7. Bố cục đề tài
3.4. Các giải pháp hỗ trợ
- Tăng cường hợp tác liên Tỉnh, phối hợp giữa các Tỉnh với các bộ ngành
Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển
ngành và lảnh thổ. Các dự án liên quan đến nhiều Tỉnh thì các Tỉnh hợp bàn và đưa qua nguyên tắc chung khi thực hiện đảm bảo quyền lợi của Nhà đầu tư đồng thời cũng hạn chế tình trạng cơng quyền ở các Tỉnh.
- Tăng cường hoạt động thương mại tại các đô thị, hướng mạnh hoạt động giao thương về thị trường nông thôn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu hàng hóa, thành lập văn phịng đại diện của Tỉnh tại các thành phố ở một số nước có quan hệ ngoại giao để nghiên cứu thị trường nước ngoài làm cầu nối giao dịch ngoại
thương cho các doanh nghiệp.
- Kiến nghị chính phủ xem xét lại quy định không chế mua hàng hàng miễn thuế ở các khu kinh tế phi thuế quan.
- Kiến nghị Trung ương xây dựng cơ chế đặc thù huy động vốn đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm.
- Ban hành quy chế hướng dẫn chi tiêu các đơn vị hành chính sự nghiệp. Thực hiện triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả ngân sách và tăng tỷ lệ tích luỹ
đầu tư từ ngân sách tỉnh.
- Tăng cường đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ công tác an ninh quốc
gia vùng biên giới và ổn định chính trị, để các nhà đầu tư an tâm trong quá trình đầu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích những hạn chế của các yếu tố tác động đến hoạt động
thu hút vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh giai đoạn năm 2005 – 2010, kết hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, nhu cầu vốn cần cho đầu tư, định hướng phát triển các ngành nghề của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2020, tác giả phân tích ma trận
SWOT để đánh giá những lợi thế, cơ hội, khó khăn và thách thức của Tỉnh khi thực
hiện chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh An Giang. Qua quá trình nhận định và phân tích, tác giả nhận thấy những rào cản ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động thu hút vốn đầu tư: cơ chế, đạo đức nhân viên Nhà nước, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, trình độ đội ngũ lao động. Vì vậy, tác giả đề ra các giải pháp khắc phục rào cản này nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn theo quan
điểm cá nhân của tác giả dựa trên việc xem xét các đề án đầu tư phát triển kinh tế
của Tỉnh, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, và phân tích sự phù hợp của giải pháp khi thực hiện.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay đầu tư được xem là nền tảng cho quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
nâng cao đời sống, góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách Tỉnh. Vì thế những năm qua An Giang đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút vốn, kêu gọi đầu tư để huy động các nguồn vốn ở tất cả các lĩnh vực, kể cả nước ngoài nhằm khai thác
tiềm năng của vùng, kết hợp với những lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên
thiên nhiên đã giúp An Giang đạt được một số thành quả nhất định về kinh tế. Tuy
nhiên, quá trình thu hút vốn của Tỉnh vẫn chưa tương xứng với lợi thế của vùng, nguồn vốn đầu tư chủ yếu chỉ dựa vào nội lực của Tỉnh (khu vực dân doanh), nguồn vốn đầu tư nước ngồi cịn rất ít.
Trên cơ sở lý luận, đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội, thực
trạng huy động vốn của An Giang trong giai đoạn 2005 – 2010, luận văn đã phân
tích được tình hình huy động vốn; tác động của quá trình thu hút vốn đến phát triển
kinh tế - xã hội, những tác động tích cực cũng như hạn chế của một số yếu tố nền
ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn của Tỉnh. Căn cứ trên quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của Tỉnh và nhu cầu vốn cần huy động đầu tư từ năm 2011 đến năm 2020, tác giả đã sử dụng ma trận SWOT để nhận định những điểm mạnh,
yếu, cơ hội và thử thách của Tỉnh khi thực hiện việc huy động vốn đảm bảo phát triển kinh tế trong thời gian tới. Từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp với mong muốn nếu được các ban ngành của Tỉnh quan tâm xem xét và thực hiện sẽ tác động tích cực hơn trong cơng tác huy động vốn đầu tư góp phần vào q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh phát triển kinh tế Tỉnh nhà.
