Các biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam trong giai đoạn 2006 2010 và tỷ số tài chính (Trang 38 - 44)

Nhóm biến Biến độc lập

Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện

hành (TH) = Nợ phải trả ngắn hạn Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Phân tích khả

năng thanh tốn Tỷ số vốn lưu chuyển

trên tổng tài sản (T1) = Tổng tài sản

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Suất sinh lời trên tổng

tài sản (T3) = Tổng tài sản Lợi nhuận giữ lại Phân tích khả

năng sinh lời Tỷ số lợi nhuận giữ lại

trên tổng tài sản (T2) = Tổng tài sản Doanh thu Phân tích khả

năng hoạt động

Tỷ số doanh thu trên

tổng tài sản (T5) = Tổng tài sản Tổng tài sản Tỷ số tổng tài sản trên tổng nợ (DB) = Tổng nợ phải trả Giá thị thị trường vốn cổ phần Phân tích

cơ cấu tài chính Tỷ số vốn cổ phần trên

tổng nợ phải trả (T4) = Giá trị sổ sách tổng nợ phải trả Tài sản năm nay – Tài sản năm trước Phân tích

sự phát triển về quy mô

Sự thay đổi tài sản hằng năm trên tổng tài

sản năm trước (PT) =

Tổng tài sản

Để tính tốn các tỷ số trên, các chỉ tiêu được lấy từ báo cáo tài chính. Các chỉ

tiêu lấy từ số liệu có sẵn trên bảng cân đối kế tốn gồm có: Tài sản ngắn hạn, Nợ phải trả ngắn hạn, Tổng Tài sản, Tài sản năm trước, Tổng nợ phải trả. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận cịn lại tích lũy được sau khi chia cổ tức cho cổ

quỹ đầu tư phát triển, số dư quỹ dự phịng tài chính, số dư quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Lý do là các khoản này về bản chất cũng là lợi nhuận giữ lại không chia cho các cổ đơng.

Các chỉ tiêu có sẵn trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có:

Doanh thu. Riêng chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế và lãi vay được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cộng với lãi vay được thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chỉ tiêu Giá trị thị trường của vốn cổ phần được tính bằng cách lấy số lượng cổ phiếu phổ thơng đang lưu hành nhân với giá thị trường của cổ phiếu tại ngày cuối năm tài chính được kiểm tốn hoặc ngày giao dịch gần nhất. Số lượng cổ phiếu

đang lưu hành được lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính, cịn giá thị trường của cổ

phiếu được lấy từ trang điện tử

2.1.3 Chọn mẫu công ty nghiên cứu

Như đã nêu trong lời mở đầu, nghiên cứu này chủ yếu tìm hiểu mối quan hệ giữa ý kiến kiểm tốn và các tỷ số tài chính của công ty niêm yết giai đoạn 2006 – 2010 để đưa ra mơ hình dự đốn ý kiến kiểm tốn. Chính vì vậy, mẫu trong nghiên cứu này bao gồm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Ngồi việc đáp ứng mục tiêu của đề tài, việc chọn các công ty niêm yết cịn có

thuận lợi cho nghiên cứu là do thơng tin, số liệu tài chính của các cơng ty niêm yết thường có sẵn trên trang web chứng khốn hoặc tại website công ty.

Theo dữ liệu trang điện tử ổng số công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam gồm có 969 cơng ty. Trong đó, 65 cơng ty thuộc loại hình cơng ty tài chính như cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, ngân hàng và quỹ đầu tư bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu vì các đặc điểm của loại hình này khác rất nhiều so với các công ty niêm yết phi tài chính khác. Trong số các cơng ty cịn lại, 69 công ty bị loại trừ do không cung cấp bất kỳ báo cáo tài chính đã kiểm tốn trong giai đoạn 2006 – 2010. Nghiên cứu tiếp tục chọn lọc các

cơng ty có ý kiến kiểm tốn là chấp nhận từng phần năm đầu tiên trong giai đoạn 5 năm. Sự chọn lọc này nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính mà

đề tài này không nghiên cứu tác động đến ý kiến kiểm tốn. Các yếu tố phi tài chính

cụ thể là ý kiến kiểm toán năm trước được nghiên cứu của Mutchler năm 1985

chứng minh có tác động đến ý kiến của kiểm tốn viên 1. Các cơng ty thỏa mãn điều kiện này gồm có 114 cơng ty tương ứng là 228 ý kiến kiểm toán gồm 118 ý kiến

chấp nhận toàn phần của năm trước và 118 ý kiến chấp nhận từng phần vào năm sau.

