CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Kiến thức và sự hiểu biết của người dân đối với thu hồi đất
5.3% 9.3% 14.0% 19.3% 21.3% 27.3% 3.3% Từ 1-10 năm Từ 11-20 năm Từ 21-30 năm Từ 31-40 năm Từ 41-50 năm Từ 51-60 năm >60 năm
Hình 3.1. Thời gian sinh sống tại nơi ở cũ trước khi thu hồi đất
Nguồn: Số liệu điều tra.
Hình 3.1 thể hiện, đa số các hộ trong mẫu điều tra có thời gian định cư tại nơi
có thời gian sinh sống từ 41-50 năm và 19,3% hộ có thời gian sinh sống từ 31-40
năm, chỉ có 5,3% số hộ sinh sống dưới 10 năm. Như vậy có thể nói rằng, đa số các
hộ có thời gian sinh sống và gắn bó nơi đây từ rất lâu đời. Họ đã xây dựng những tập tục, truyền thống văn hóa lâu đời, tất cả họ hàng và người thân đều sống nơi
đây, họ đã quen với các hoạt động sản xuất và nếp sinh hoạt tại đây. Tất cả những
yếu tố này đã tạo thành “cộng đồng” gắn kết những người dân với nhau. Do đó, bất cứ một sự thay đổi nào xảy ra cũng có thể làm thay đổi và xáo trộn đời sống của
người dân nơi đây.
Bảng 3.8 cho thấy, có nhiều lý do để các hộ gia đình gắn bó lâu dài với mảnh
đất mà họ đang sống. Trong đó, 24,2% hộ gia đình gắn với nơi đây bởi vì có gia đình và người thân đang sống cùng. Một lý do quan trọng không kém là điều kiện
sống tốt, được chọn bởi 22,7% hộ gia đình, trên 18% số hộ cho rằng nơi đây có mối quan hệ hàng xóm tốt và quen với tập quán văn hóa và 16% hộ gia đình gắn bó với
nơi đây bởi vì đây là nơi chơn nhau cắt rốn của họ.
Bảng 3.8. Lý do gắn bó với nơi ở cũ trước khi thu hồi đất
Lý do gắn bó với nơi ở cũ Hộ Tỷ lệ
Là nơi chôn nhau cắt rốn 72 16.0%
Mối quan hệ hàng xóm gắn bó 82 18.2%
Gia đình và người thân sống nơi đây 109 24.2%
Quen với tập quán, văn hóa 85 18.9%
Điều kiện sống tốt 102 22.7%
Tổng cộng 450 100.0%
Nguồn: Số liệu điều ra.
Mặc dù các hộ gia đình được phỏng vấn cho biết họ muốn định cư lâu dài tại
nơi đây, không muốn phải thay chỗ ở, tuy nhiên khi được hỏi “Khi có 1 dự án thu
hồi đất xảy ra, gia đình Ơng/Bà có ủng hộ hay khơng?”, kết quả Bảng 3.9 cho thấy,
có đến 84% hộ gia đình trả lời rằng họ ủng hộ việc thu hồi đất để thực hiện các dự
án phát triển và quy hoạch lại khơng gian đơ thị. Trong khi đó chỉ có 16% hộ gia
đình khơng đồng ý việc thu hồi đất. Điều này chứng tỏ rằng người dân sẵn sàng ủng
hộ việc thu hồi đất vì mục đích chung của cộng đồng, khơng giống như những báo
cáo trước đây của cơ quan chức năng rằng người dân thường có thái độ tiêu cực đối
Bảng 3.9. Thái độ của người dân đối với thu hồi đất
Thái độ đối với thu hồi đất Số hộ Tỷ lệ
1. Thái độ đối với thu hồi đất
Ủng hộ 126 84.0%
Không ủng hộ 24 16.0%
2. Lý do ủng hộ thu hồi đất
Thực hiện dự án phát triển là việc nên làm 29 23.0%
Dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng 32 25.4%
Thế hệ tương lai có thể hưởng lợi từ dự án này 37 29.4%
Gia đình tơi có thể hưởng lợi từ dự án này 28 22.2%
3. Lý do không ủng hộ thu hồi đất
Không thấy được lợi ích từ dự án 9 37.5%
Nên thu hồi đất của gia đình khác 3 12.5%
Đây là nơi tốt, không muốn thay đổi chỗ ở 6 25.0%
Không biết sống thế nào khi bị thu hồi đất 6 25.0%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Đối với những người ủng hộ việc thu hồi đất, 29,4% hộ gia đình nghĩ rằng
các thế hệ tương lai có thể hưởng lợi từ các dự án, 25,4% số hộ cho rằng dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng, và 23% số hộ cho rằng thực hiện các dự án phát triển là việc nên làm. Một yếu tố bất ngờ là chỉ có 22,2% hộ gia đình được hỏi cho rằng gia đình họ có thể được hưởng lợi từ các dự án này.
