Giới tính của mẫu quan sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 54)

Giới tính Tồn bộ mẫu Người có gửi tiền

Số người Tỉ trọng (%) Số người Tỉ trọng (%)

Nam 141 63% 80 70%

Nữ 84 37% 34 30%

Tổng số 225 100,0 114 100,0

Nguồn: Tính tốn từ số liệu tự khảo sát năm 2011- 2012.

Bảng 3-5 cho thấy số người đã lập gia đình nhiều hơn số người độc thân. Trong 114 người có gửi tiền thì người đã lập gia đình chiếm 83%, trong khi người độc thân gửi tiền chỉ chiếm 17%. Điều này giải thích cho việc người chưa có gia đình gửi tiền với mục tiêu để dành tiền, trang trãi cho cuộc sống và người đã có gia đình thì ngồi mục tiêu để dành tiền, còn để đề phòng những việc bất thường xảy ra như ma chay, cưới hỏi,... Do đó, người độc thân ít tham gia gửi tiền hơn so với người đã có gia đình, bởi nhu cầu tiết kiệm chưa cao. Phần lớn người chưa lập gia đình sử dụng tiền cho mục đích tiêu xài cá nhân nhiều hơn là để đầu tư làm ăn hoặc mua sắm vật dụng trong nhà hay xây cất nhà,...

Bảng 3-5: Tình trạng hơn nhân của mẫu khảo sát 9

Tình trạng hơn nhân Tồn bộ mẫu Người có gửi tiền Số người Tỉ trọng (%) Số người Tỉ trọng (%)

Độc thân 84 37% 19 17%

Đã lập gia đình 141 63% 95 83%

Tổng số 225 100,0 114 100,0

Nguồn: Tính tốn từ số liệu tự khảo sát năm 2011- 2012.

Dựa trên số liệu trên cho thấy số lượng người có gửi tiền có trình độ học vấn cao hơn 61% đã tốt nghiệp PTTH .Với trình độ học vấn lớp 12 thì người dân có thể đi làm để kiếm tiền (nhất là ở nơng thơn) và cũng có thể học tiếp tục để nâng cao kiến thức. Biến này có chênh lệch khá cao, vì vậy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân.

Bảng 3-6: Trình độ học vấn của mẫu quan sát 10

Trình độ học vấn Tồn bộ mẫu Người có gửi tiền

Số người Tỉ trọng (%) Số người Tỉ trọng (%)

Từ PTTH trở lên 146 65% 70 61%

Từ PTTH trở xuống 79 35% 44 39%

Tổng số 225 100,0 114 100,0

Nguồn: Tính tốn từ số liệu tự khảo sát năm 2011- 2012.

Tiếp theo là sự khác biệt trong tổng tài sản, kết quả thống kê cho thấy giá trị tài sản trung bình của nhóm người có gửi tiền là 2,756 triệu đồng cao hơn nhiều lần so với nhóm khơng gửi tiền là 382 triệu đồng. Biến này có giá trị trung bình chênh lệch cao cần được kiểm định trong sự tương quan với các biến khác.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 1 9 17 25 33 41 49 57 65 73 81 89 97 105 113 Có gửi tiền Khơng gửi tiền

Hình 3-2: Sự khác biệt trong tổng tài sản của người có gửi tiển và khơng gửi tiền 8

Tương tự như yếu tố về tổng tài sản, đối với thu nhập của cá nhân từ hình 3-3 cho thấy thu nhập của người có gửi tiền cao hơn; với giá trị trung bình của nhóm có gửi tiền là 316,4 triệu đồng/người/năm trong khi đó nhóm cịn lại chỉ có thu nhập 62,6 triệu đồng/người/năm. Yếu tố này có khả năng rất cao trong việc tác động đến quyết định gửi tiền cũng như lượng tiền gửi.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1 9 17 25 33 41 49 57 65 73 81 89 97 105 113

Có gửi tiền Khơng gửi tiền

Hình 3-3: Sự khác biệt trong thu nhập của người có gửi tiền và khơng gửi tiền 9 Đối với yếu tố khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm theo hình 3-4 cho thấy Đối với yếu tố khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm theo hình 3-4 cho thấy nhóm người có gửi tiền có khoảng cách trung bình là 7,5 Km; trong khi đó nhóm khơng gửi tiền có khoảng cách trung bình là 9,3 Km. Nhìn chung, độ chênh lệch trung bình khơng cao nhưng vẫn có khả năng có ý nghĩa trong mơ hình đa biến.

