợ phải trả của công ty nhận ý kiến chấp nhận tồn phần có giá trị trung bình là 17,75%; trong khi đó tỷ số này của cơng ty nhận ý kiến chấp nhận từng phần có giá trị trung bình là 0,13%. Hai giá trị này cách biệt đến

138 lần. Tỷ số tổng tài sản trên tổng nợ (DB) cũng thể hiện cơ cấu tài chính của cơng ty nhưng giá trị trung bình của tỷ số này giữa hai nhóm chênh lệch khơng cao.

Điều này có thể do biến DB chỉ sử dụng giá trị sổ sách cịn biến T4 có sử dụng giá

thị trường để tính vốn cổ phần nên làm khuếch đại sự chênh lệch giữa hai nhóm. Từ

đó, ta có thể nói chênh lệch giữa hai nhóm ý kiến kiến kiểm toán về tỷ số T4 chủ

yếu là do giá cổ phiếu tác động.

Biến DB do sự cách biệt về giá trị trung bình của hai nhóm khơng nhiều nên khơng có khả năng phân biệt ý kiến kiểm tốn. Tuy nhiên, biến T4 có sự chênh lệch

đáng kể về giá trị trung bình giữa hai nhóm nhưng vẫn bị loại ra khỏi mơ hình là do độ phân tán của tỷ số này trong nhóm ý kiến chấp nhận tồn phần q rộng (biến

thiên từ 0,01 cho đến 331,19), còn miền biến thiên của tỷ số này trong nhóm ý kiến chấp nhận từng phần hẹp hơn nhưng lại nằm gọn trong miền biên thiên của nhóm ý

kiến chấp nhận tồn phần. Chính điều đó làm cho biến T4 khơng có khả năng phân biệt ý kiến kiểm toán. Biến T4 bị hai yếu tố chính tác động là cơ cấu tài chính của cơng ty và giá thị trường của cổ phiếu. Do cả hai tỷ số này không tác động đến ý kiến kiểm tốn nên ta có thể kết luận giá thị trường của cổ phiếu không tác động hoặc tác động ít đến ý kiến kiểm tốn.

Thứ hai, chúng ta xem xét nhóm tỷ số tài chính đo lường khả năng sinh lời. Trong hai tỷ số đo lường khả năng sinh lời thì tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (T2) là tỷ số có sự chênh lệch về giá trị trung bình cao hơn tỷ số suất sinh lời (T3) và cao thứ hai trong tám tỷ số đưa vào phân tích. Tuy nhiên, do tỷ số T2 không chỉ bị tác động bởi khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà cịn bị tác động bởi các chính sách khác của cơng ty như chính sách chia cổ tức, phân chia lợi nhuận sau thuế và giữ lại lợi nhuận để tích lũy. Chính vì vậy, tỷ số này đo lường lợi nhuận tích lũy của doanh nghiệp trong nhiều năm chứ khơng phải của năm được kiểm tốn.

Điều đó có nghĩa là tỷ số này cịn bị tác động bởi khả năng sinh lời của doanh

nghiệp trong những năm trước. Chính vì bị nhiều yếu tố chi phối và sự kết hợp giữa các yếu tố này làm cho biến T2 không đủ khả năng phân biệt ý kiến kiểm tốn. Trong khi đó, biến suất sinh lời trên tổng tài sản T3 dù giá trị trung bình giữa hai nhóm chênh lệch khơng nhiều như T2 nhưng lại tập trung nhiều hơn và chỉ đo

lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp nên được giữ lại để phân biệt ý kiến kiểm toán. Vậy kết quả mơ hình và dự đốn ban đầu về nhóm biến này là trùng nhau,

cơng ty nào có khả năng sinh lời cao thì khả năng nhận ý kiến chấp nhận tồn phần sẽ cao. Điều đó có nghĩa là khi đưa ra ý kiến, kiểm tốn có cân nhắc đến khả năng sinh lời của cơng ty. Với những cơng ty có khả năng sinh lời cao thì chứng tỏ cơng ty đang hoạt động tốt, áp lực làm đẹp báo cáo tài chính khơng căng thẳng, khả năng cố tình tạo sai lệch trên báo cáo giảm nên xác suất nhận ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ cao.

