Giải pháp ổn định các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến giá vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 71)

Chương 2 : Phân tích các nhân tố tác động đến giá vàng tại thị trường Việt Nam

3.2 Giải pháp ổn định các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế

65

Từ kết quả chạy ra của mơ hình với phạm vi dữ liệu 10 năm (từ 08/2003 đến 07/2013) ta thấy được rằng giá vàng không phản ánh đầy đủ ảnh hưởng của các biến kinh tế như lãi suất, tỷ giá, CPI. Tác động của các biến này đến giá vàng là rất yếu. Các biến động xảy ra đối với các biến trên tác động đến giá vàng tức thì nhưng thời gian kéo dài chỉ từ 2-3 tháng, trong khi đó tác động của biến động giá vàng trong nước lên các biến này lại khá mạnh và thường kéo dài có khi đến 8 tháng. Tuy nhiên mặc dù tác động của các biến như đã đề cập đến giá vàng cịn yếu nhưng khơng phải là khơng có tác động đến giá vàng trong nước. Một khi thị trường vàng đã đi vào ổn định, các biện pháp quản lý của Nhà nước phát huy hiệu quả thì lúc đó vai trị của các biến này sẽ ngày càng trở nên quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Vì vậy khơng thể xem nhẹ các giải pháp nhằm ổn định tình hình vĩ mơ của nền kinh tế đó là kiềm chế lạm phát và kiểm soát tỷ giá, lãi suất.

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm kiểm sốt tỷ giá

Thơng qua mơ hình nghiên cứu đối với 3 biến kinh tế kể trên trong mối quan hệ tác động với giá vàng trong nước thì biến tỷ giá có tác động lớn nhất, tiếp theo là lãi suất và cuối cùng là lạm phát. Điều này được lý giải một phần là do tỷ giá được dùng để xác định giá vàng quy đổi trong nước từ giá vàng thế giới nên vai trò của tỷ giá là quan trọng hơn cả. Việc kiểm soát tỷ giá có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc ổn định giá vàng nói riêng mà cịn có ý nghĩa cho cả nền kinh tế nói chung. Ở thị trường Việt Nam, từ kết quả nghiên cứu ta thấy được một sự gia tăng trong tỷ giá có khuynh hướng làm giảm giá vàng trong nước và tác động này không xuất hiện kết quả ngay tức thì mà có chu kỳ là 3 tháng (dù là khá yếu). Nhóm giải pháp ổn định tỷ giá bao gồm: Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời xỷ lý các hành vi đầu cơ, mua bán ngoại tệ trái phép trên thị trường đặc biệt là các định chế tài chính Ngân hàng cần phải minh bạch hoạt động kinh doanh ngoại hối của đơn vị mình với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ trong nền kinh tế.

Giảm ngay chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước để tránh hiện tượng giới đầu cơ tiến hành thu gom ngoại tệ nhập lậu vàng kiếm lời làm mất cân bằng cung cầu ngoại tế gây nên biến động đột ngột về tỷ giá.

Không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh cũng như môi trường kinh doanh của nền kinh tế nước nhà, nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối, du lịch… nhằm thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn trực tiếp và gián tiếp đầu tư vào Việt Nam. Đây sẽ là một kênh cung cấp ngoại tệ hiệu quả cho dự trữ ngoại hối quốc gia để khi cần có nguồn can thiệp vào thị trường trong giai đoạn tỷ giá biến động bất lợi cho nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cần can thiệp thị trường một cách linh hoạt điều chỉnh từng bước, khơng nên thay đổi chính sách quá đột ngột nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ đón đầu chính sách kiếm lợi bất hợp pháp.

Xây dựng niềm tin của người dân vào tiền đồng, vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế qua đó hạn chế thói quen tích trữ ngoại tệ của người dân có như vậy mới giúp hạn chế được tình trạng đơ la hóa giúp ổn định tỷ giá trên thị trường.

3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm kiểm sốt lãi suất:

Đối với mối quan hệ giữa lãi suất và giá vàng mơ hình nghiên cứu cho thấy tác động của lãi suất đến giá vàng là khá yếu, cùng chiều và có chu kỳ là 3 tháng. Nên cần theo dõi biến động của giá vàng trong chu kỳ 3 tháng này để đánh giá kết quả của chính sách về lãi suất khi cần. Đồng thời kiểm sốt lãi suất cũng có vai trị quan trọng giúp ổn định giá vàng. Nhóm giải pháp nhằm kiểm sốt lãi suất bao gồm:

Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát sao tình hình lãi suất huy động, cho vay trên thị trường để có chính sách điều tiết lãi suất linh hoạt theo diễn biến của hệ thống tài chính

67

Chính sách về lãi suất ban hành không nên đột ngột mà phải linh hoạt từng bước để tránh dẫn đến phản ứng mạnh của thị trường vì theo kết quả mơ hình thì biến động của lãi suất có tác dụng tức thì đến giá vàng.

Tăng cường hơn nữa chất lượng hoạt động của thị trường liên ngân hàng, tạo niềm tin trong giao dịch giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Một khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ổn định sẽ giúp cho lãi suất của cả nền kinh tế ít biến động đột ngột hơn.

