Tình hình kinh tế-xã hội An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 32 - 69)

7. Bố cục đề tài

2.1. Tình hình kinh tế-xã hội An Giang

2.1.1. Vị trí địa lý

An Giang nằm ở tọa độ địa lý giữa vĩ tuyến 100 và 110 vĩ độ Bắc, giữa kinh tuyến 104,70 và 105,50 kinh độ Đông, là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đơi. Phía đơng An Giang

giáp Đồng Tháp, phía đơng nam giáp Tp. Cần Thơ, phía tây nam giáp Kiên Giang,

phía tây và tây bắc giáp nước Cam-pu-chia. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồng bằng chiếm 72,7% diện tích đất tự nhiên, cịn lại là vùng núi, điểm cao nhất cao 714m và

điểm thấp nhất cao 0,7m so với mặt nước biển. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5,

thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1.400 – 1.500mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12

đến tháng 4 năm sau. Do được bao bọc bởi hệ thống sơng ngịi dày đặc nên thường

bị lũ về theo con nước dâng của hệ thống sông Cửu Long, làm ngập hơn 70% diện

tích đất tự nhiên. Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh An Giang (2011), Niên giám thống kê.

2.1.2. Dân số - lao động và việc làm

Hiện nay, tỉnh có 1 thành phố, 02 thị xã, 08 huyện (Thành phố Long Xuyên; Thị xã Châu Đốc; Thị xã Tân Châu và các huyện An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn) và 156 đơn vị hành chính cơ sở (120 xã, 20 phường, 16 thị trấn), với dân số là 2.149.457 người, mật độ 608 người/ km2, và có trên 20 dân tộc cùng sinh sống, làm việc ở đây đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 94,94%, các dân tộc thiểu số khác như dân tộc Hoa chiếm 0,13%; dân tộc

Khơ-me chiếm 0,02%; dân tộc Chăm chiếm 0,01%; dân tộc Tày chiếm 0,01%; dân

tộc Phù Lá; dân tộc Mường; dân tộc Nùng và các dân tộc khác chiếm 4,89%.

Năm 2010, số lao động đang làm việc trong toàn nền kinh tế của tỉnh ước

gần 1.265 ngàn người, tăng 157 ngàn người so với năm 2005 (1.109 ngàn người).

Như vậy trong thời kỳ 2006-2010 nhịp độ tăng bình quân việc làm hàng năm là 2,68%, cao hơn bình quân của giai đoạn 2001-2005 (2,2%) và trong giai đoạn mới

này, bình quân mỗi năm giải quyết thêm việc làm cho khoảng 31,4 ngàn người, nhiều hơn 8,92 ngàn người so với giai đoạn trước. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động

ở nông thôn từ 79% năm 2006 lên 82% năm 2010. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn

và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm (thất nghiệp giử mức 4,1%).

Lực lượng lao động chủ yếu vẫn tập trung vào trong ngành nông, lâm, thủy sản với khoảng 67,5% (giảm 10,2% so với năm 2000), cịn lại ở ngành cơng nghiệp - xây dựng (hơn 9,3%) và ngành dịch vụ (khoảng 23,2%). Theo thống kê, lao động nông nghiệp hiện nay cũng chỉ mới sử dụng hết 82% thời gian, còn lại trên 18% thời gian khơng có việc làm. Điều đó cho thấy, sự thất nghiệp tiềm ẩn trong khu vực nông thôn rất lớn. Đây thực sự là một vấn đề hết sức bức xúc cần được giải quyết

đồng bộ một loạt các giải pháp về kế hoạch hóa gia đình, tăng số lượng đào tạo cho

lứa tuổi từ 15 - 23, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tổ chức mở rộng sản xuất kinh doanh tạo thêm nhiều ngành nghề, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giải quyết việc làm . Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh An Giang (2011), Niên giám thống kê.

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tỉnh An Giang có 340.623 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp là 256.179 ha, chiếm 75,20%; diện tích đất đất lâm nghiệp có rừng là 11.789 ha, chiếm 3,46%; diện tích đất chuyên dùng là 26.298 ha, chiếm 7,72%; diện tích

đất ở là 19.835 ha, chiếm 5,82% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là

248.466 ha đất nông nghiệp chiếm 96,98% được dùng để trồng cây hàng năm, 220.600 ha được dùng để gieo trồng lúa và với đặc tính của An Giang thường

bị lũ nên mỗi năm chỉ gieo trồng bình quân 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.530 ha, chiếm 1,76%; diện tích đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản là 703 ha, chiếm 0,27%.

Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 3.436 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng là 2.998 ha, núi đá khơng có rừng cây và sông suối là 13.910 ha. Nguồn:

Cục Thống kê Tỉnh An Giang (2011), Niên giám thống kê.

Tài nguyên du lịch

Với bề dày lịch sử khai quốc, đấu tranh kháng chiến cứu quốc, thiên nhiên phú, và mang một chút màu sắc tín ngưỡng về tơn giáo nên An Giang có rất nhiều

địa danh ghi lại những dấu ấn ấy để thế sau có thể chiêm ngưỡng nét đẹp về tinh

thần yêu nước, cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ lãng mạn do thiên nhiên ban tặng và được nghe những câu chuyện mang màu sắc tín ngưỡng nhưng đầy triết lý sống.

- Khu lưu niệm quê hương Bác Tôn tại cù lao ông Hổ, xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xun (Di tích được Bộ văn hóa cơng nhận), được bao bọc

bởi dịng sơng Hậu, có khí hậu mát mẻ với các vườn cây ăn trái quanh năm.

- Nhà bảo tàng Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên. Bao gồm 3 khu trưng bày: Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tơn, nền văn hố Ĩc Eo và các hình ảnh và tư liệu của công cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

- Khu du lịch Châu Ðốc, Núi Sam rất quen thuộc với người dân Việt Nam mọi miền đất nước, mang nhiều sắc thái tín ngưỡng, lịch sử khai quốc và nghệ thuật độc đáo. Bao gồm cụm di tích được cơng nhận như lăng Thoại Ngọc Hầu;

miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, di tích Chùa Hang, đình Châu Phú.

- Khu du lịch Lâm Viên, Núi Cấm tại huyện Tịnh Biên, có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình qn là 18-240C. Du khách đến thăm quan có thể biết đến địa

danh Thất Sơn - Bảy Núi, nhiều cảnh chùa, núi non còn giữ được nét hoang sơ gần gũi với với thiên nhiên.

- Di tích Hồ Thành Cổ Tự là di tích lịch sử văn hố và kiến trúc nghệ thuật được công nhận tại xã Nhơn Hưng huyện Tịnh Biên. Du khách có thể tham quan hồ chứa nước Ơ-Th Sa và các di tích ở huyện Tri Tơn gần đó.

- Di tích Nhà Mồ tại huyện Tri Tôn (xã Ba Chúc) phản ánh tội ác của Khơmer đỏ đối với nhân dân các xã biên giới. Du khách có thể tham quan di tích đồi Tứk Dụp, qua núi đá có nhiều hang động dùng làm căn cứ cách mạng trước kia,

di tích này thuộc núi Cơ Tơ. Ngồi ra, huyện Tri Tơn cịn có Chùa Xà Tón được xây dựng cách đây gần 200 năm là di tích kiến trúc nghệ thuật mang sắc thái riêng của dân tộc Khmer.

- Khu di tích khảo cổ nền văn minh Ĩc Eo của dân tộc Phù Nam tại huyện Thoại Sơn cách thành Phố Long Xuyên 40 km.

- “Hồ nước trời” - Búng Bình Thiêng với điểm độc đáo là nước hồ chỉ dâng lên và hạ xuống chứ không chảy, bốn mùa nước trong xanh lặng lờ mặc dù

thông nước với con sơng Bình Di cuồn cuộn đục ngầu nước lũ qua cửa hồ rộng hàng trăm mét, nằm giữa 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An, Nhơn Hội thuộc

huyện An Phú. Đến đây du khách sẽ được “rửa mắt” cảnh đánh bắt cá đặc trưng

mùa nước nổi của bốn dân tộc Kinh, Hoa, Khơme, Chăm sống ven hồ và những

ruộng sen nhiều hoa, những lùm điên điển vàng rực bông. Cảnh quan Búng thật

khống đãng, gió lộng tứ bề. Khi mùa nước nổi đến, nhà sàn của một bộ phận cư

dân sống ven hồ núp dưới những rặng cây xanh nhưng xung quanh ngập nước, tựa

như bức tranh thủy mặc, với cỏ - cây - hoa - lá được thêu trên nền trắng xanh thơ

mộng của bức tranh tự nhiên.

