CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Phân tích thiệt hại vơ hình của người dân bị thu hồi đất
3.4.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người dân
Mục đích phân tích phần này là để làm cơ sở cho việc gợi ý các chính sách hỗ trợ người dân sau thu hồi đất đảm bảo cuộc sống của hộ bằng hoặc tốt hơn trước khi thu hồi đất.
Bảng 3.15 thể hiện, đa số những hộ cho rằng thu nhập của họ thấp hơn so
trước khi thu hồi đất là những hộ có thu nhập dưới 4 triệu đồng, trong khi đó những
hộ cho rằng thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất là những hộ có thu nhập trên 5 triệu đồng. Cụ thể 71,4% hộ gia đình có thu nhập từ 2-4 triệu đồng cho rằng thu nhập của họ thấp hơn trước khi bị thu hồi đất và đối với những hộ có thu nhập dưới 2 triệu đồng là 20,6%. Đối với nhóm hộ cho rằng thu nhập khơng thay đổi, thì 93% số hộ có thu nhập từ 2-4 triệu đồng và 1,8% số hộ có thu nhập dưới 2 triệu đồng.
Đối với nhóm hộ có thu nhập cao hơn, thì 30% số hộ có thu nhập từ 5-7 triệu, 30%
số hộ có thu nhập từ 8-10 triệu và 13,3% số hộ có thu nhập từ 11-13 triệu đồng. Ngoài ra, 26,7% số hộ gia đình có thu nhập từ 2-4 triệu đồng cho rằng thu nhập cao
hơn trước khi bị thu hồi đất. Như vậy, có thể kết luận rằng các dự án thu hồi đất xảy
ra thì số hộ khó khăn có nguy càng trở nên khó khăn hơn, một vấn đề quan trọng mà các nhà làm chính sách về giải tỏa, đền bù và tái định cư phải quan tâm hơn.
Bảng 3.15. Thu nhập hộ gia đình sau thu hồi đất
Thu nhập so với
trước thu hồi đất
Thu nhập (%) <2 triệu 2- 4 triệu 5-7 triệu 8 - 10 triệu 11- 13 triệu Tổng cộng Cao hơn 0.0 26.7 30.0 30.0 13.3 100.0
Không thay đổi 1.8 93.0 5.3 0.0 0.0 100.0
Thấp hơn 20.6 71.4 7.9 0.0 0.0 100.0
Tổng 9.3 70.7 11.3 6.0 2.7 100.0
Nguồn: Số liệu điều tra
Qua phân tích chúng ta có thể thấy tác động trực tiếp của việc thu hồi đất đến việc làm và thu nhập của các hộ gia đình. Tuy nhiên tác động này tốt hay xấu chúng ta so sánh thu nhập trung bình của các hộ gia đình trước và sau thu hồi đất. Thực hiện kiểm định Paired Sample T-Test về thu nhập trung bình, giả thuyết H0: khơng có sự khác biệt về trung bình thu nhập của hộ gia đình trước và sau thu hồi đất.
Kết quả kiểm định (Phụ lục 2) với giá trị Sig.<0,01 ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thu nhập trung bình của hộ gia đình trước và sau thu hồi đất với mức độ tin cậy là 99%. Do đó một vấn đề mà các nhà làm chính sách cần phải quan tâm là cải thiện thu nhập của người dân thuộc các dự án giải tỏa, đền bù và tái định cư.
Bảng 3.16 thể hiện, đối tượng là lao động nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thu hồi đất. Trong đó, 40,6% số người có độ tuổi từ 51-60 tuổi và 42,2% số người từ 41-50 tuổi là lao động nông nghiệp. Đây là hai nhóm tuổi cần
được tập trung quan tâm nhiều nhất, bởi vì thu hồi đất đồng nghĩa với họ mất việc
làm. Ngoài ra, trong số những người là lao động phổ thông và tự do thì một phần họ
lượng lao động tự do cũng là những đối tượng được xem là có việc làm bấp bênh và
không ổn định sau thu hồi đất. Như vậy, nhà nước cần quan tâm hơn đến đến những
nhóm đối tượng này khi thu hồi đất xảy ra.