3.2.3 Nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát:

Tác động của lạm phát đến giá vàng trong nước từ kết quả của mơ hình nghiên cứu là rất yếu gần như là bằng 0. Tuy nhiên trong điều kiện cả nước đang thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu như hiện nay việc kiểm soát lạm phát khơng chỉ có ý nghĩa đối với sự ổn định của giá vàng và cả thị trường vàng mà qua đó cịn góp phần giúp cho sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế, giữ vững thành quả tăng trưởng của đất nước. Nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát bao gồm:

Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt theo kịp với diễn biến của thị trường tiền tệ, đồng thời điều chỉnh hoạt động tín dụng tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm có hiệu quả cao trong việc kiềm chế lạm phát. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan ban ngành quản lý cũng như toàn hệ thống các định chế tài chính để đảm bảo thanh khoản tốt cho cả nền kinh tế.

Về chính sách tài khóa: cần cắt giảm đầu tư cơng một cách có chọn lọc đối với những

cơng trình chưa thật cần thiết, giảm chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách của nhà nước mục đích nhằm giảm cung tiền ra nền kinh tế, đảm bảo bổ sung kịp thời cho các nguồn chi thiết yếu khác bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Đẩy mạnh xuất khẩu giảm nhập siêu, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, lương thực, thực phẩm ổn định cung cầu hàng hóa cho nền kinh tế, để ổn định giá cả tiến tới ổn định lạm phát.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường ngăn chặn kịp thời các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường, thông tin không đúng sự thật nhằm tạo tâm lý bất ổn khiến giá cả biến động gây mất ổn định cho nền kinh tế.

Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất cho mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực phù hợp khả năng của Chính phủ nhằm ổn định an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

3.3 Tăng cƣờng công tác quản lý giám sát trên thị trƣờng vàng.

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về vàng

Theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ thì hoạt động kinh doanh vàng cần được kiểm soát chặt chẽ theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Việc điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh vàng hiện nay là hoàn toàn hợp lý để thị trường hoạt động lành mạnh hơn, tránh các cơn sốt giá do đầu cơ và tâm lý bất ổn do những thông tin thiếu minh bạch. Hơn nữa việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng cần đặt ra mục tiêu điều tiết ngắn hạn và dài hạn phù hợp để tránh cho thị trường vàng, vàng miếng bị chấn động mạnh dẫn đến các phản ứng thái quá; đồng thời bảo đảm việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Nhà nước cần nhìn nhận rõ vấn đề nguồn gốc của giá vàng tăng và tích trữ vàng trong dân có chiều hướng phát triển là một biểu hiện của tình trạng kinh tế không ổn định. Kinh tế Việt Nam cũng như nhiều nước đang phải đối mặt với khó khăn và lạm phát. Nguyên nhân này mới là nguồn gốc khiến dịng vốn quay lại tìm đến vàng như tài sản

69

kinh tế nhưng việc điều chỉnh vĩ mô kinh tế là giải pháp nền tảng, lâu dài và luôn cần được xác định rõ ràng.

Hiện nay, giá vàng đang trong xu hướng leo thang và nhu cầu tích trữ vàng miếng trong dân có dấu hiệu tăng trở lại. Điều đáng lo ngại nhất là giá vàng trong nước biến chuyển thất thường trong thời gian vừa qua có thể là hậu quả của việc thao túng giá vàng của giới đầu cơ, bởi việc mua vào và bán ra vàng của những đầu mối kinh doanh vàng chưa từng được khảo sát, trong khi khả năng tạo giá vàng của người dân cho đến thời điểm này vẫn là đáp án không phù hợp để lý giải biến động của thị trường vàng trong nước. Do đó, mục tiêu của việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, vàng miếng nên được xác định trong giai đoạn hiện nay là bảo đảm giá vàng trong nƣớc ổn định

khơng có những biến động đột ngột, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời nắm giữ vàng – theo tinh thần của Nghị quyết 01 của Chính phủ về những giải pháp

chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013.

3.3.2. Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng.

Việc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng có vai trị quan trọng trong việc hạn chế các hành vi tiêu cực trên thị trường đặc biệt là tình trạng đầu cơ làm ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Nhìn chung từ khi Chính phủ bắt tay chấn chỉnh hoạt động của thị trường vàng với sự ra đời của Nghị định 24, Thông tư 38 thị trường đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên khơng vì thế mà chúng ta lơ là việc quản lý. Cần phải thường xuyên thanh kiểm tra hoạt động của các đơn vị được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng để đảm bảo các đơn vị này thực hiện đúng theo giấy phép, đồng thời phát hiện kịp thời các địa điểm khơng có giấy phép vẫn hoạt động kinh doanh vàng để xử lý kịp thời. Có một hiện tượng mới được phát hiện gần đây đó là các đơn vị được cấp phép kinh doanh vàng miếng ở các thành phố lớn đang rao bán quyền đại lý mua bán vàng miếng ở các khu vực ở xa với nhiều điều kiện có lợi cho các đơn vị này. Điều này hoàn toàn bị pháp luật cấm cần phải được xử lý kịp thời nhằm tránh các biến tướng có

Đồng thời các quy định hiện hành nên điều chỉnh lại một số mục theo như góp ý ở phần những bất cập của thị trường vàng nhằm làm cho khung pháp lý hoàn thiện và theo sát với thực tế thị trường hơn.