Tuy nhiên, do quá trình nghiên cứu có hạn nên tác giả chỉ mới phân tích
được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn đầu tư trên cơ sở định tính
theo chủ quan của mình, nghiên cứu cũng chỉ mới dừng lại ở việc phân tích tác
động của các yếu tố truyền thống: hệ thống chính trị - pháp luật đầu tư; tài nguyên thiên nhiên; cơ sở hạ tầng; đội ngũ lao động; khoa học công nghệ; hệ thống hành
chính quốc gia và hệ thống doanh nghiệp; trong khi sự tác động đến quá trình đầu tư khơng chỉ giới hạn của bấy nhiêu yếu tố mà còn các yếu tố khác như: hệ thống ngân
hàng; nguồn nguyên liệu đầu vào; cơ cấu kinh tế của vùng; hội nhập kinh tế của vùng; giá cả - lạm phát; tệ nạn quan liêu;…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Huỳnh Thị Nguyệt Anh (2009), Huy động vốn cho đầu tư phát triển Tỉnh Trà
Vinh đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TPHCM, Hồ
Chí Minh.
2. Ban quản lý dự án Tỉnh An Giang (2011), Bảng tổng hợp tình hình đầu tư giai
đoạn 2005-2010.
3. PGS.PTS Trần Văn Chữ (1999), Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
4. Cục Thống kê Tỉnh An Giang (2011), Báo cáo tình hình số lượng và trình độ giáo viên của Tỉnh 2005-2010.
5. Cục Thống kê Tỉnh An Giang (2011), Niên giám thống kê.
6. PGS.TS Phan Thúc Huân (2007), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê.
7. Võ Thanh Khiêm (2006), Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế
TPHCM, Hồ Chí Minh.
8. PGS.TS Đỗ Đức Minh (2006), Tài chính Việt Nam 2001 – 2010, NXB Tài
chính.
9. Sở Công thương Tỉnh An Giang (2011), Báo cáo về tình hình cung ứng và sử dụng điện năng trên địa bàn Tỉnh 2005 – 2010.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang, Báo cáo theo dõi số lượng DN đăng ký
kinh doanh trên địa bàn Tỉnh 2005-2010.
11. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế năm 2005-2010.
12. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang, Báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động xuất nhập khẩu Tỉnh giai đoạn 2005-2010.
13. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang, Bảng tổng hợp về huy động vốn đầu tư
14. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch và định
hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh An Giang đến năm 2020.
15. Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh An Giang (2011), Báo cáo tổng hợp số lượng
đề tài nghiên cứu của Tỉnh năm 2010.
16. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Tỉnh An Giang (2011), Báo cáo về tình hình lao động của Tỉnh 2005-2010.
17. Sở Tài chính An Giang (2011), Báo cáo tổng hợp tình hình thu chi NSNN Tỉnh An Giang năm 2005 đến năm 2010.
18. Sở Thương mại (2005), Chính sách thu hút vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh 2005-
2010.
19. Tổng cục Thống kê (2011), Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh An Giang, Báo cáo tổng
hợp tình hình kinh tế An Giang so với cả nước 2000-2010.
20. Tính tốn của đề án dựa trên số liệu của Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang.
21. PGS.TS Sử Đình Thành (2006), Nhập mơn Tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
Tài liệu tiếng anh
1. Jonh M. Keynes (1936), General Theory on Employment interest and money. 2. P.A Samuelson (1948), Economics.
Website
1. http://www. baocantho.com.vn.
2. http://www. baomoi.com.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng tổng hợp về huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2005 – 2010.