2.1.4. Kinh tế

Với những ưu thế về địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: nằm giữa hai sông Tiền, sông Hậu và phần hữu ngạn của sông hậu (vùng tứ giác Long Xuyên), phía tây tỉnh chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà nối dài từ Châu Đốc đến Hà Tiên (Kiên Giang), hệ thống sơng ngịi chằng chịt chẳng những cung cấp lượng nước ngọt quanh năm giúp ni trồng thủy hải sản mà cịn hình thành tuyến giao thông đường thủy quan trọng nối An Giang với các tỉnh trong

khu vực đồng bằng sông Cửu Long, biển Đông, biển Tây và Campuchia, Lào, Thái Lan; quốc lộ (QL) 91 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng nối với QL 1 tại Cần

Thơ, với QL 80 tại Vàm Cống và ngã ba Lộ Tẻ Rạch Giá, với Campuchia, Lào,

Thái lan qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia: Tịnh Biên (Huyện Tịnh Biên), Vĩnh Xương (Thị Xã Tân Châu), Khánh Bình (Huyện An Phú), Vĩnh Hội Đông (Huyện

An Phú), Bắc Đai (Huyện An Phú); mặc dù hàng năm An Giang phải đối mặt với lũ lụt dâng lên nhưng khi lũ rút đi lại cung cấp cho vùng đất bị ngập nước một lượng phù sa màu mỡ -dưỡng chất rất tốt cho cây trồng để phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho An Giang phát triển kinh tế theo hướng đa dạng. Với chính sách “mở”

trong thu hút đầu tư, như: Phát triển du lịch; hạ tầng giao thơng đang được nâng cấp, hồn thiện; nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại ra đời; khu vực kinh tế biên giới phát triển năng động… An Giang đang trở thành “miền đất hứa” với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thời gian gần đây, lãnh đạo tỉnh cịn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đơn vị trong nước và một số nước khác như: Lào, Campuchia, Ấn Độ… Mơ hình du lịch mùa nước nổi, du lịch sang Campuchia bằng

đường thủy, mua sắm kết hợp du lịch ở khu vực cửa khẩu biên giới… đang được

phát triển rất mạnh. Từ 3 năm trở lại đây, việc bãi bỏ visa giữa Việt Nam và Campuchia đã tạo nhiều thuận lợi cho du khách trong hành trình xun quốc gia thơng qua cửa ngõ An Giang. Sắp tới, Bộ Giao thông Vận tải hai nước sẽ thông xe cặp cửa khẩu đường bộ Phnom Den (tỉnh Tà Keo, Campuchia) và Tịnh Biên, giúp

các phương tiện không phải dừng lại ở biên giới để chuyển tải, làm giảm chi phí và

rút ngắn thời gian qua lại biên giới.

Để tạo điều kiện về mặt bằng cho doanh nghiệp đến đầu tư phát triển công

nghiệp và dịch vụ, An Giang đang tiến hành đầu tư 2 khu công nghiệp (KCN) Bình Hịa (132 ha); KCN Bình Long (30,57 ha), riêng KCN Vàm Cống (200 ha) đang trong quá trình lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư. Tại khu vực biên giới giáp ranh với Campuchia thuộc huyện Tịnh Biên, cịn có KCN Xn Tơ đây là khu kinh tế phi

khu chế xuất. Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh cũng đã quy hoạch hơn 20 cụm cơng nghiệp (CCN) với tổng diện tích khoảng 700 ha. Trong đó các CCN Mỹ Quý (TP.Long Xuyên) rộng 19 ha và CCN Phú Hòa (huyện Thoại Sơn) rộng 20 ha đã

được đầu tư xong, thu hút được một số doanh nghiệp vào xây dựng nhà máy và

đang phát huy hiệu quả. Các địa phương khác như TX.Châu Đốc, huyện Phú Tân,

An Phú, Chợ Mới cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các CCN, tạo mặt bằng để kêu gọi đầu tư, sắp xếp sản xuất.

