Mục tiêu phân tích kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của dự án khu xử lý bùn từ các nhà máy nước thủ đức (Trang 38)

Xác định trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế, mối tương quan giữa lợi ích và chi phí. Nếu lợi ích lớn hơn chi phí, nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ mang lại phúc lợi cho nền kinh tế, đây là cơ sở để quyết định triển khai dự án.

Xác định những điều chỉnh cần thiết đối với mức phí bảo vệ mơi trường. 4.2. Xác định tỷ giá hối đoái kinh tế

Dự án đặc thù các khoản thu và chi được tính bằng cả nội tệ và ngoại tệ, do đó cần phải sử dụng tỷ giá hối đối để chuyển đổi các dịng ngân lưu về cùng một loại tiền tệ. Trong phạm vi luận văn, tiền tệ sử dụng là USD.

Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong phân tích tài chính gọi là tỷ giá hối đối tài chính (Financial exchange rate, FER), và được xác định bằng mức tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Đối với phân tích kinh tế, tỷ giá áp dụng phải phản ánh được chi phí cơ hội của ngoại tệ mà dự án sử dụng hay tạo ra, gọi là tỷ giá hối đoái kinh tế (Shadow exchange rate, SER). Giữa SER và FER có một mức chênh lệch, gọi là hệ số điều chỉnh tỷ giá hối đoái HSE.

Hệ số điều chỉnh tỷ giá hối đoái được xác định bằng phương pháp thâm hụt ngoại tệ, với giai

đoạn 2006 – 2010. Theo Vũ Công Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, NXB Tài

Chính; hệ số điều chỉnh tỷ giá được xác định theo công thức sau:

HSE = giá trị trung bình cộng của tỷ lệ “Tổng dòng ra/tổng dòng vào” từng năm = 1,0775. Các tính tốn được trình bày cụ thể ở Phụ lục 4.1.

4.3. Xác định lợi ích kinh tế dự án 4.3.1. Nhận diện các lợi ích kinh tế 4.3.1. Nhận diện các lợi ích kinh tế

Các lợi ích kinh tế của dự án sẽ được nhận diện trên cơ sở so sánh tình trạng và các tác động khi có dự án và khi khơng có dự án. Các lợi ích kinh tế có thể nhận được khi Khu Xử lý bùn được triển khai:

 Lợi ích từ giảm thiểu ơ nhiễm nguồn tiếp nhận bùn thải, cụ thể là sông Đồng Nai.

 Lợi ích từ việc giảm các tác động bất lợi đến hệ thuỷ sinh của nguồn tiếp nhận.

 Lợi ích từ giảm tình trạng bồi lắng dịng sơng Đồng Nai.

 Lợi ích từ chi phí tiết kiệm được khi thu hồi và tái sử dụng nước từ quá trình xử lý bùn thải như là nguồn nước thô đầu vào các NMN.

4.3.2. Ước lượng các lợi ích kinh tế

Trên cơ sở các lợi ích kinh tế được nhận diện ở mục 4.3.1, đi vào giới hạn các lợi ích kinh tế chính có thể ước lượng được trong phạm vi của luận văn.

4.3.2.1. Lợi ích từ giảm thiểu ơ nhiễm nguồn tiếp nhận bùn thải là sông Đồng Nai

Hiện tại, khi chưa có dự án, bùn thải từ các NMN được xả thẳng trực tiếp ra sông Đồng Nai. Các chất ơ nhiễm có trong bùn thải, được tích tụ lâu ngày với khối lượng lớn có thể gây ơ nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai, ảnh hưởng đến hệ thuỷ sinh vật và mơi trường. Do đó, khi xây dựng khu xử lý bùn, sẽ chấm dứt tình trạng xả trực tiếp bùn ra sông, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai.

Phương pháp ước lượng: ước lượng dựa trên mức phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải. Theo quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP về Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải, mức phí này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, sử dụng cho đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thốt nước tại các địa phương. Do đó, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải khi được xác định đúng mức giá trị có thể được hiểu là chi phí để khắc phục ơ nhiễm, phản ánh thiệt hại do ô nhiễm gây ra.

Định mức phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải được quy định tại Nghị định 04/2007/NĐ- CP, được trình bày ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Mức phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải theo nghị định 04/2007/NĐ-CP

STT Chất gây ô nhiễm

Mức thu

(VND/kg chất gây ô nhiễm) Tên gọi Ký hiệu Tối thiểu Tối đa

1 Nhu cầu oxy hoá học COD 100 300

2 Chất rắn lơ lửng SS 200 400

3 Thuỷ ngân Hg 10.000.000 20.000.000

4 Chì Pb 300.000 500.000

5 Arsenic As 600.000 1.000.000

6 Cadmium Cd 600.000 1.000.000

Nguồn: Nghị định 04/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.

Với nguồn tiếp nhận trực tiếp là Suối Cái thuộc địa phận Quận Thủ Đức và nguồn tiếp nhận cuối cùng là hạ nguồn sông Đồng Nai tại quận 9, Tp.HCM; được phân loại thuộc nguồn tiếp nhận loại A, mức phí áp dụng ở giá trị tối đa.