3.3.3. Quản lý hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng, kinh doanh vàng tài khoản. khoản.

Việc huy động và cho vay vốn bằng vàng cũng nên được cho phép trở lại khi thị trường vàng đã ổn định hơn để tạo thêm một hướng khai thông cho thị trường vàng, vàng miếng, tận dụng nguồn vốn vàng tích trữ trong dân; có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh vàng có nguồn cung đáp ứng kịp thời khi nguồn nhập khẩu hạn chế. Tuy nhiên, hoạt động này cũng khơng nên được khuyến khích phát triển quá mức. Lãi suất huy động vàng nên ở mức thấp 0,5%-1% và việc cho vay vàng trước mắt chỉ nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh chế tác vàng trang sức. Bên cạnh đó, giao dịch ký quỹ trong tín dụng vàng cũng cần được hạn chế bởi điều này sẽ càng khuyến khích hoạt động kinh doanh chênh lệch giá vàng, làm giảm nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán, sản xuất kinh doanh. Các TCTD cần đảm bảo số vàng thực tế mà mình có khi tiến hành cho vay. Nhìn chung, hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng khơng đem lại lợi ích thiết yếu cho nền kinh tế cũng như thị trường vàng. Tuy nhiên, khi thị trường có nhu cầu và nhất là khi các sàn giao dịch vàng được phép hoạt động trở lại thì việc cho phép hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng sẽ là điều cần thiết.

Bên cạnh đó khi thị trường vàng ổn định và công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đi vào trật tự thì NHNN có thể để các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối và số doanh nghiệp kinh doanh vàng được kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Hoạt động này nếu tiến hành tốt sẽ là một phương thức bảo hiểm rủi ro hiệu quả đối với

71

hành theo các điều kiện, quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động giao dịch vàng trên tài khoản, cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể giám sát được luồng vốn đầu tư và lượng vàng giao dịch để điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Mặt khác, cần phải nhìn nhận rằng có rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường vàng, vàng miếng với mục đích hưởng chênh lệch giá là chủ yếu thay vì mục đích tích lũy giá trị. Sự tác động của nhóm các nhà đầu tư này cũng có thể gây ảnh hưởng đến nhu cầu vàng, vàng miếng trong nước và tình hình xuất, nhập khẩu vàng. Do đó, nếu việc kinh doanh vàng qua tài khoản được cho phép thì áp lực lên việc nhập khẩu vàng của Việt Nam có thể được giảm bớt, đồng thời góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng, như các chi phí nhập khẩu, sản xuất, gia công, kho bãi, vận chuyển, bảo hiểm…

3.4 Sở Giao dịch vàng là giải pháp lâu dài giúp kiểm soát tốt giá vàng trong nƣớc. vàng trong nƣớc.

Các giải pháp nêu trên tuy có vai trị to lớn trong việc kiểm soát giá vàng trong nước nhưng thị trường giờ đây đòi hỏi một giải pháp dài hơi hơn nữa để quản lý sự biến động của giá vàng - đó chính là thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia (SGDV). Trong giai đoạn hiện nay nguồn cung ra ngoài thị trường chủ yếu đến từ các phiên đấu thầu từ NHNN và điều nay đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giá vàng trong nước sau mỗi phiên đấu thầu. Tuy nhiên việc này khơng thể kéo dài được vì NHNN phải trở lại vai trị của chính mình đó là chỉ quản lý điều hành thị trường chứ không thể tham gia cung ứng vàng cho thị trường được, vừa rủi ro vừa tốn dự trữ ngoại tệ của đất nước. Cách tốt nhất là để thị trường tự điều tiết cung cầu tại Sở giao dịch vàng. NHNN chỉ là người quản lý theo dõi điều chỉnh giá vàng thị trường thông qua Sở giao dịch vàng bằng các công cụ như các loại thuế, phí giao dịch, phí lưu kho... Qua đó giúp giá vàng trong nước tiến sát với giá vàng thế giới, vừa phát huy nguồn lực vàng trong dân vừa tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.

SGDV cần là một pháp nhân độc lập, có chức năng tổ chức và giám sát các giao dịch diễn ra trên SGDV. SGDV cũng không nên được thành lập nhỏ lẻ bởi các nhà đầu tư mà nên được thành lập với qui mô lớn, tập trung và chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước. NHNN là chủ thể thích hợp nhất để quản lý SGDV. Điều này xuất phát từ vai trò của NHNN đối với việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng như vai trò của chủ thể này trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Về cơ cấu tổ chức, SGDV nên được quản lý bởi một Hội đồng quản trị hoặc một Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến giá vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 71)