CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
3.2 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro
3.2.10 Nhanh chóng triển khai cơng tác thanh tốn quốc tế :
NHPT đã tổ chức tập huấn về công tác thanh toán quốc tế cho các cán
bộ trong hệ thống và đưa ra các mơ hình để triển khai, nhưng đến nay vẫn
chưa được thực hiện. NHPT cần phải triển khai nhanh chóng vì đây là giải
pháp quan trọng để tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn TDXK và phục vụ cho NHPT trong công tác quản lý luồng tiền để thu hồi nợ vay. Mặc khác, cơng tác thanh tốn quốc tế cũng sẽ làm nâng dần vị thế của NHPT trên thị
trường tài chính quốc tế. Một số ý kiến về việc triển khai thanh toán quốc tế
tại NHPT Việt Nam như sau :
+ Xây dựng các quy trình thanh tốn, các biểu phí, thu thập và hướng dẫn kịp thời các văn bản, tài liệu liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Thiết lập mối quan hệ với Phòng thương mại quốc tế (ICC) để kịp thời có
những kiến thức, thông tin cập nhật liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế. + Cần tập trung và đầu tư cho công tác nhân sự và đào tạo, trang bị những kiến thức cơ bản và cập nhật về thông lệ tập quán và thương mại quốc tế, vận tải hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa…Nâng cao trình độ tiếng Anh cho
cán bộ làm thanh toán quốc tế và đào tạo về sử dụng các mẫu điện tử SWIFT. + Tham gia mạng SWIFT, đây là hệ thống truyền tin điện tử của các ngân hàng có trụ sở tại BRUSSel (Bỉ). Hiện nay ở Việt Nam đã có hiệp hội SWIFT Việt Nam, NHPT có thể thơng qua hiệp hội này để đăng ký tham gia mạng SWIFT.
+ Thiết lập quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro. Việc phát triển hệ thống ngân hàng đại lý sẽ giúp ngân hàng thực hiện trơi chảy các nghiệp vụ thanh tốn quốc tế, khơng phải thực hiện vịng vèo qua các trung gian, điều
này giảm chi phí và thời gian thực hiện cho ngân hàng cũng như khách hàng của ngân hàng.
+ Thành lập bộ phận thanh toán quốc tế tại HSC và các chi nhánh, trang bị các thiết bị cơng nghệ phục vụ cho cơng tác thanh tốn quốc tế.
3.2.11 Tăng cường công tác phân cấp cho Chi nhánh NHPT trong việc thẩm định, quyết định cho vay :
Đẩy mạnh phân cấp cho Chi nhánh NHPT trong việc thẩm định, quyết định cho vay sẽ tạo điều kiện cho các Chủ đầu tư tiếp cận nhanh và xử lý cơ
hội kinh doanh được thuận lợi hơn, đồng thời giảm thiểu được thời gian và thủ tục đầu tư. Đẩy mạnh phân cấp nhưng khơng có nghĩa là phân cấp tràn lan. Phân cấp cần gắn liền với năng lực và khả năng huy động vốn của từng Chi nhánh NHPT và phải đảm bảo có sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của
nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự an toàn về vốn và tài sản của Nhà nước và của
đội ngũ cán bộ trong hệ thống NHPT Việt Nam.
Bên cạnh việc phân cấp trong công tác thẩm định, quyết định cho vay, NHPT cần tạo tính chủ động cho chi nhánh trong việc xử lý rủi ro các dự án trên địa bàn do chi nhánh quản lý (trừ những dự án nhóm A, dự án đặc biệt khác) cũng như trong công tác xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định
hiện hành của pháp luật và được quyền khởi kiện ra toà khi chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, sau đó báo cáo HSC theo quy định.
3.2.12 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực :
Con người là yếu tố quan trọng, là nền tảng để phát hiện, đánh giá và
hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Một mơ hình quản trị tín dụng có hồn hảo,
một quy trình tín dụng có chặt chẽ đến mấy, nhưng những con người để vận hành mơ hình đó bị hạn chế về năng lực, không đáp ứng được các yêu cầu về
đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề.