Bảng 3.16. Nghề nghiệp phân theo độ tuổi của đối tượng phỏng vấn
Nghề nghiệp Độ tuổi (Người)
19-30 31-40 41-50 51- 60 >60
Nhân viên hành chính cơng 0 1 3 0 0
Nhân viên cơng ty xí nghiệp 3 3 2 2 1
Tiểu thương, mua bán 1 5 6 2 1
Lao động phổ thông và tự do 6 (11,8%) 23 (45,1%) 16 (31,4%) 6 (11,8%) 0 0
Lao động nông nghiệp 0 10 (15,6%) 27 (42,2%) 26 (40,6%) 1 (1,6%) Khác 0 0 0 1 4
Nguồn: Số liệu điều tra.
Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn Bảng 3.17. Nghề nghiệp phân theo trình độ học vấn
Nghề nghiệp Trình độ học vấn (%) K. đi học Tiểu học TH CS TH PT TC CĐ ĐH Tổng
Nhân viên hành chính cơng 0 0 0 0 11 50 50 3
Nhân viên cơng ty xí nghiệp 0 0 6 9 11 0 50 7
Tiểu thương, mua bán 0 0 21 8 0 50 0 10
Lao động phổ thông và tự do 17 38 15 47 22 0 0 34
Lao động nông nghiệp 83 48 55 35 56 0 0 43
Khác 0 14 3 1 0 0 0 3
Nguồn: Số liệu điều tra.
Qua số liệu thống kê về trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng khảo
sát, có thể nhận thấy rằng đa số người có trình độ học vấn càng cao thì cơng việc của họ có mức độ ổn định cao hơn. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: liệu trình độ học vấn có mối liên hệ đến nghề nghiệp không? Với giả thuyết H0: nghề nghiệp khơng chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn. Kỹ thuật kiểm định Chi-bình phương
được sử dụng để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nghề
nghiệp trong tổng thể.
Qua kiểm định Chi-bình phương (Phụ lục 3), với giá trị Sig. < 0,01 có thể bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận trình độ học vấn quan hệ có ý nghĩa thống kê với nghề nghiệp với độ tin cậy 99%. Kết luận này ngụ ý rằng, nếu yếu tố nghề nghiệp và trình độ học vấn thật sự tác động đến chất lượng cuộc sống sau thu hồi đất, thì vấn
đề đào tạo nâng cao trình độ hoặc hỗ trợ kiến thức cho người dân trong đó đặc biệt
là nhóm có trình độ học vấn thấp gắn với ngành nghề nông nghiệp cần phải được chú trọng nhiều nhất.
Mối quan hệ giữa thu nhập và trình độ học vấn Bảng 3.18. Thu nhập phân theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Thu nhập (%) <2 triệu 2- 4 triệu 5-7 triệu 8 - 10 triệu 11- 13 triệu Tổng cộng Không đi học 7.1 2.8 5.9 11.1 0.0 4.0 Tiểu học 28.6 13.2 17.6 0.0 0.0 14.0 Trung học cơ sở 42.9 19.8 23.5 11.1 25.0 22.0 Trung học phổ thông 21.4 53.8 47.1 66.7 25.0 50.0 Trung cấp 0.0 7.5 5.9 0.0 0.0 6.0 Cao đẳng 0.0 1.9 0.0 11.1 25.0 2.7 Đại học 0.0 0.9 0.0 0.0 25.0 1.3
Nguồn: Số liệu điều tra.
