1.1 TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
1.1.4.1 Khái niệm hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là một phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Hiệu quả tài chính là để đánh giá chính sách sử dụng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm, đó là thái độ giữ gìn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu.
Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng. Để phát triển, doanh nghiệp phải đầu tư và sự đầu tư luôn cần các nguồn vốn. Vấn đề này đặt ra câu hỏi lớn: doanh nghiệp nên gia tăng vốn chủ sở hữu hay nên huy động vốn vay?. Việc huy động vốn sẽ dễ dàng nếu có những chứng cứ về khả năng sinh lời cao. Hơn nữa nếu tỷ lệ này cao, người chủ sở hữu dễ dàng chấp nhận để lại phần lớn lợi nhuận vào việc đầu tư, và như vậy, doanh nghiệp có điều kiện để bổ sung thêm các phương tiện kinh doanh. Do vậy, hiệu quả tài chính là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị, nhà lãnh đạo và là chỉ tiêu giúp tăng cường kiểm soát và bảo tồn vốn, góp phần làm cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.
Ngoài ra, sự tồn tại hiệu quả tài chính sẽ đảm bảo an tồn trong một mơi trường tài chính, đặc biệt đối với người cho vay vì lợi nhuận đối với họ là một giao ước, một đảm bảo đối với sự thay đổi của những điều kiện hiệu quả.
Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, với 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực, thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của địn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm càng lớn. Do vậy, khi đánh giá chỉ tiêu này cần phải kết hợp với cấu trúc của vốn chủ sở hữu trong từng doanh nghiệp cụ thể.