Do đó, để tạo được nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhất là
trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, NHPT phải tập trung giải quyết một số vấn đề trọng tâm sau :
+ Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn, có
đạo đức tốt để bố trí làm cơng tác tín dụng, thẩm định. Đồng thời có kế hoạch
tuyển dụng phù hợp, đáp ứng u cầu cơng việc trong tình hình mới.
+ Phân công công việc hợp lý với từng cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng cơng việc, giúp cho cán bộ có thời gian nghiên cứu, thẩm định, kiểm tra giám sát các khoản vay có hiệu qủa.
+ Tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức cũng
như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong cơng tác thẩm
định, tín dụng, quản trị rủi ro. Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn để cập nhật
các nghiệp vụ mới, các quy định mới của Nhà nước, của ngành, thống nhất
phương thức thực hiện, tổng kết các vướng mắc trong quá trình thực hiện, có
đề xuất lên cấp trên có hướng xử lý.
+ Cần xây dựng phong cách làm việc khoa học, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, thái độ phục vụ khách hàng cho phù hợp với yêu cầu ngày càng hiện đại của Ngân hàng. Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ về tinh thần trách nhiệm trong công việc.
+ Xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Có chế độ đãi ngộ đối
với cán bộ thẩm định, tín dụng như về chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ
đào tạo, cơ hội thăng tiến…đồng thời NHPT cũng phải ban hành các quy định
liên quan đến trách nhiệm cá nhân (trách nhiệm vật chất) trong việc để xảy ra rủi ro gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng.
+ Thực hiện công tác luân chuyên cán bộ trong quản lý khách hàng
để giảm trừ những tiêu cực do có những mối quan hệ lâu dài với một khách
hàng, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận với nhiều khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý cơng việc nhanh chóng.
3.3 Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan:
+ Các văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng đồng bộ, nhất quán:
Chính phủ khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
hướng dẫn có liên quan cần phải nhất quán, đồng bộ, tránh chồng chéo.
+ Hồn thiện chính sách TDĐT và TDXK, xây dựng chính sách ưu đãi phù hợp và linh hoạt hơn :
Hoàn thiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước, trong đó
trọng tâm là vấn đề lãi suất cho vay, cơ chế tài chính và chế độ kế tốn của ngân hàng. Cần quy định lại mức lãi suất nợ quá hạn, hoặc cho phép NHPT
ấn định mức lãi suất nợ quá hạn phù hợp với thực tế sao cho bằng hoặc lớn
hơn mức lãi suất của Ngân hàng thương mại theo từng thời điểm.
Chính phủ nên tập trung vào những đối tượng thực sự đem lại hiệu quả về mặt tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội, ưu tiên tài trợ ngành/ lĩnh vực theo vùng/ miền nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng/ miền, hạn chế việc khuyến khích đầu tư theo phong trào ở mọi địa bàn. Bảo đảm những dự án,
lĩnh vực đầu tư hưởng tín dụng đầu tư phát triển là những dự án cần thiết cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Các mặt hàng, đối tượng hưởng TDXK là
những mặt hàng thực sự cần có hỗ trợ của Nhà nước thì mới có điều kiện xuất khẩu, mở rộng thị trường hoặc tăng trưởng xuất khẩu. Đối tượng cho vay nên cố định trong một thời gian.
+ Đa dạng hố các hình thức thanh toán :
Cho phép NHPT thực hiện kinh doanh ngoại hối, làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai cơng tác thanh tốn quốc tế.
Được phép thanh toán giá trị thấp trong hệ thống thanh toán điện tử
liên ngân hàng.
Được phép mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh
toán của NHPT.
+ Trích lập quỹ DPRR theo đúng quy định của NHNN :
Hiện tại, mức trích lập quỹ DPRR tại NHPT hàng năm tối đa bằng
0,5% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư và cho vay TDXK, với mức trích như vậy khơng thể đánh giá được hết mức độ rủi ro và khó đủ để bù đắp được
tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Chính phủ cần có quy định lại tỷ lệ trích cho phù hợp với đặc thù của NHPT.
Thẩm quyền xử lý rủi ro cần được điều chỉnh tăng tính chủ động cho
NHPT, đồng thời rút gọn các đầu mối cơ quan liên quan và thủ tục trong quá
trình xử lý rủi ro nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý, tạo điều kiện lành mạnh hoá chất lượng nợ.