Thứ ba, chúng ta xem xét đến nhóm tỷ số phân tích sự phát triển về quy mơ của cơng ty. Trong nhóm biến này chỉ tồn tại một biến duy nhất là sự thay đổi tài sản hằng năm trên tổng tài sản năm trước (PT). Theo kết quả phân tích, biến này có sự chênh lệch về giá trị trung bình giữa hai nhóm cao thứ ba và được đưa vào mơ hình vì có khả năng phân biệt ý kiến kiểm tốn. Dù vây, biến này khơng được đánh giá là biến có mức độ đóng góp cao đối với mơ hình dự đốn. Theo đó, cơng ty nào có phát triển về quy mơ nhiều hơn thì khả năng nhận ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn. Kết quả này trùng với dự đoán ban đầu khi chọn tỷ số này đưa vào mơ

hình. Những cơng ty mới thành lập, còn non trẻ thường chịu nhiều áp lực việc trong cạnh tranh với những công ty lớn, lâu đời, có nhiều đối tác kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, những cơng ty lớn có q trình phát triển lâu dài sẽ trụ vững hơn so với những cơng ty mới. Trong tình huống đó, áp lực làm đẹp báo cáo tài

chính để thu hút vốn từ cổ đông nhằm giải tỏa bớt căng thẳng trong kinh doanh sẽ

tăng cao từ đó khả năng nhận ý kiến chấp nhận từng phần cũng sẽ tăng theo. Xem

xét ở khía cạnh khác, các cơng ty có q trình phát triển lâu dài thường có đội ngũ

kế toán giàu kinh nghiệm, hiểu rõ và áp dụng thuần thục các quy định chính sách

đối với cơng ty nên sai sót xảy ra trên báo cáo tài chính và khả năng nhận ý kiến

chấp nhận từng phần cũng sẽ giảm rất nhiều.

Thứ tư, chúng ta xem xét đến nhóm tỷ số phân tích khả năng thanh tốn. Nhóm tỷ số này gồm hai tỷ số là tỷ số thanh toán hiện hành (TH) và tỷ số vốn lưu chuyển trên tổng tài sản (T1). Trong đó, chênh lệch giữa hai nhóm ý kiến kiểm tốn về giá trị trung bình của biến T1 nhiều hơn chênh lệch của biến TH. Do biến TH chưa đủ khả năng phân biệt ý kiến kiểm tốn nên bị loại ra khỏi mơ hình, cịn biến T1 được giữ lại và là biến có đóng góp quan trọng nhất đối với hàm phân biệt. Điều

đó là hợp lý, vì với những cơng ty có khả năng thanh tốn thấp thì rất có thể sẽ sử

dụng nhiều thủ thuật kế tốn nhằm làm tăng tính thanh khoản của cơng ty và đó cũng là lý do để kiểm tốn viên khơng đưa ra ý kiến chấp nhận tồn phần. Phân tích sâu hơn, ta thấy với cùng vốn lưu chuyển, nhưng nếu là công ty nhỏ thì tỷ số T1 sẽ cao hơn và theo đó làm tăng khả năng nhận ý kiến chấp nhận tồn phần cũng so với cơng ty lớn.

Theo kết quả mơ hình, khả năng thanh tốn được xem là mối quan tâm hàng

đầu của kiểm toán viên. Điều này có thể được giải thích với lý do rất nhiều cơng ty

phá sản hoặc rơi vào tình trạng khó khăn tài chính đều do khơng đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Cơng ty có thể khơng phát triển hoặc phát triển rất chậm do khả năng điều hành của ban lãnh đạo không xuất sắc tạo ra ít doanh thu dẫn đến lợi nhuận ít nhưng chưa đưa cơng ty đến tình trạng kiệt quệ. Tuy nhiên, tình trạng mất khả năng thanh tốn là một tình huống nhạy cảm mà người sử dụng báo cáo tài chính rất quan tâm. Vì mất khả năng thanh tốn nếu khơng có phương án trợ giúp sẽ dễ dẫn đến tình trạng phá sản. Chính vì vậy, kiểm tốn viên đặc biệt quan tâm đến các tỷ số thanh tốn.

Cuối cùng là nhóm tỷ số phân tích khả năng hoạt động. Nhóm này chỉ tồn tại một tỷ số doanh thu thuần trên tổng tài sản (T5) và có khả năng phân biệt hai nhóm ý kiến kiểm tốn. Bên cạnh đó, biến T5 cịn có tầm đóng góp quan trọng đối với

hàm phân biệt đứng thứ hai sau biến T1. Theo kết quả của mơ hình, cơng ty có khả năng hoạt động cao hơn thì xác suất nhận ý kiến chấp nhận toàn phần cũng sẽ cao

hơn. Khi ban lãnh đạo điều hành tốt hoạt động kinh doanh, vòng quay tài sản tăng

sẽ tạo ra tiền cho doanh nghiệp, từ đó cải thiện khả năng sinh lời và khả năng thanh tốn, làm cho cơng ty ngày càng mở rộng hơn về quy mơ thì kế tốn khơng có nhiều