0 5 10 15 20 25 30 35 1 8 15 22 29 36 43 50 57 64 71 78 85 92 99 106 113 Có gửi tiền Khơng gửi tiền

Hình 3-4: Sự khác biệt về khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm của người có gửi tiển và khơng gửi tiền 10

Hai biến cịn lại là số người phụ thuộc và yếu tố có người quen trong Ngân hàng cũng có sự chênh lệch khá rõ cần được phân tich trong mơ hình đa biến.

Bảng 3-7: Số lượng người phụ thuộc vào cá nhân được quan sát 11

Số người phụ thuộc Toàn bộ mẫu Người có gửi tiền Số người Tỉ trọng (%) Số người Tỉ trọng (%) 0 người 79 35% 21 18% 1 người 77 34% 51 45% 2 người 55 24% 37 32% 3 người 14 6% 5 4% Tổng 225 100% 114 100%

Nguồn: Tính tốn từ số liệu tự khảo sát năm 2011- 2012.

Bảng 3-8: Yếu tố có người quen trong Ngân hàng của cá nhân được quan sát 12

Có người quen trong Ngân hàng

Tồn bộ mẫu Người có gửi tiền

Số người Tỉ trọng (%) Số người Tỉ trọng (%)

Có 104 46% 79.0 69%

Không 121 54% 35.0 31%

Tổng số 225 100,0 114 100,0

Nguồn: Tính tốn từ số liệu tự khảo sát năm 2011- 2012.

Bảng 3-9: Sự khác biệt giữa cá nhân có gửi tiền và khơng gửi tiền. 13

STT Chỉ tiêu Có gửi tiền Không gửi tiền

1 Tuổi 38.5 29.0 2 Giới tính 70% 55% 3 Hôn Nhân 83% 41% 4 Học vấn 61% 68% 5 Tài sản 2,756.9 382.0 6 Thu nhập 316.4 62.6 7 Khoảng cách 7.5 9.3 8 Số người phụ thuộc 1.2 0.8

9 Có quen biết với người trong ngân hàng 70% 20%

Nguồn: Tính tốn từ số liệu tự khảo sát năm 2011- 2012.

Thông quả kết quả trong Bảng 3-9 cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm người có gửi tiền và khơng gửi tiền. Những yếu tố có mức độ chênh lệch cao như yếu tố hôn nhân, tài sản, thu nhập, số người phụ thuộc và yếu tố người quen trong Ngân hàng có thể là những yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng gửi tiền của khách hàng cá nhân. Để làm rõ điều đó các biến trên cần được đưa vào mơ hình đa biến Probit để xem xét quyết định gửi tiền và mơ hình Tobit để xem xét lượng tiền gửi.

3.1.3. Mục đích gửi tiền của cá nhân tại NHTM

Trong tổng số 114 cá nhân gửi tiền thì số cá nhân gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi nhiều nhất là 61 người, chiếm tỷ trọng 54%. Tiếp theo sau có 21 người gửi tiền nhằm chờ đợi cơ hội làm ăn, chiếm 18%. Còn số người gửi tiền để được an toàn chỉ 16 người chiếm 14%. Trong khi đó, chỉ có 14 người (chiếm tỷ trọng 12%) gửi tiền để tích lũy cho tương lai, cịn lại chỉ có 2 người gửi tiền để sử dụng tiện ích ngân hàng. Dựa vào mục đích trên, theo tình hình thực tế cho thấy, những người gửi tiền để hưởng lãi và tích lũy số tiền lớn trong tương lai (75 người, chiếm 66%) là những đối tượng gửi tiền có kỳ hạn dài (có mức lãi suất hấp dẫn), cịn những người gửi tiền nhằm mục đích khác như: chờ đợi cơ hội làm ăn, sử dụng tiện ích ngân hàng… (39 người cịn lại, chiếm 34%), thì kỳ hạn gửi thường ngắn hơn (có mức lãi suất thấp).

Bảng sau đây thể hiện chi tiết mục đích gửi tiền của khách hàng đang gửi tiền ở NHTM theo kết quả khảo sát.

Bảng 3-10: Tổng hợp mục đích gửi tiền của cá nhân 14

Mục đích gửi tiền Số cá nhân Tỷ lệ (%)

Hưởng lãi 61 54%

Tích lũy số tiền lớn trong tương lai 14 12%

Chờ cơ hội làm ăn 21 18%

Được an toàn 16 14%

Khác 0 0%

Tổng cộng 114 100%

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gửi tiền của khách hàng cá nhân ở An Giang. nhân ở An Giang.

