1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
1.2.2 Nhóm các nghiên cứu về vấn đề cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Trần Đình Khơi Ngun (2006) ”Cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ Việt Nam”. Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính
của 558 doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn 1998 – 2001. Bài nghiên cứu này kết hợp dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp và bảng điều tra khảo sát các giám đốc tài chính về cách quản lý hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Các nhân tố sử dụng bao gồm: tốc độ tăng trưởng, tài sản hữu hình, rủi ro kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu nhà nước, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, và 3 chỉ số đo lường cấu trúc tài chính. Bài nghiên cứu cho rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có tỷ lệ nợ trung bình khoảng 43,9% . Nợ ngắn hạn có mối quan hệ tương quan thuận với
cấu trúc tài chính, trong khi nợ dài hạn tỷ lệ nghịch. Và nợ ngắn hạn, nợ phải trả khác là nguồn huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả cũng cho rằng cấu trúc tài chính phụ thuộc vào cơ cấu sở hữu nguồn vốn. Các doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ cao hơn các doanh nghiệp tư nhân. Ngồi ra, kết quả cịn cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro kinh doanh có mối quan tỉ hệ thuận với cấu trúc tài chính. Nhưng khả năng sinh lợi khơng ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính. Mặc dù, tài sản hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn, nhưng đều có mức ảnh hưởng thấp.
Samuel G. H. Huang và Frank M. Song (2002) “Xác định cấu trúc tài chính:
bằng chứng từ các doanh nghiệp Trung Quốc”. Bài nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ
liệu sổ sách và dữ liệu thị trường của hơn 1000 doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm 2000. Bằng sử dụng phương pháp OSL và mơ hình Tobin, nghiên cứu này thấy rằng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với quy mơ doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, và tài sản cố định đồng thời tương quan nghịch biến với hiệu quả kinh doanh và tấm chắn thuế.
Ngoài ra, bài nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên ngoài nhiều hơn, đặc biệt tài trợ vốn cổ phần ở mức trung bình. Kết quả cho thấy rằng hơn 50% tài trợ vốn từ nợ bên ngoài hoặc phát hành cổ phần, hoặc phát hành cổ phần chiếm hơn 50% là nguồn tài trợ bên ngoài. Vốn tăng lên từ phát hành cổ phiếu chỉ có 6,5% của vốn từ vay ngân hàng. Và kết quả cũng cho biết, cấu trúc chủ sở hữu khơng ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp Trung Quốc, có nghĩa là có mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa cổ đơng và địn bẩy tài chính.
Jean J.Chen (2004) “Xác định cấu trúc tài chính: bằng chứng từ các doanh
nghiệp Trung Quốc “. Năm 2004, Chen tiếp tục nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc qua việc sử dụng thu thập số liệu dạng chuỗi và điều tra bảng câu hỏi. Bài nghiên cứu này đã tìm thấy thứ tự tăng vốn mới tại các doanh nghiệp Trung Quốc: lợi nhuận để lại – huy động vốn cổ phần – nợ dài hạn. Một trong những nguyên nhân
tạo ra sự khác biệt này là sự can thiệp của Nhà nước vào hệ thống tài chính – đặc biệt trong hệ thống ngân hàng và làm ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Nghiên cứu lấy mẫu quan sát là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, bao gồm 88 doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 1995 – 2000, với 2 biến phụ thuộc là đòn bẩy nợ tổng hợp và đòn bẩy nợ dài hạn; 5 biến độc lập bao gồm hiệu quả kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, tài sản cố định, lá chắn thuế doanh nghiệp.
Kết quả sử dụng mơ hình kinh tế lượng để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính và ba kết luận được rút ra từ mơ hình: (i) tồn tại quan hệ nghịch biến với hiệu quả kinh doanh, tài sản cố định và nợ vay; (ii) có quan hệ tương quan đồng biến giữa tốc độ tăng trưởng tiềm năng và nợ vay; (iii) quan hệ nghịch biến giữa quy mô doanh nghiệp và nợ dài hạn của doanh nghiệp.
Kết hợp với phân tích tình hình thực tiễn qua điều tra bảng câu hỏi tại các doanh nghiệp trên (77/88 doanh nghiệp trả lời câu hỏi), bài nghiên cứu đưa ra hai kết luận. Thứ nhất đó là doanh nghiệp này thích sử dụng nợ vay ngắn hạn hơn nợ vay dài hạn. Thứ hai là có sự can thiệp của Nhà nước đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Micheal Paukender & Mitchell A.Petersen (2004) “Nguồn vốn ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính như thế nào?” Trên cơ sở phân tích thực nghiệm của 6000 doanh
nghiệp lĩnh vực tài chính và 9000 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác ở nước Mỹ từ năm 1986 – 2000. Bài nghiên cứu xem xét cấu trúc tài chính bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn và đo lường tỷ suất tổng nợ vay trên tổng tài sản theo giá trị sổ sách và theo giá thị thị trường; và 10 biến độc lập bao gồm: giá trị thị trường của tài sản, giá trị sổ sách của tài sản, doanh thu, số năm hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận biên, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản, tỷ số R&D trên doanh thu, tỷ số quảng cáo trên doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp, mức giá tăng của thu nhập vốn chủ sở hữu. Nhìn chung trong mơ hình các biến đều có ý nghĩa, nhưng thấy rõ nhất đó là cấu trúc tài chính có quan hệ tỷ lệ thuận thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị của tài sản nhưng có quan hệ tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu giá trị thị trường so với giá trị sổ sách, lợi nhuận biên của doanh nghiệp.
Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm trên đều cho thấy nhân tố ảnh hưởng cấu trúc tài chính doanh nghiệp rất nhiều, bao gồm: quy mô doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh, tốc độ tăng trưởng tiềm năng, cấu trúc tài sản, tình hình khấu hao tại doanh nghiệp, mức độ can thiệp của Nhà nước, ngành, nhân tố quản trị doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp, …Và đến lượt mình, cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cụ thể là hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm ở trên, ta có mơ hình tổng qt các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và khả năng sinh lời như sau:
Ghi chú:
x Dấu cộng “+” nghĩa là các nhân tố có tương quan tỷ lệ thuận
x Dấu trừ “-” nghĩa là các nhân tố có tương quan tỷ lệ nghịch
Hiệu quả kinh doanh Tài sản hữu hình Quy mơ doanh nghiệp
Cơ hội tăng trưởng Rủi ro kinh doanh Tấm chắn thuế phi nợ
Tính thanh khoản Đặc điểm riêng của
doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh
nghiệp Khả năng sinh lời Cấu trúc tài chính 1.Tỷ suất nợ trên tổng nguồn vốn 2.Tỷ suất nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn 3.Tỷ suất nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn Tỷ suất lợi nhận trên vốn chủ sở hữu + / - + + / - + + / - - - + - +