7. Bố cục đề tài
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh
An Giang đến năm 2020
3.3.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách
- Tổ chức một buổi hợp các lãnh đạo các ban ngành trình bày rõ những lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế của Tỉnh nhà, kế hoạch và định hướng phát triển của Tỉnh công khai và niêm yết các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, quy hoạch chi tiết sử
dụng đất, xác định rõ mỗi một quy hoạch liên quan đến các cơ quan ban ngành nào
ban hành các văn bản hướng dẫn chung cho các ban ngành đó, yêu cầu các ban
ngành phải ngồi lại với nhau để cùng bàn thảo và đưa ra một kế hoạch triển khai cụ thể, các kế hoạch đó cũng phải được đánh giá lại trước khi tiến hành thực hiện. Sau khi phê chuẩn các kế hoạch, Sở kế hoạch và đầu tư in những tờ bướm cho từng khu quy hoạch (mỗi một quy hoạch có một tờ bướm riêng) trên đó ghi rõ những thông tin liên quan đến đến từng khu quy hoạch. Khi doanh nghiệp đến đăng ký đầu tư Sở kế hoạch và đầu tư sẽ tư vấn, cho họ tham khảo những tờ bướm để các doanh nghiệp có thể xem xét lại khi lựa chọn nơi đầu tư.
- Công bố công khai Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu, Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh An Giang và các ban ngành có liên quan
đến các dự án để giúp các Nhà đầu tư hiểu rõ cơ quan chức năng nào giải quyết vấn đề gì, trình tự giải quyết thủ tục pháp lý đỡ mất thời gian và gây phiền hà cho những nhà đầu tư.
- Tổ chức các lớp tập huấn về kỷ năng giao tiếp, ứng xử và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ để giải quyết các công việc cụ thể có liên quan đến hoạt động thu hút
đầu tư. Thiết lập đường dây nóng hoặc gửi phiếu đánh giá thái độ làm việc của công
chức cho các nhà đầu tư để nghe phản hồi về cơ chế làm việc của các bộ phận. Ban hành quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với những ai có thái độ làm việc tốt, giái thích thoả đáng các yêu cầu của các nhà đầu tư hoặc có thái độ làm việc tắc trách, suy
- Tăng cường hoạt động của các đơn vị: Trung tâm xúc tiến thương mại – du lịch và đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu, Tổ thanh tra công vụ, Tổ công tác xúc tiến đầu tư, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Có thể ban hành quy định khen thưởng (cho hưởng bao
nhiêu phần trăm giá trị dự án đầu tư) cho cán bộ nào tìm kiếm được nguồn dự án
đầu tư nước ngoài hoặc trong nước vào các khu công nghiệp hoặc kinh tế cửa khẩu.
- Tổ chức đối thoại định kỳ hàng quý giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Biện pháp tháo gỡ phải được trình bày bằng Văn bản của cấp có thẩm quyền, để trả lời những vấn đề mà doanh nghiệp nêu ra và thời gian cụ thể để giải quyết vấn đề đó.
- Hiện nay, Tỉnh có rất nhiều dự án treo chưa được thực hiện nguyên nhân chủ yếu là do các nhà đầu tư bị thiếu vốn, nhưng cũng có những doanh nghiệp đăng ký đấu thầu rồi sau đó đợi bán lại cho những nhà thầu khác kiếm chênh lệch. Do đó, để hạn chế tình trạng này chính quyền Tỉnh nên ban hành quy định khi đấu thầu các
dự án khuyến khích đầu tư, các chủ đầu tư phải ký quỹ bằng 10% giá trị đất của dự án và chứng minh năng lực tài chính có thể đầu tư dự án. Nếu sau 1 năm không thực hiện dự án thì buộc các doanh nghiệp phải giải trình xem nếu hợp lý thì cho gia hạn
thêm 1 năm, doanh nghiệp nào khơng giải trình hoặc giải trình khơng hợp lý thì bị
thu hồi đất và phần ký quỹ sẽ sung vào ngân sách nhà nước, tiến hành mời nhà đầu
tư khác tham gia đầu tư.
- Các DN vừa và nhỏ hoạt động trong KCN, khu kinh tế cửa khẩu rất ít do bị giới hạn về nguồn vốn ….Tỉnh có thể phối hợp với các Ngân hàng thương mại nhà
nước trong việc hỗ trợ vốn cho các DNVVN khuyến khích thành phần doanh
nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng và cùng hợp tác nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.