Kết luận chương 3 :
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, NHPT khắc phục được cơ bản các tồn tại yếu kém, đạt được các tiêu chí cơ bản của một ngân hàng theo hướng an toàn và tăng trưởng bền vững. Chương 3 đã đưa ra những giải pháp
nhằm xử lý những tồn tại không tốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và
nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng của NHPT Việt Nam, những đề xuất góp phần hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống.
Đồng thời cũng kiến nghị với Chính phủ và các ban ngành có liên quan hỗ
trợ, tạo điều kiện thuận lợi để NHPT hoạt động và công tác quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế cả trong nước và trên thế giới, nợ xấu của các Ngân hàng đang tăng cao trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng không ngoại lệ, chất lượng tín dụng đang giảm sút. Do đó,
việc nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua hồn thiện và nâng cao cơng tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đi sâu nghiên cứu
những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng;
nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và đưa ra được những hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong thời gian tới, kiến nghị với
Chính phủ và các sở ban ngành có liên quan hỗ trợ và quan tâm đến hoạt động phát triển bền vững của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Đề tài này được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng
trong kinh doanh ngân hàng cùng với những kinh nghiệm trong thực tế của tác giả. Tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang ngày càng thay đổi nhanh chóng, nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong Quý Thầy, Cô, các anh chị em, và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt :
1. Ban Tín dụng xuất khẩu (2009), “Để hoạt động Tín dụng xuất khẩu phát triển mạnh mẽ và bền vững”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (34), tr. 36-39.
2. Ban Tín dụng xuất khẩu (2010), “Hoạt động Tín dụng xuất khẩu thực hiện 3 mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (53), tr. 15-18.
3. D. O. Beim & C. W. Calomiris, bản dịch của Kim Chi, hiệu đính Vũ Thành Tự Anh, “Ch.2: Áp chế tài chính và phát triển tài chính”, Các thị
trường tài chính mới nổi, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
2009-2011.
4. Đặng Minh Quân (2008), “Nợ quá hạn – nguyên nhân và giải pháp
khắc phục”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (28), tr. 31-32.
5. Đỗ Thị Kim Anh (2008), Tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay
đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ ĐH Kinh tế TPHCM.
6. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2007), Quyết định số 342/QĐ-NHPT,
ngày 23/07/2007 về việc ban hành Quy định phân cấp, ủy quyền trong hoạt động TDĐT và TDXK của Nhà nước.
7. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008), Sổ tay nghiệp vụ Tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.
8. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008), Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu
9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 408/QĐ-NHPT,
ngày 28/5/2008 về việc ban hành quy định về một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ TDĐT và TDXK của Nhà nước trong tình hình mới.
10. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 519/QĐ-NHPT,
ngày 15/7/2008 ban hành quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quyết định 408/QĐ-NHPT
11. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008), công văn số 4426/NHPT-XLN
ngày 22/12/2008 về hướng dẫn phân loại nợ.
12. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2009), Quyết định số 73/QĐ-NHPT, ngày 17/02/2009 về một số giải pháp thực hiện các chính sách kích cầu của Chính phủ.
13. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2010), Báo cáo chuyên đề Công tác TDĐT năm 2009 và một số giải pháp, phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch năm 2010, Hà nội.
14. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt
động của Ngân hàng phát triển Việt Nam (2006-2011), chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020, Báo cáo tình hình thực hiện cho vay thu nợ các dự án tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu năm 2010, 2011.
15. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2011), Báo cáo phân loại nợ tín dụng
đầu tư, tín dụng xuất khẩu năm 2011.
16. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2011), Kỷ yếu 5 năm trưởng thành cùng đất nước (2006-2011), Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của Tổ chức tín dụng.
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-
NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.
19. Nguyễn Tuấn Trung (2009), “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (36), tr. 16-19.
20. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.
21. Phòng Tổng hợp (2009), “Quản lý rủi ro tín dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước ở địa bàn TP.HCM”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (40), tr.
17-20.
22. Phương Ngọc Hà (2008), “Các biện pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (23), tr. 20-
21
23. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg, ngày
19/05/2006 về việc thành lập Ngân hang Phát triển Việt Nam.