Bảng 3.18 thể hiện mối quan hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập. Nhìn
chung, có thể nhận thấy rằng các hộ gia đình có thu nhập trên 8 triệu đồng, thì đa số chủ hộ có trình độ từ trung học phổ thơng trở lên. Cụ thể, các hộ gia đình có thu nhập từ 11-13 triệu đồng thì 75% chủ hộ có trình độ từ trung học phổ thơng trở lên; các hộ có thu nhập từ 8-10 triệu đồng thì 77,8% chủ hộ có trình độ trung học phổ
thông trở lên. Ngược lại, các hộ gia đình có thu nhập dưới 7 triệu đồng, thì đa số
chủ hộ có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông.
Tuy nhiên, để xem xét có tồn tại hay khơng mối quan hệ thống kê giữa thu nhập và trình độ học vấn ta thực hiện kiểm định, sử dụng đại lượng thống kê
Gramma của Goodman và Kruskal (Phụ lục 4) vì đây là hai biến thứ bậc, nên
Gamma sẽ phát hiện ra mối quan hệ tốt hơn Chi- bình phương3.
Giả thuyết H0: Gamma của tổng thể bằng 0, nghĩa là thật sự khơng có mối liên hệ giữa thu nhập và trình độ học vấn trong tổng thể đang nghiên cứu. Với mức ý nghĩa Sig.<0,05, nên có thể bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy với dữ liệu mẫu thu thập được có thể kết luận rằng tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và thu nhập trong tổng thể nghiên cứu với mức độ tin cậy 95%. Qua đó, có thể thấy rằng nâng cao trình độ học vấn sẽ làm cải thiện thu nhập của người dân sau thu hồi đất.
Từ những phân tích thay đổi về thu nhập và việc làm của người dân trước và
sau thu hồi đất, có thể xác định được những thiệt hại vơ hình của người dân bị thu hồi đất về điều kiện kinh tế đó là:
- Thứ nhất, người dân từ chỗ có việc làm ổn định trước thu hồi đất trở thành
người bị mất việc và phải thay đổi việc làm, trong khi đó để tạo ra một việc làm mới là điều không dễ dàng, phải tốn nhiều thời gian và chi phí đầu tư. Thật vậy, qua
khảo sát, nhận thấy rằng người dân phải chịu đựng tình trạng thất nghiệp tạm thời trong một khoảng thời gian khá dài, mặc dù quá trình di chuyển vật lý đã hoàn thành.
- Thứ hai, điều làm người dân cảm thấy hụt hẫng nhất đó là người dân bị mất việc làm ngay chính trên mảnh đất trước đây đã gắn bó rất lâu đời, trong khi những kỹ năng mà họ đã tích lũy lại không được sử dụng tại nơi ở mới.
- Thứ ba, trong quá trình chuyển đổi việc làm người dân gặp rất nhiều khó
khăn, khơng phải người dân không muốn chuyển đổi mà do tâm lý e ngại chuyển đổi, tức là họ không biết chuyển sang làm ngành nghề gì. Do đó, tâm lý hoang
mang, lo lắng đã bao trùm đời sống người dân trong thời gian đầu của quá trình định cư tại nơi ở mới.
- Thứ tư, trong thời gian đầu của quá trình chuyển đổi việc làm người dân
sống chủ yếu dựa vào số tiền bồi thường nhận được, điều đáng lo ngại nhất là việc sử dụng tiền đền bù của người, chủ yếu là chi tiêu vào các tiện nghi gia đình như nhà ở và mua sắm các vật dụng đắt tiền phục vụ đời sống. Trong khi đó, chi tiêu cho các hoạt động đầu tư sản xuất tạo ra thu nhập lại không được quan tâm đúng mức.
3 Theo Hồng Trọng và Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức
Xét trong một chừng mực nào đó, điều đây đã gây ra những thiệt hại đáng kể trong
tương lai cho người dân bị thu hồi đất.
- Thứ năm, theo đánh giá của những hộ gia đình sau khi chuyển đổi thì họ
cịn phải gánh chịu chi phí cơng việc cao hơn và quan hệ đồng nghiệp, bạn bè ít đi. - Cuối cùng, thu nhập của người dân giảm so với trước thu hồi đất là điều
không thể tránh khỏi.