Dịch vụ thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.2.2.3. Dịch vụ thanh toán

Phát hành và thanh toán thẻ ATM:

Hiện tại, SCB đang cung cấp cho khách hàng 06 sản phẩm thẻ: SCB link, Rose card và bộ sản phẩm Tài-Lộc-Phú-Quý với màu sắc phong thủy và hạn mức giao dịch vượt trội, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ ATM, SCB khơng thực hiện thu phí các giao dịch cơ bản của chủ thẻ SCB tại máy ATM như rút tiền, tra cứu số dư, chuyển khoản, in sao kê giao dịch,…

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số lượng phát hành và thanh toán thẻ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lượng thẻ ATM 54,000 72,000 85,000

Số lượng máy POS 171 308 453

Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ 74 175 255

Số lượng máy ATM 102 118 131

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên qua các năm

Tính đến cuối năm 2011, SCB đã phát hành hơn 85.000 thẻ và có 131 máy ATM hoạt động khắp cả nước. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ và máy POS cũng tăng đều qua từng năm. Đồng thời, SCB cũng đã được chấp thuận là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard, Visa, Diners Club, JCB, American Express…

Định hướng của SCB là phát triển mạnh mạng lưới kênh phân phối hiện đại:

+ Ưu tiên mở rộng mạng lưới ATM tại các vùng kinh tế trọng điểm để chiếm lĩnh địa bàn kinh tế phát triển, dân cư đông đúc… đảm bảo

“theo chân khách hàng” trên mọi con đường và củng cố mạng lưới ATM của SCB.

+ Phân bổ máy ATM hợp lý trên nguyên tắc đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng, đảm bảo khả năng phục vụ của Ngân hàng và có phương án phát hành thẻ hiệu quả cao, góp phần quảng bá hình ảnh SCB. + Chú trọng mở rộng và phát triển các dịch vụ mới trên hệ thống ATM,

kết nối với các tổ chức thanh toán thẻ trong nước và quốc tế. − Dịch vụ Ebanking:

Dịch vụ Ngân hàng điện tử của SCB không chỉ dừng lại ở chức năng tra cứu thơng tin mà cịn cung cấp các tiện ích như chuyển khoản, mở và tất tốn tài khoản có kỳ hạn, chuyển tiền sang tài khoản tích lũy,… (SCB cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai chức năng mở và tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn). Doanh số giao dịch eBanking trong năm 2009 là trên 550 tỷ đồng, năm 2010 khoảng 480 tỷ đồng và năm 2011 đạt trên 500 tỷ đồng.

SCB đã nhận chứng chỉ xác thực của Verisign trong việc mã hóa đường chuyền, đồng thời cũng phát triển đa dạng phương thức nhận xác thực qua SMS và Entrust Token. Các giao dịch tài chính của khách hàng được kiểm tra và xác thực qua 2 vòng bằng mật khẩu và chuỗi bảo mật sinh ra ngẫu nhiên từ hệ thống nhằm đảm bảo giao dịch được xử lý chính xác, an tồn và bảo mật.

SCB đã kết nối thành công vào hệ thống Banknetvn và VNBC: SCB đã tiên phong trong việc tham gia làm thành viên của liên minh thẻ Smartlink, đồng thời SCB cũng là 1 trong 4 ngân hàng đầu tiên của liên minh này kết nối thành công vào hệ thống Banknetvn. Không dừng lại ở đó, từ ngày 10/06/2010, SCB đã kết nối thành công với hệ thống ATM của Ngân hàng Đông Á thuộc liên minh VNBC, nâng tổng số ngân hàng liên minh mà thẻ SCB có thể giao dịch lên đến 30 ngân hàng với hàng ngàn máy ATM phủ khắp toàn quốc.

Thời gian qua, SCB đã khơng ngừng phát triển các tiện ích dịch vụ thẻ và eBanking, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đem lại cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thanh toán quốc tế

Được NHNN cấp giấy phép cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế từ 2006, đến nay hoạt động thanh toán quốc tế của SCB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.6: Tổng hợp hoạt động doanh số thanh toán quốc tế

Đvt: USD

Hoạt động Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

L/C Nhập 53,019,145 49,213,519 85,177,330 25,054,061 25,646,368

L/C xuất 8,360,771 20,045,752 8,929,228 2,162,437 3,554,068

Nhờ thu nhập 2,030,754 9,385,055 5,370,432 4,261,543 2,814,559 Nhờ thu xuất 1,215,856 2,348,462 5,426,737 2,652,254 1,256,523 Chuyển tiền đi 37,007,001 32,839,916 123,625,647 28,167,902 41,344,788 Chuyển tiền đến 20,930,548 38,333,288 66,886,383 122,203,782 49,634,118

Tổng cộng 122,564,075 152,165,991 295,415,757 184,501,979 124,250,424

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên qua các năm

Hình 2.3: Đồ thị tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế

Qua bảng tổng hợp trên, ta thấy doanh số TTQT năm 2009 tăng vọt so với năm 2008 (tăng gấp đôi), đây là giai đoạn hoạt động TTQT SCB phát

triển mạnh mẽ. Tuy nhiên năm 2010 - 2011 doanh số TTQT lại bị giảm là do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút, nguyên nhân sâu xa là do nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng nề đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, doanh số TTQT cũng đạt ở mức khả quan với doanh số năm 2011 khoảng 124 triệu USD, trong đó L/C nhập là 25,6 triệu USD, chuyển tiền đi 41,3 triệu USD, chuyển tiền đến là 49,6 triệu USD. Trong những năm tiếp theo, khi nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng suy thối thì hoạt động kinh doanh sẽ phát triển tốt hơn, khi đó doanh số TTQT SCB lại tăng trưởng mạnh trở lại.

Để đạt được mục tiêu trên, SCB sẽ phải không ngừng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ TTQT để nâng tỷ trọng thu dịch vụ trong lợi nhuận của ngân hàng, thể hiện qua việc tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTQT. Bên cạnh các dịch vụ TTQT truyền thống, SCB đã triển khai dịch vụ chuyển tiền thanh toán đa tệ, tư vấn lập bộ chứng từ xuất khẩu, tái tài trợ xuất nhập khẩu,… đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)