Xác định công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp chủ lực của địa phương

nên trong thời gian qua, An Giang đã tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp như nhanh chóng giao mặt bằng để doanh nghiệp xây dựng nhà

xưởng, xác nhận thiết bị máy móc tạo tài sản cố định để doanh nghiệp được miễn,

giảm thuế nhập khẩu... Đến nay, tồn tỉnh có 21 nhà máy chế biến thủy sản đang gạo có năng lực xay xát hơn 2 triệu tấn gạo/năm và lau bóng lúa gạo1,5 triệu tấn gạo/năm, cơng suất kho chứa khoảng 400.000 tấn…

Với những nổ lực phát triển kinh tế trong thời kỳ 2006-2010, An Giang đạt tốc độ tăng trưởng các ngành, các lĩnh vực như sau:

2.1.4.1. Nông nghiệp

Ngành trồng trọt: đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị

trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Bảng2.1: Sản lượng cây lương thực từ 2005 đến năm 2010

Sản phẩm nông

nghiệp chủ yếu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010

- Sản lượng lương thực có hạt 1000 tấn 3,218 2,999 3,223 3,605 3,487 3,725 - Thóc 1000 tấn 3,142 2,923 3,143 3,519 3,422 3,659 - Bắp tấn 76,839 75,972 80,048 85,728 65,125 65,571 - Mè tấn 1,187 958 1,494 1,465 1,789 1,846 - Đậu xanh tấn 3,292 4,192 4,761 4,122 2,570 2,929 - Đậu nành tấn 6,765 2,794 3,123 1,969 1,615 1,361 - Rau các loại tấn 603,494 661,414 734,097 777,016 802,930 814,538 Diện tích một số cây trồng chủ yếu Ha 571,074 545,260 567,579 614,106 607,390 642,363 - Lúa cả năm Ha 529,698 503,464 520,322 564,425 557,290 589,253 - Bắp Ha 9,822 10,022 10,538 11,499 9,236 9,980

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang (2011), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế năm 2005-2010.

Ngành chăn nuôi: trong giai đoạn này, do phải đối mặt với một số khó khăn

(cúm gia cầm, dịch heo tay xanh,..) nên sự phát triển của ngành bị chậm lại.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2008 2009 2010

- Tổng đàn trâu Con 5.447 5.435 5.383 5.600

- Tổng đàn bò Con 69.765 71.124 73.696 74.500

- Tổng đàn lợn " 209.197 169.261 181.901 170.000

- Thịt hơi các loại (kể cả thịt gia

cầm) Tấn 29.337 32.288 33.876 32.650

- Tổng đàn gia cầm 1.000 con 2.835 4.297 4.021 4.090

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang (2011), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế năm 2005-2010.

2.1.4.2. Lâm nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 đạt 2,34%, thấp nhất trong 3 lĩnh vực của ngành nông-lâm-ngư nghiệp.

Bảng 2.3: Diện tích lâm nghiệp tỉnh An Giang qua một số năm (ha)

Chỉ tiêu 2005 2008 2009 2010 1. Trồng mới rừng tập trung 1.838 1.095 1.530 Trong đó: + Rừng phòng hộ và đặc dụng 838 400 500 985 + Rừng sản xuất 1.000 695 1.030 2. Bảo vệ rừng 8.715 2.287 2.266 2656 3. Chăm sóc rừng 4.445 1.668 1.143 1.770 4. Trồng cây phân tán 1.000 695 1.030 3.333

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang (2011), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế năm 2005-2010.

2.1.4.3. Thủy sản

Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX của ngành đạt 8,36% và tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng với nền kinh tế, tỷ trọng GTSX

- Đậu xanh Ha 2,360 2,879 3,016 2,653 1,351 2,210

- Đậu nành Ha 2,521 1,024 1,068 597 575 730

của ngành trong tổng GTSX ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng từ 16,8% (năm 2005) lên 19,15% (năm 2010). Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh, chiếm 48,4% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010.

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chính của ngành thủy sản từ 2005 đến 2010

2005 2006 2009 2010

a - Diện tích ni trồng thủy, hải sản ha 1,836 1,909 2,506 2,380

Trong đó: ni tơm " 588 600 550 545

b

- Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy

sản tấn 232,1 235,3 326,99 320,19

Chia ra:

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản tấn 180,8 181,9 286,87 280,37

Tr.đó: Sản lượng tôm tấn 698 815 1,045 1,040

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang (2011), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế năm 2005-2010.

2.1.4.4. Công nghiệp – xây dựng

Trong giai đoạn 2006-2010, ngành công nghiệp - xây dựng của An Giang đã

có sự tiến bộ đáng kể, quy mơ tăng gấp 2 lần, từ 4.609 tỷ đồng lên 9.262 tỷ đồng,

trong đó cơng nghiệp chiếm khoảng trên 85,67%. Bình qn tồn giai đoạn, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 14,98%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2001-2005 (18,9%/năm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 32 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)