Tuy nhiên, đây chưa phải là mẫu của nghiên cứu, vì trong 236 ý kiến kiểm tốn này, chỉ có 201 ý kiến kiểm tốn báo cáo tài chính được chọn. Vì tại thời điểm

được kiểm tốn, một số công ty chưa được niêm yết nên bị loại ra. Trong 201 ý kiến

kiểm tốn có 76 ý kiến chấp nhận toàn phần và 125 ý kiến chấp nhận từng phần. Nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiên trong hai nhóm ý kiến này theo tỷ lệ 50% tổng thể. Như vậy, mẫu cuối cùng của nghiên cứu gồm có 100 ý kiến kiểm tốn gồm 38 ý kiến chấp nhận toàn phần và 62 ý kiến chấp nhận từng phần.

Xem mẫu của các nghiên cứu trước đó, ta thấy hầu hết các mơ hình đều sử

dụng số lượng mẫu khá lớn (trên 100 công ty). So sánh về mặt số lượng, ta thấy số lượng mẫu quan sát của nghiên cứu này nhỏ hơn hầu hết các nghiên cứu trước đó. Nguyên nhân là do u cầu khá khắt khe của mơ hình địi hỏi mẫu quan sát phải là công ty niêm yết nhận ý kiến chấp nhận từng phần lần đầu tiên trong giai đoạn 2006 – 2010 sau khi đã loại trừ tất cả cơng ty tài chính. Điều đó dẫn đến chỉ có 201 cơng ty thỏa mãn u cầu. Tuy nhiên, một lý do khác nữa là do thời gian làm đề tài có hạn nên cơng ty đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo tỷ lệ 50% các công ty thỏa mãn yêu cầu. Con số 100 tuy khơng lớn như các nghiên cứu trước đó nhưng cũng bằng với mẫu trong nghiên cứu của Spathis và cộng sự (2003) và đây cũng được

xem là mẫu đủ lớn để tiến hành phân tích thống kê.

1 Khả năng công ty nhận ý kiến chấp nhận từng phần nghi ngờ về giả định hoạt động liên tục sẽ cao nếu như năm trước công ty đã nhận ý kiến tương tự.

Phương pháp phân tích biệt số đòi hỏi chia mẫu quan sát làm hai phần. Phần thứ nhất dùng để ước lượng hàm phân biệt nên gọi là mẫu ước lượng (estimation

sample). Phần còn lại được gọi là mẫu kiểm tra (holdout sample) dùng để kiểm tra tính đúng đắn của hàm phân biệt. Vì cỡ mẫu quan sát đủ lớn nên được chia làm hai phần bằng nhau. Trong đó, mỗi mẫu gồm có 50 cơng ty với 19 công ty nhận ý kiến chấp nhận tồn phần và 31 cơng ty nhận ý kiến chấp nhận từng phần. Như vậy, tỷ lệ công ty nhận ý kiến chấp nhận từng phần trong mẫu ước lượng và mẫu kiểm tra là như nhau.

2.2 CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

2.2.1 Kiểm tra mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Trước khi đưa vào mơ hình dự đốn ý kiến kiểm toán, các biến độc lập được kiểm định mối tương quan với biến phụ thuộc bằng phương pháp phi tham số

Kruskal Wallis. Phương pháp này được các nghiên cứu trước đó sử dụng vì khơng có giả định khắt khe về phân phối chuẩn của mẫu như những phương pháp kiểm

định tham số khác (Spathis và cộng sự, 2003; Pasiouras và cộng sự, 2006). Như đã

nêu trong phần chọn lựa phương pháp nghiên cứu, các tỷ số tài chính được xem là khơng có phân phối chuẩn nên không thể áp dụng phương pháp kiểm định trị trung bình của hai mẫu độc lập (Independent samples T – test) mà sẽ sử dụng phương

pháp phi tham số Kruskal Wallis. Phương pháp Kruskal Wallis được sử dụng để xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của các tỷ số của hai nhóm ý kiến kiểm tốn. Theo phương pháp này, tất cả các quan sát của hai nhóm ý kiến kiểm toán được gộp lại với nhau để xếp hạng từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất theo từng tỷ số tài chính. Sau đó hạng của các quan sát trong từng nhóm được cộng lại và đại lượng thống kê Kruskal Wallis H được tính từ tổng các hạng này. Đại lượng H này xấp xỉ một phân phối Chi bình phương với giả thuyết H0 là khơng có sự khác biệt về các tỷ số tài chính của hai nhóm ý kiến kiểm tốn.