động cơ để làm sai lệch báo cáo tài chính. Nếu cơng ty hoạt động tốt thì cải thiện

được hầu hết các mặt của doanh nghiệp và từ đó khả năng nhận ý kiến chấp nhận

tồn phần sẽ cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của khả năng hoạt động đến ý kiến kiểm

toán vẫn đứng sau khả năng thanh tốn. Vì biến vịng quay tổng tài sản tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian dài nên khi gặp khó khăn thì cải thiện dễ hơn tình trạng gặp khó khăn về vấn đề thanh tốn nợ. Nếu cơng ty hoạt

động khơng tốt, chủ đầu tư có thể tìm u cầu ban giám đốc tìm ra phương án tăng

doanh thu bằng các chính sách bán hàng, khuyến mãi, hậu mãi … nhưng nếu cơng ty lâm vào tình trạng gần như mất khả năng thanh tốn thì sẽ khó huy động nguồn vốn để giải vây các khoản nợ đến hạn. Lý do đơn giản là sẽ ít ai dám đầu tư hoặc cho một công ty đang nợ nần chồng chất vay tiền vì rủi ro quá cao.

3.2.2 Những gợi ý từ kết quả nghiên cứu

Căn cứ vào các bàn luận trên, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý với mong

muốn cải thiện chất lượng ý kiến kiểm toán, nâng cao niềm tin của người sử dụng báo cáo tài chính.

Thứ nhất, khi nói đến cơ cấu tài chính, mọi người sẽ liên tưởng ngay đến khả năng thanh toán dài hạn của cơng ty. Nó xem xét tài sản của một doanh nghiệp khi bán hết có đủ để thanh tốn các khoản nợ phải trả hay khơng. Tuy nhiên, đó là tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi tình hình kinh doanh trở nên khó khăn và kéo dài liên tục. Về mặt lý thuyết, nếu công ty sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, trong điều kiện làm ăn phát đạt, công ty vẫn đảm bảo khả năng trả hết các món nợ và duy trì khả năng thanh tốn tốt. Đó là lý do chính đáng để kiểm tốn có thể khơng cần quan tâm đến cơ cấu tài chính khi đưa ra ý kiến kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế, đặc biệt là tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010, điều kiện kinh tế chung gặp nhiều trở ngại làm cho các cơng ty càng khó khăn hơn công việc kinh doanh. Hoạt động kinh doanh khơng hiệu quả và kéo dài liên tục thì việc đảm bảo khả năng thanh tốn sẽ trở nên khó thực hiện. Mặt khác, dù trong giai đoạn này, thị trường chứng khốn có phát triển nhưng việc một cơng ty có nhiều nợ muốn cạnh tranh với cơng ty khác để huy động vốn cũng sẽ khó khăn rất nhiều. Chính vì vậy, trong tình huống này, lý thuyết và thực tế khơng giống nhau. Điều đó cũng có nghĩa là khi đưa ra ý kiến, kiểm toán viên nên cân nhắc đến cơ cấu tài chính của cơng ty.

Thứ hai, việc giá thị trường của cổ phiếu khơng tác động đến ý kiến kiểm tốn cũng có phần hợp lý vì giá cổ phiếu khơng chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của cơng ty mà cịn phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường chứng khoán. Khi thị trường suy thoái, chứng khoán rớt giá hàng loạt thì kiểm tốn viên cũng khơng thể căn cứ vào đó đánh giá khơng tốt về cơng ty. Bên cạnh đó, đối với những cơng ty mới thành lập, chưa tạo dựng được tên tuổi thì việc phát hành chứng khốn sẽ khó khăn và giá cổ phiếu sẽ khơng cao. Điều đó cũng khơng thể chứng

Tuy nhiên, nhìn nhận ở một khía cạnh khác, nếu giá cổ phiếu tăng cao so với công ty khác chứng tỏ cơng ty có khả năng huy động vốn, trong trường hợp gặp khó khăn tài chính hoặc điều kiện kinh tế suy giảm, cơng ty vẫn có thể huy động vốn để tiếp tục kinh doanh và phát triển. Chính vì lý do đó, kiểm tốn viên cũng cần cân nhắc đến giá cổ phiếu của công ty khi đưa ra ý kiến kiểm toán.

Như vậy, việc kiểm tốn viên khơng quan tâm hoặc ít quan tâm đến cơ cấu tài chính và giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm kiểm tốn là khơng nên và cần

được cải thiện bằng cách đưa vào quy định, chính sách tại các cơng ty kiểm tốn để

việc áp dụng được đồng bộ và chuẩn xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam trong giai đoạn 2006 2010 và tỷ số tài chính (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)