Mức phí được xác định theo cơng thức sau:

 Mức phí đối với từng chất gây ơ nhiễm được xác định theo cơng thức sau:

ℎí ô ườ đố ướ ℎả ( )

= ượ ướ ℎả ( ) × ℎà ượ ℎâ ô ℎ ê ( / ) × 10

× ứ ℎí ô ườ đố ướ ℎả ( / )

 Trường hợp nước thải có nhiều chất gây ơ nhiễm thì số phí bảo vệ mơi trường bằng tổng số phí của từng chất gây ơ nhiễm.

Mức phí tính tốn được tóm tắt ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tóm tắt mức phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải

Giai đoạn

Khối lượng chất ơ nhiễm trong bùn thải

Mức phí đối với từng

chất ơ nhiễm Tổng mức phí thu được

SS Pb SS Pb

kg/năm kg/năm VND/năm VND/năm VND/năm

2012-2017 0 0 0 0 0

2018-2024 35.802.377 601 14.320.950.909 300.680.298 14.621.631.208 2025-2044 42.837.710 720 17.135.084.198 359.765.372 17.494.849.570 Tổng 442.948.340.320 9.300.069.529 452.248.409.849

4.3.2.2. Lợi ích từ giảm tình trạng bồi lắng sơng Đồng Nai

Theo kết quả tính tốn ở Bảng 2.7, lượng bùn khơ từ các NMN thải ra mơi trường có thể lên đến 117.364 kg bùn khô/ngày, đây là một khối lượng lớn và được tích luỹ theo thời gian có thể gây tình trạng bồi lắng nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến dịng chảy của suối Cái và sơng Đồng Nai. Do đó, các cơ quan quản lý cần phải tiến hành nạo vét định kỳ lượng bùn bồi lắng này. Khi dự án Khu Xử lý bùn được triển khai, sẽ chấm dứt tình trạng phát thải bùn trực tiếp ra mơi trường, nguy cơ gây bồi lắng dịng sơng khơng cịn, khơng phải chi trả chi phí nạo vét dịng sơng.

Như vậy, so sánh trường hợp có và khơng có dự án, lợi ích khi có dự án được ước lượng bằng chi phí tiết kiệm được khi khơng phải tiến hành nạo vét suối Cái và nạo vét sông Đồng Nai. Trong phạm vi luận văn, đi vào tính tốn chi phí nạo vét sông Đồng Nai với giả định lưu lượng bùn bị giữ lại trên dòng suối Cái là khơng đáng kể. Khối lượng nạo vét chính bằng khối lượng bùn phát sinh từ các NMN Thủ Đức.

Hoạt động nạo vét gồm hai hạng mục: Nạo vét bùn bằng tàu hút cơng suất lớn, và sau đó là vận chuyển bùn lẫn tạp chất đi đổ nơi bãi rác công cộng hoặc các khu vực cần san lấp, với cự ly vận chuyển từ 6 – 10km.

Chi phí nạo vét sẽ được xác định dựa trên các giải pháp thi công và đơn giá được quy định bởi Bộ xây dựng. Vì quá trình nạo vét chỉ sử dụng các lao động có tay nghê nên chi phí kinh tế được xác định dựa trên chi phí tài chính khi đã loại bỏ các loại thuế. Chi tiết xem ở Phụ lục 4.11, 4.12

Kết quả tính tốn, định mức chi phí nạo vét kinh tế là 4.312.350 VND/100 m3 bùn thải. Tổng chi phí nạo vét là 309.085.463.682 VND. Chi tiết trình bày ở Phụ lục 4.13.

4.3.2.3. Lợi ích từ chi phí tiết kiệm được khi thu hồi một phần nước từ quá trình xử lý bùn thải, sử dụng như là nguồn nước thô đầu vào cho các nhà máy nước cấp.

Chi phí tiết kiệm được chủ yếu là chi phí điện năng trong q trình bơm nước thơ từ trạm bơm Hố An trên sơng Đồng Nai đến các NMN. Chi phí được xác định dựa vào lưu lượng nước thu hồi được, căn cứ trên công suất của máy bơm tại trạm bơm Hố An, tính ra được điện năng tiêu thụ tương đương, và chi phí điện năng phải trả.

Bảng 4.3. Thông số kỹ thuật máy bơm tại trạm bơm Hố An

Cơng suất máy bơm m3/s 1,55

Công suất điện năng tiêu thụ kW 900

Nguồn: Phòng Kỹ thuật, NMN BOO Thủ Đức, 03/2012

Đơn giá điện kinh tế bằng 2.126,21 VND/kWh, tham khảo từ Nguyễn Phú Việt (2010), Phân tích Lợi ích và Chi phí của Điện hạt nhân: Trường hợp Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

Từ lượng nước thu hồi, dựa trên thông số hoạt động của máy bơm ở Bảng 4.3, tính lượng điện tiết kiệm được. Chi phí tiết kiệm = lượng điện tiết kiệm * giá điện kinh tế.