3.3.2. Các giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâm
tầng yếu kém rất khó thu hút nhà đầu tư và đã khơng thu hút được nhà đầu tư thì
khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng cũng hạn chế. Chính cái vịng lẩn quẩn này tạo nên thực trạng vùng kinh tế đã phát triển thì càng phát triển thêm và những vùng kinh tế kém phát triển lại càng tụt hậu. Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư, do đó để cải thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Trên địa bàn Tỉnh chỉ có một khách sạn đạt chuẩn bốn sao (Khách sạn
Victoria – Châu đốc), còn lại là chưa đạt chuẩn về cơ sở vật chất lẫn cách thức phục vụ: các khách du lịch khi đến An Giang dù là người địa phương hay ở nơi khác đến
đều cảm thấy không hay lòng khi đặt chân vào các nhà hàng và khách sạn vì giá cả
rất đắt, họ có cảm giác là mình đang bị “cắt cổ”, cách phục vụ thì thiếu chuyên
nghiệp không tôn trọng khách hàng, phịng ốc thì khơng đảm bảo vệ sinh và các điều kiện sinh hoạt khơng tốt. Chính vì vậy nên hầu như các du khách địa phương khi đi du lịch họ đều mang theo thức ăn để khỏi bị chặt chém, cịn du khách ngồi địa phương và Quốc tế thì lại dừng chân và sử dụng các dịch vụ nhà hàng và khách
sạn do Tỉnh Đồng Tháp cung cấp, có những đoàn khách khi du lịch ở An giang họ tính tốn lịch trình vui chơi để chiều có thể kịp quay về Đồng Tháp nghỉ đêm. Do
đó Tỉnh cần nâng cấp dần dần hệ thống Nhà hàng, Khách sạn thành những nhà
hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm phục vụ khách tham quan trong và
ngoài nước cả về số lượng lẫn chất lượng trên cơ sở hợp tác cùng làm với khu vực tư nhân. Bước đầu chỉ thực hiện ở một vài khách sạn, nhà hàng ở địa bàn Châu Đốc,
cụm khu lịch Núi Dài, Núi Cấm, đồi Túp Dụp,.. Tiến hành kiểm tra lại cơ sở vật
chất của các Nhà hàng và Khách sạn này, khuyến khích các DN đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn Quốc tế, đưa ra chính sách hỗ trợ DN miễn thuế trong thời gian 5 năm tạo điều kiện cho DN thu hồi được vốn bỏ ra đầu tư nâng cấp, áp dụng chính sách biên độ giá chung cho các Nhà hàng và Khách sạn tạo sự cạnh tranh công bằng và cũng để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, tổ chức các lớp học về kỷ năng phục vụ miễn phí cho nhân viên ở các đơn vị này gửi công văn yêu cầu các đơn vị cử người tham gia học tập.
- Phối hợp ngành điện lực trong quá trình cung cấp điện cho các nhà máy, xây dựng kế hoạch cung ứng điện cho các DN mỗi tháng, gửi thông báo lịch ngưng cung cấp điện cụ thể cho DN ở đầu mỗi tháng để chủ động trong sản xuất, giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp. Với đặc trưng của An Giang là phát triển mạnh nghề trồng lúa nên nguồn trấu từ hoạt động xây xát rất lớn, vào mùa vụ nguồn trấu này lại càng dồi dào, trong khi người mua trấu hiện nay rất ít (chỉ những hộ gia đình ở nơng thơn kinh tế khó khăn hoặc chăn ni heo) mà nơi chứa trấu của các nhà máy xây xát có giới hạn nên nhiều nhà máy xây xát phải thuê người đến thu gom đem bỏ. Tận dụng nguồn lực này Tỉnh nên ứng dụng cơng trình nghiên cứu sử dụng trấu làm nguyên liệu thay cho nguồn điện, xây dựng nhà máy sản xuất năng lượng tiêu dùng bằng nguồn trấu của địa phương góp phần giảm áp lực cung ứng điện cho ngành điện đối với sản xuất, tiêu dùng ở hiện tại và cả tương lai, bởi vì nguồn nước
sơng Mekong chảy vào Việt Nam đang bị cạn dần.
- Đối với các tuyến đường huyết mạch: đường tránh thành phố Long Xuyên, đường tránh thị trấn Cái Dầu, đường tỉnh 944, 941, 942, 943, 956… phải hoàn tất
nhanh hồ sơ, thủ tục đưa vào triển khai xây dựng và ban hành quy chế đẩy nhanh tiến độ thi công nếu đơn vị thi công vi phạm sẽ phải nộp phạt 10% giá trị cơng trình thi cơng để hỗ trợ cho giao thương của các nhà đầu tư.