Đối với những người không ủng hộ việc thu hồi đất, 37,5% hộ gia đình đưa
ra lý do họ khơng thấy được lợi ích từ các dự án này, 25% số hộ cho rằng nơi đây
có điều kiện sống tốt nên họ khơng muốn thay đổi và cùng số lượng người nói rằng
họ không biết sống như thế nào khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên, số lượng người giữ
quan điểm này chỉ là thiểu số. Qua khảo sát có thể kết luận rằng, nhận thức của
người dân về thu hồi đất ngày càng tiến bộ, người dân sẵn sàng từ bỏ những mất mát cá nhân trước mắt cho các dự án phát triển vì lợi ích chung của cộng đồng.
Việc di dời khỏi một nơi đã ổn định hằng bao đời là một vấn đề rất quan
trọng vì nó khơng những ảnh hưởng đến việc tìm kiếm một nơi ở mới phù hợp mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt như: việc làm, thu nhập, môi trường, quan hệ xã hội, tâm lý... Thêm vào đó, thị trường đất đai có nhiều biến động, có khi đất đai có giá trị cao hơn giá trị thật rất nhiều lần khiến những người dân có thu nhập thấp khi bị
giải tỏa lại càng khơng có cơ hội mua nhà để ở. Tâm lý người dân cũng rất lo sợ khi phải tự mình tìm nơi ở mới.
Bảng 3.10. Những khó khăn và ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sống người dân
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ
1. Khó khăn do thu hồi đất gây ra
Mất đất sản xuất 109 24.2%
Mất nhà ở 145 32.2%
Mất việc làm 89 19.8%
Mất cộng đồng đang sống 107 23.8%
2. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sống người dân
Thay đổi về việc làm và thu nhập 115 25.6%
Thay đổi về nhà ở, CSHT và điều kiện sinh hoạt 139 30.9%
Thay đổi điều kiện tiếp cận về giáo dục và đào tạo 7 1.6%
Thay đổi điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội 33 7.3%
Thay đổi môi trường sống 77 17.1%
Thay đổi quan hệ xã hội và truyền thống văn hóa 79 17.6%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Điều người dân lo ngại nhất là gì? Thứ nhất là bị mất nhà ở (32,2%), lo ngại
thứ hai là khơng cịn đất sản xuất (24,2%). Ngoài ra, mất cộng đồng nơi đang sống (23,8%) và mất việc làm (19,8%) là những nguy cơ có thể xảy ra và làm xáo trộn
đời sống người dân. Khi được hỏi, việc thu hồi đất đã tác động như thế nào đến đời
sống và sinh hoạt của người dân, thì 30,9% số hộ gia đình cho rằng họ sẽ bị thay đổi về nhà ở, cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt, 25,6% số hộ nghĩ nói rằng họ bị thay
đổi về thu nhập và việc làm. Bên cạnh đó, trên 17% hộ gia đình nói rằng khi môi trường sống thay đổi sẽ kéo theo những thay đổi quan hệ xã hội và truyền thống văn hóa. Trong khi đó, một số lượng rất ít hộ gia đình quan tâm đến những thay đổi về điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội (7,3%) và giáo dục đào tạo (1,6%).
Những vấn đề lo ngại của người dân thực tế đã và đang xảy ra. Dù đã ý thức
được điều đó, nhưng ngay cả người dân và các nhà làm chính sách vẫn khơng sao
tránh khỏi, đôi khi hậu quả mà nó mang lại là quá nặng nề đối với một bộ phận