Nâng cao chất lượng công tác thẩm định :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

3.2 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro

3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định :

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng khơng cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây

là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả

cao nhất, ít tổn thất nhất. Q trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định.

Thẩm định hồ sơ vay vốn bao gồm hai phần chính là thẩm định năng lực của doanh nghiệp và thẩm định dự án/ phương án, qua đó xác định được tính khả thi của dự án/ phương án và khả năng trả nợ vốn vay cho ngân hàng.

Để quá trình thẩm định phải được tổ chức đảm bảo tính khách quan, minh

bạch và khoa học, cần chú ý tới một số vấn đề sau :

+ Trước hết, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực

chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong công tác thẩm định và tín dụng, hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội. Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, tập huấn và các khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Cán bộ thẩm định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về chủ đầu tư, khách hàng vay, nhà nhập khẩu, quan hệ thương mại của khách hàng, về dự án/ khoản vay, tham khảo và tìm hiểu thơng tin dự án có cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác.

+ Quy trình thẩm định phải chặt chẽ và phải được thực hiện nghiêm

túc, phân định rõ được nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cán bộ tham gia vào

các khâu của quy trình thẩm định.

+ Việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp phải được thực hiện trên

các phương diện chủ yếu: Năng lực pháp lý, uy tín trong giao dịch, khả năng

tài chính, kinh nghiệm quản lý, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, triển vọng ngành kinh doanh.

+ Cần phải đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, tức là đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư trên quan điểm tổng thể, đánh giá mức độ đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô chung, đồng thời, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu

đánh giá và phương pháp thẩm định phương án tài chính và hiệu quả của dự án đầu tư có xét tới yếu tố thời gian của tiền tệ thông qua các chỉ tiêu kinh tế

được chú trọng hơn nữa đặc biệt là thông tin về thị trường, giá cả; đồng thời

phải lưu ý tới các vấn đề như lạm phát, tỷ giá hối đối,.. các nhân tố có thể tác

động đến quá trình hoạt động của dự án để dự báo những ảnh hưởng có thể tác động đến dự án. Đồng thời trong quá trình thẩm định cần đánh giá trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án, áp dụng các chỉ tiêu thẩm định NPV, IRR. Cần tái

thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.

+ Công tác thẩm định phương án trả nợ vốn vay cần phải được bám sát với công suất của dự án, khả năng thu được khấu hao, lợi nhuận từ dự án cũng

như khả năng sử dụng các nguồn vốn khác của dự án, cũng như chu kỳ thu

hồi vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)