- Về hệ thống sân bay nên ưu tiên xây dựng sân bay Châu đốc (Thị xã Châu
Đốc) trước thay vì tiến hành song song xây dựng 2 sân bay (sân bay Châu Đốc và
sân bay An Giang - Châu thành) vì các khu du lịch và cả các khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu ở An Giang tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc An Giang,
Châu đốc nằm ở vị trí trung tâm giữa các nơi này, khách du lịch hoặc các doanh
nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đáp tại sân bay
Châu đốc vận chuyển về các khu du lịch, các KCN, khu kinh tế cửa khẩu sẽ gần hơn
sân bay An Giang (sân bay An Giang phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp ở địa bàn Thành phố Long xuyên – trong khi số lượng nhà đầu tư và hoạt động giao
- Do nguồn ngân sách nhà nước có giới hạn nên đối với các dự án đang quy hoạch cần xem xét tính khả thi mới tiến hành thực hiện triển, nếu khơng có tính khả thi thì khơng triển khai thực hiện. Trước mắt phải hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho KCN Bình Long, Bình Hịa, Xn Tơ, Khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình, Tịnh Biên
để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
3.3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề của Tỉnh yếu và thiếu do:
- Các đơn vị dạy nghề ở Tỉnh chỉ có các trường Công của Nhà nước đảm
nhận chưa có sự tham gia của khu vực tư nhân, giữa các trường khơng có sự canh
tranh để thu hút học sinh. Vì thế Lảnh đạo các trường rất thờ ơ trong việc cạnh tranh
với nhau, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cạnh tranh là chất lượng
đội ngũ giáo viên, do đó các đơn vị nghề chưa thực sự quan tâm đến chất lượng
giáo viên, khơng có một quy định nào để ràng buộc và khuyến khích giáo viên học
hỏi nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chun mơn của mình.
- Chế độ tiền lương của giáo viên cũng không thỏa đáng nên đại đa số giáo viên không dồn hết sức vào giảng dạy mà phải ra ngoài làm kinh tế thêm, đi dạy để giữ chân trong nhà nước cho ổn định.
- Chưa kể đến Tỉnh ban hành quy định mỗi năm chỉ giải quyết cho đi học
nâng cao trình độ đối với các giáo viên nằm trong diện quy hoạch của Tỉnh (điều kiện quy hoạch: Đảng viên; Trưởng, phó đương nhiệm các phịng ban; thâm niên công tác trong ngành từ 3 năm trở lên; đồn viên ưu tú), cịn lại các trường hợp khác
thi đậu các lớp nâng cao trình độ thì phải làm đơn xin được đi học và phải thông
qua Lảnh đạo đơn vị, Sở Nội vụ duyệt lại là có hỗ trợ về thời gian và chi phí đi học không, thủ tục nhiêu khuê, tùy thuộc vào sự ưu ái của Lảnh đạo.
Để giải quyết vấn đề này Tỉnh nên:
- Xóa bỏ quy định về chế độ quy hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên, giáo viên nào có năng lực và có nhu cầu học thêm thì Tỉnh tạo điều kiện về thời gian để họ có thể tham gia lớp học, khơng cần phải hỗ trợ về chi phí bởi vì hầu hết các giáo viên
chỉ quan tâm đến việc có được đơn vị và Tỉnh đồng ý cho đi học không chứ hồn
tồn khơng để tâm đến việc được hỗ trợ kinh phí.
- Kêu gọi tư nhân hóa giáo dục nghề, những doanh nghiệp tư nhân tham gia
kinh doanh ở lĩnh vực dạy nghề sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi: miễn thuế trong thời gian 5 năm đầu hoạt động, học sinh học ở các trường tư vẫn được hưởng những chế độ ưu đãi như học ở trường công tạo động lực canh tranh cho các trường của
Nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương “Đưa người đi học tập ở nước ngồi” và có chính sách thu hút nhân tài vào làm việc tại An Giang để hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh - dịch vụ sau này.
- Tăng hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo nghề trong Tỉnh trang bị thêm thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình thực hành của học viên trên cơ sở buộc các
trường phải xây dựng định mức thiết bị cho 1 học viên. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo
trong việc tìm kiếm nguồn viện trợ nước ngoài đầu tư cho giáo dục dạy nghề trên
địa bàn Tỉnh.
3.3.4. Các giải pháp phát triển khoa học – công nghệ.
- Thực hiện hình thức chuyển giao cơng nghệ bằng các hợp đồng đặt hàng, cơng trình khoa học kỷ thuật công nghệ, đấu thầu nghiên cứu, các dịch vụ tư vấn khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất. Áp dụng các hình thức biểu dương khen thưởng, trích tỷ lệ lợi nhuận cho các nhà khoa học có cơng trình nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất và phục vụ cho đời sống.
- Đưa ra chính sách nếu các DN nào dành một phần vốn từ quỹ phát triển sản xuất cho nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ và đào tạo nhân lực sẽ được Tỉnh hỗ trợ chi phí triển khai ứng dụng.
- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho các đề tài nghiên cứu công nghệ mới ứng dụng cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Tỉnh nhà.
- Đầu tư đồng bộ các trang thiết bị, mạng thông tin cho các Trung tâm ứng dụng, tư vấn và chuyển giao công nghệ để có điều kiện liên doanh liên kết với các
Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ giữa các Tỉnh thành trong
nước và ngoài nước.