3.2.1. Mơ hình nghiên cứu

Qua khảo sát các nhân tố từ đặc điểm của khách hàng cá nhân có ảnh hưởng gì đến quyết định gửi tiền như tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, tổng tài sản thuộc chủ sở hữu, thu nhập, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, số người phụ thuộc và có người quen trong ngân hàng hay khơng. Đề tài sử dụng mơ hình Probit để xác định các nhân tố này đến quyết định gửi tiền của cá nhân trên địa bàn tỉnh An Giang. Để đạt được mục tiêu này, đề tài sử dụng mơ hình ước lượng như sau:

GUITIEN= α0 + α1 TUOI + α2GIOITINH+ α3HONNHAN+ α4HOCVAN+

5

α TAISAN+ α6THUNHAP+ α7KHOANGCACH+ α8NGUOIPHUTHUOC+ α9

QUENBIET (1)

Trong mơ hình (1), biến phụ thuộc GUITIEN thể hiện cá nhân có gửi tiền hay khơng, biến này có giá trị 1 khi cá nhân được khảo sát có gửi tiền và ngược lại biến này sẽ có giá trị 0 nếu hiện nay chưa gửi tiền. Mơ hình này cho thấy khả năng tác động đến quyết định gửi tiền chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, trong đó ta chỉ khảo sát 9 yếu tố nêu trên.

Trước tiên, biến độc lập TUOI là tuổi được tính từ năm sinh của cá nhân đến năm 2012. Những cá nhân lớn tuổi thường có nhiều tiền tích lũy trước đó nên họ thường có khoản tiền nhàn rỗi có nhu cầu gửi tại ngân hàng để hưởng lãi và được an toàn. Tuy nhiên, những người q lớn tuổi khơng có khả năng làm việc hay kinh doanh thì họ chỉ có nhu cầu chi tiêu mà khơng có nguồn thu nhập (trừ người hưởng lương hưu) nên khả năng tích lũy giảm dần cho đến cuối đời. Ngược lại, những cá nhân nhỏ tuổi thường có nhu cầu chi tiêu rất cao nên khả năng tiết kiệm thấp. Vì vậy, cá nhân nhỏ tuổi ít có khả năng gửi tiền hơn so với những người lớn tuổi, nên hệ số được kỳ vọng có giá trị dương. Trong kết quả thống kê nhóm gửi tiền có độ tuổi trung bình cao hơn nhóm khơng gửi tiền.

Tương tự, biến GIOITINH là giới tính của cá nhân có giá trị là 1 khi cá nhân có giới tính nam, 0 khi cá nhân có giới tính nữ, cũng là biến giả, nhận giá trị 0 nếu cá nhân là nữ và ngược lại nhận giá trị 1 nếu là nam. Theo điều tra mức sống dân cư và một số nghiên cứu khác tại Châu Á thì phụ nữ nói chung ít có cơ hội tiếp cận thông tin, giáo dục do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên phụ nữ thường xuyên đảm nhận công việc nội trợ và giáo dục con cái. Ngược lại, nam giới có trách nhiệm là trụ cột gia đình, chu cấp về kinh tế nên họ đi làm kiếm tiền, vì thế cơ hội tiếp cận thơng tin cũng như khả năng kiếm tiền để tích lũy nhiều hơn. Đề tài kỳ vọng nam giới là đối tượng gửi nhiều tiền hơn. Vì vậy, hệ số của biến này được kỳ vọng mang dấu dương.

Cũng giống như biến GIOITINH biến HONHAN cũng là biến giả, biến này có giá trị 0 khi cá nhân chưa kết hơn và có giá trị 1 khi cá nhân kết hơn. Biến này được kỳ vọng khi cá nhân kết hơn thì khả năng tích lũy của cá nhân đó sẽ nhiều hơn vì họ cịn có trách nhiệm với gia đình cao hơn. Từ đó, họ sẽ tích lũy tiền để chăm lo cho chi phí ni dưỡng con cái sau này. Hơn nữa, khi kết hơn thì cả hai vợ chồng đều có trách nhiệm với nhau và cùng nhau tích lũy nên khả năng tích lũy của hai người cũng sẽ nhiều hơn một người. Trong thời gian tích lũy này, họ thường tích lũy bằng tiền mặt nên họ có nhiều khả năng gửi tiền hơn. Ngược lại, những cá nhân chưa kết hôn họ chưa nhận thấy được trách nhiệm như người kết hôn nên mức chi tiêu của họ rất nhiều để phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Vì thế, khả năng tích lũy của họ sẽ thấp nên nhu cầu gửi tiền cũng thấp. Đề tài kỳ vọng hệ số của biến này α3 mang dấu dương.