Kiểm định phi tham số do khơng địi hỏi giả định nghiêm ngặt như kiểm định tham số nên kết quả cũng không đáng tin cậy bằng kiểm định tham số. Bên cạnh đó, kiểm định sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập chỉ cho chúng ta

biết được mức độ tương quan giữa các nhóm có sự khác biệt hay không chứ không cho chúng ta biết mối quan hệ nhân quả giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Do đó, trước khi đưa ra mơ hình dự đốn ý kiến kiểm tốn viên, cần thực hiện phân tích biệt số đối với tám biến độc lập được chọn ban đầu trước tiên để củng cố kết quả về mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

2.2.2 Phân tích biệt số với các biến độc lập ban đầu

Mơ hình phân tích biệt số có dạng tuyến tính như sau:

D = b0 + b1TH + b2PT + b3DB +b4T1 + b5T2 + b6T3 + b7T4 + b8T5

Trong đó

D : Biệt số b0 : Hằng số

bi : Hệ số hay trọng số phân biệt của biến độc lập thứ i TH : Biến độc lập thứ 1 Tỷ số thanh toán hiện hành

PT : Biến độc lập thứ 2 Sự phát triển về quy mô của công ty DB : Biến độc lập thứ 3 Tỷ số tổng tài sản trên tổng nợ T1 : Biến độc lập thứ 4 Tỷ số vốn lưu chuyển trên tổng tài sản T2 : Biến độc lập thứ 5 Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản T3 : Biến độc lập thứ 6 Tỷ số suất sinh lời trên tổng tài sản T4 : Biến độc lập thứ 7 Tỷ số vốn cổ phần trên tổng nợ phải trả T5 : Biến độc lập thứ 8 Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản

Các hệ số hay trọng số bi được tính tốn sao cho các nhóm có các giá trị của hàm phân biệt khác nhau càng nhiều càng tốt. Điều này xảy ra khi tỉ lệ của tổng các

độ lệch bình phương của biệt số giữa các nhóm ý kiến kiểm tốn so với tổng độ lệch

Mục tiêu của mơ hình sử dụng phương pháp phân tích biệt số khơng chỉ xây dựng hàm tuyến tính kết hợp các tỷ số tài chính sao cho phân biệt rõ nhất hai biểu hiện của ý kiến kiểm tốn mà cịn nghiên cứu xem có tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm ý kiến kiểm tốn xét theo các tỷ số tài chính. Ngồi ra, mơ hình cịn

xác định những tỷ số nào là nguyên nhân lớn nhất gây ra những sự khác biệt giữa

các nhóm ý kiến kiểm toán, phân loại các quan sát vào trong một nhóm ý kiến kiểm tốn dựa vào các giá trị của các biến độc lập; đồng thời mơ hình cịn đánh giá tính chính xác của việc phân loại, cho biết khả năng đốn đúng của mơ hình là bao nhiêu phần trăm.

Ngoài giả định về phân phối chuẩn đa biến và các mẫu phải có ma trận hiệp phương sai giống nhau, phương pháp phân tích biệt số còn đòi hỏi hiện tượng cộng tuyến (multicollinearity) giữa các biến độc lập phải thấp. Có thể xem xét giả định

này trong bảng ma trận tương quan nội bộ nhóm chung (Pooled within - groups correlation matrix). Tuy nhiên, để đảm bảo giả định này, sau khi phân tích biệt số với 8 biến ban đầu và chọn ra những biến có tương quan mạnh với ý kiến kiểm toán; nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định tương quan giữa các biến độc lập này

để loại bỏ những biến độc lập nào có tương quan với nhau.

2.2.3 Ứng dụng phân tích biệt số phân tích để đưa ra mơ hình dự đốn

Sau khi loại bỏ những biến khơng có khả năng phân biệt ý kiến kiểm tốn một cách có ý nghĩa thống kê, những biến còn lại sẽ là những biến xứng đáng được chọn vào mơ hình dự đốn ý kiến kiểm tốn hồn chỉnh của nghiên cứu này. Mơ hìn vẫn sử dụng phương trình của mơ hình phân tích biệt số có dạng tuyến tính như đã nêu trên nhưng số biến độc lập lúc này sẽ nhỏ hơn 8 vì một số biến đã bị loại ở

bước nghiên cứu trên.

2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3.1 Kiểm tra mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Kiểm định Kruskal Wallis cung cấp thông tin sự khác biệt về giá trị trung

bình của các tỷ số tài chính theo từng nhóm ý kiến kiểm tốn. Theo bảng xếp hạng các tỷ số tài chính theo từng nhóm ý kiến kiểm tốn (Bảng 2.2), chúng ta thấy rằng hạng trung bình của tất cả các tỷ số tài chính của nhóm ý kiến chấp nhận toàn phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam trong giai đoạn 2006 2010 và tỷ số tài chính (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)