Nghìn tỷ VND
T
T Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
TỔNG SỐ 8,682 9,787 15,286 20,117 19,762 22,364
I
Vốn đầu tư phát triển do địa
phương quản lý 8,622 9,386 15,020 19,317 18,762 21,164
1 Vốn ngân sách nhà nước 680 913 1,038 1,079 1,530 1,521
- Vốn trong nước 668 884 1,023 1,049 1,497 1,471
Trong đó: vốn xổ số kiến thiết 0 46 344 400 465 520
- Vốn nước ngoài 12 29 15 30 33 50
2 Vốn trái phiếu chính phủ 0 0 109 255 347 333
3
Vốn tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước 158 265 295 845 1,052 1,343
4
Vốn đầu tư của các doanh
nghiệp nhà nước 500 90 54 41 32 30
5
Vốn đầu tư của dân cư và DN
ngoài quốc doanh 4,177 4,481 6,096 7,941 7,520 8,924
6
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) 5 5 50 450 200 338 7 Các nguồn vốn khác 3,102 3,632 7,377 8,706 8,081 8,675 - Tín dụng ngân hàng 2,400 2,880 3,686 4,313 4,529 4,755
- Khác (tổ chức và doanh
nghiệp ngoài tỉnh, NGO) 702 752 3,691 4,393 3,552 3,920
II
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn do Bộ, ngành Trung ương
quản lý 60 401 266 800 1,000 1,200
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang và Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT
Phụ lục 02: So sánh giữa tình hình thực hiện và mục tiêu của quy hoạch về một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2006-2010
STT Chỉ tiêu ĐVT NQĐH
VIII Thực hiện
Đánh giá
1 Tốc độ tăng trưởng % 12,00 10,34 Chưa đạt
1.1 Khu vực Dịch vụ % 15,30 13,46 Chưa đạt
1.2 Khu vực Công nghiệp
1.3 Khu vực Nông - lâm -
thủy sản % 3,60 3,77 Vượt
2 GDP bình quân đầu
người Triệu đồng 17,320 21.183 Vượt
3 Cơ cấu kinh tế
3.1 Khu vực Dịch vụ % 59,70 53,72 Chưa đạt
3.2 Khu vực Công nghiệp
- xây dựng % 15,50 12,82 Chưa đạt
3.3 Khu vực Nông - lâm -
thủy sản % 24,80 33,46 Chưa đạt
4 Tổng mức đầu tư toàn
xã hội Tỷ đồng 66.160 87.316 Vượt
4.1 Tăng bình quân hàng
năm % 19,6 20,83 Vượt
4.2 Tổng mức đầu tư toàn
xã hội so GDP % 43,5 51,38 Vượt
5 Thu ngân sách Tỷ đồng 13.325 13.919 Vượt
5.1 Thu ngân sách tăng
bình quân hàng năm % 18 15,7 Chưa đạt
5.2 Tỷ lệ động viên GDP
vào ngân sách % 8,8 8,19 Chưa đạt
6 Kim ngạch xuất khẩu
đến năm 2010 Triệu USD 700 700 Đạt
6.1
Kim ngạch xuất khẩu
tăng bình quân hàng năm
% 16,30 16,3 Đạt
7 Dân số Triệu người 2,32 2,15 Vượt
7.1 Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên % 1,19 1,17 Vượt
7.2 Tuổi thọ trung bình Tuổi 73 73 Đạt
8 Tỷ lệ lao động qua đào
tạo % 30 34 Vượt
8.1 Giải quyết việc làm Lao động 150.000 172.100 Vượt
8.2
Số lao động thường xuyên làm việc ở nước ngoài Lao động 10.000 400-500 Chưa đạt 8.3 Tỷ lệ lao động nông nghiệp % <60 63 Chưa đạt 8.4 Tỷ lệ hộ nghèo (*) % < 5 3,59 Vượt 9 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch % 85,00 75 Chưa đạt
được sử
dụng 9,2 Số hộ sử dụng điện
thoại/100 dân Máy/100 dân 22,00 118,6 Vượt
10 Tỷ lệ bác sỹ/ vạn dân Người/10000 dân 5,00 5,15 Vượt 10.1 Bệnh sốt rét/1000 dân Ca Cơ bản hoàn thành Ổn định tình hình số rét, lưu hành nhẹ Đạt
10.2 Bệnh rối loạn do thiếu
Iốt Ca Cơ bản hoàn thành Vẫn còn bệnh nhân rối loạn thiếu Iốt nhưng ở thể nhẹ Chưa đạt
10.3 Tỷ lệ sốt xuất huyết Ca/100000
dân <120 210,65 Chưa đạt
10.4 Tỷ lệ nhiễm HIV so
dân số %/dân số <0,45 <0,34 Vượt
10.5 Tỷ lệ tử vong trẻ em
dưới 1 tuổi % 2,00 1 Vượt
10.6 Tỷ lệ tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi % 2,70 1,8 Vượt
11
Hồn thành chương trình giáo dục PCGD THCS và PCGD Tiểu học đúng độ tuổi
Năm Năm 2007 Đã hoàn
thành Đạt
12
Hoàn thành mức chất
lượng tối thiểu các trường tiểu học Năm Cơ bản hoàn thành vào năm 2008 Đã hoàn thành Đạt 12.1 Trường đạt chuẩn
quốc gia Trường
Phần lớn
đạt chuẩn 44 Chưa đạt
12.2 Số sinh viên đại học,
cao đẳng/vạn dân Người/vạn dân 150 137 Chưa đạt
Ghi chú: (*) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2010 là 9,16%