Trong khi đó, biến HOCVAN được xem là biến giả, có giá trị 1 khi cá nhân có học vấn từ trung học chuyên nghiệp trở lên, có giá trị 0 từ cấp 3 trở xuống. Đây cũng là biến độc lập thể hiện trình độ học vấn của cá nhân. Những người có trình độ càng cao thì mức độ am hiểu thủ tục của ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ tiện ích mà ngân hàng đem lại càng cao nên họ thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Đặc biệt là mở tài khoản gửi tiền để sử dụng các tiện ích đó. Ngược lại, những người có trình độ thấp thường có tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng vì sợ các thủ tục phức tạp, phiền hà nên khi có tiền họ thường cất giữ ở nhà thay vì đến ngân hàng gửi. Vì vậy, biến này được kỳ vọng có hệ số α4 mang dấu dương. Hay nói cách khác, đề tài kỳ vọng những cá nhân có trình độ học vấn cao thì sẽ có nhiều khả

Tương tự, biến TAISAN là biến độc lập thể hiện tổng giá trị tài sản của cá nhân, được tính bằng triệu đồng. Biến này bao gồm tồn bộ tài sản có giá trị như nhà cửa, đất đai, xe cộ, các thiết bị trong gia đình … Với giá trị tài sản càng lớn cho thấy người này là người khá giả trong xã hội, nên họ thường có tiền nhàn rỗi khá nhiều và cũng có khả năng gửi tiền ở ngân hàng cao hơn những người có giá trị tài sản thấp. Đề tài kỳ vọng những cá nhân có giá trị tài sản càng lớn thì có nhiều khả năng gửi tiền hơn những người có ít giá trị tài sản nên hệ số của biến này α5 cũng được kỳ vọng mang dấu dương.

Biến tiếp theo là THUNHAP : Đây là tổng mức thu nhập của cá nhân trong một năm. Biến độc lập này bao gồm toàn bộ các khoản như: lương, thưởng, các khoản phụ cấp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, buôn bán, cho thuê tài sản … giả định rằng, các cá nhân có thu nhập cao thì khả năng gửi tiền ở ngân hàng càng nhiều. Tuy nhiên, có những cá nhân có thu nhập cao nhưng lại đầu tư vào hoạt động kinh doanh, đầu tư nhằm gia tăng thêm nguồn thu nhập trong tương lai thì khả năng gửi tiền lại khơng nhiều. Biến độc lập này có đơn vị tính là triệu đồng. Đề tài kỳ vọng biến này có hệ số α6 mang dấu dương. Điều này đồng nghĩa với người có thu nhập càng cao thì càng có nhiều khả năng gửi tiền.

Biến KHOANGCACH là biến độc lập thể hiện khoảng cách từ nơi sinh sống đến trung tâm huyện, thị xã, thị trấn, tỉnh. Hệ số α7 của biến KHOANGCACH lại được kỳ vọng mang giá trị âm. Khoảng cách từ nơi định cư đến trung tâm càng xa thì khả năng gửi tiền tại các tổ chức tín dụng thường thấp hơn, do đi lại không thuận tiện tốn nhiều thời gian điều này sẽ hạn chế việc gửi tiết kiệm thay vào đó họ sẽ có xu hướng sử dụng dịng vốn nhàn rỗi vào các hoạt động đầu tư khác như đầu tư vàng, bất động sản, chơi hụi, cho vay lại ...

Biến NGUOIPHUTHUOC là biến độc lập thể hiện số lượng người phụ thuộc vào đối tượng được khảo sát, tương tự hệ số α8 của biến KHOANGCACH biến này

có dấu kỳ vọng là âm vì số người phụ thuộc càng nhiều thì phần tiền nhàn rỗi tích lũy sẽ ít dần.

Biến QUENBIET là biến độc lập thể hiện cá nhân quan sát có quen với nhân viên Ngân hàng hay khơng. Biến này có hệ số α9 kỳ vọng là dương. Điều đó có

nghĩa là mơ hình kỳ vọng cá nhân đó có người quen trong Ngân hàng sẽ có khả năng gửi tiền cao hơn.

Bảng 3-11: Các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số tương quan Bảng 15

Biến số Diễn giải các biến Ý nghĩa của các biến

Dấu kỳ vọng

TUOI Tuổi của cá nhân quan sát Số năm +

GIOITINH Giới tính Nam = 1, Nữ = 0 +

HONNHAN Tình trạng hơn nhân Đã kết hơn = 1, Chưa

= 0 + HOCVAN Học vấn Trung học chuyên nghiệp trở lên = 1, cấp 3 trở xuống = 0 +

TAISAN Tổng tài sản thuộc chủ sở hữu Triệu đồng +

THUNHAP Thu nhập của cá nhân Triệu đồng +

KHOANGCACH Khoảng cách từ nơi ở đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)