Kết quả tính tốn, tổng chi phí tiết kiệm được là 216.462.370 VND. Các bước tính tốn được trình bày chi tiết ở Phụ lục 4.14, Phụ lục 4.15. 4.4. Xác định chi phí kinh tế dự án

Các chi phí kinh tế của dự án được xác định dựa trên chi phí tài chính sau khi đã loại trừ thuế. Các chi phí sẽ được điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái kinh tế và điều chỉnh theo tiền lương kinh tế của lao động. Các chi phí gồm:

4.4.1. Chi phí xây dựng

Bên cạnh đội ngũ kỹ sư có trình độ chun mơn cao, dự án cũng sử dụng lao động giản đơn để thực hiện các công việc phụ như: phụ hồ, dọn vệ sinh. Lực lượng lao động này chủ yếu là dân ngoại tỉnh, và cả lao động phi chính thức ở thành thị. Vì vậy, thành phần chi phí lao động giản đơn trong chi phí xây dựng sẽ được điều chỉnh theo chi phí cơ hội của lao động giản đơn, hay còn gọi là tiền lương kinh tế.

Theo Nguyễn Xuân Thành (2011), Nghiên cứu tình huống đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây: hệ số điều chỉnh lương lao động không kỹ năng bằng 0,55; và tỷ lệ chi phí lương lao

động giản đơn/chi phí xây dựng là 15%. Các thông số này sẽ được tham khảo và sử dụng trong phạm vi luận văn.

4.4.2. Chi phí thiết bị

Thiết bị của dự án chủ yếu được nhập về từ các nhà cung cấp nước ngồi. Chi phí thiết bị sẽ được loại trừ thuế, và điều chỉnh theo tỷ phần ngoại thương của hàng hoá.

Các hạng mục chi phí trong chi phí thiết bị gồm thuế VAT, thuế nhập khẩu, chi phí xếp dỡ tại cảng và chi phí vận chuyển từ cảng đến dự án.

- Mức thuế VAT của thiết bị: 10%.

- Dự án xử lý môi trường, mức thuế nhập khẩu thiết bị: 5%.

- Chi phí bốc xếp: áp dụng biểu mức phí giá dịch vụ cảng biển của Công ty TNHH Một Thành Viên Cảng Sài Gòn, ban hành kèm theo Quyết định số 840/QĐ-TGD ngày 15/12/2011 của Tổng Giám đốc công ty TNHH Một thành viên Cảng Sài gịn. Chi tiết trình bày ở Phụ lục 4.6, Phụ lục 4.7.

- Chi phí vận chuyển: được xác định dựa trên 4 yếu tố (chi phí phương tiện vận chuyển, cấp đường vận chuyển, cự ly vận chuyển và loại hàng hoá vận chuyển). Do hiện nay, Tp.HCM khơng có một quy định về mức cước phí vận chuyển hàng hố bằng đường bộ nên Chi phí vận chuyển sẽ được căn cứ vào mức phí được quy định trong Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 Quyết định của Trưởng ban Ban vật giá Chính phủ về Cước vận tải hàng hố bằng ơ tơ; có điều chỉnh trượt giá theo mức lương cơ bản và chi phí nhiên liệu cho chi phí năm 2012. Chi tiết trình bày ở Phụ lục 4.4, Phụ lục 4.5.

- Tỷ phần ngoại thương và hệ số chuyển đổi của chi phí bốc xếp, vận chuyển được tham

khảo theo Nguyễn Xuân Thành (2011), Nghiên cứu tình huống Nhà máy thép An Nhơn,

và được thể hiện ở Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Hệ số chuyển đổi và tỷ phần ngoại thương

Stt Chi phí Hệ số chuyển đổi Tỷ phần ngoại thương

1 Chi phí bốc xếp 0,95 40%

2 Chi phí vận chuyển 0,9 20%

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2011), Nghiên cứu tình huống Nhà máy thép An Nhơn, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Hệ số chuyển đổi chi phí thiết bị tính tốn được bằng 0,9329. Chi tiết tính tốn thể hiện ở Phụ lục 4.8.

4.4.3. Chi phí tư vấn xây dựng

Đơn vị tư vấn thiết kế là đơn vị tư vấn của nước ngồi, tuy nhiên có một số hạng mục thuê tư vấn phụ trong nước, với tỷ lệ giả định là 7:3. Như vậy tỷ phần ngoại thương của chi phí tư vấn xây dựng là 70%.

Hệ số chuyển đổi tính tốn được bằng 0,9709. Chi tiết tính tốn thể hiện ở Phụ lục 4.9. 4.4.4. Chi phí dự phịng

Căn cứ vào tỷ trọng vốn đầu tư theo kế hoạch huy động vốn của dự án là 90% vốn ODA và 10% vốn vay của Chính phủ, tỷ phần ngoại thương của chi phí dự phịng là 90%.

Hệ số chuyển đổi của chi phí dự phịng tính tốn được bằng 0,9753. Chi tiết tính tốn thể hiện ở Phụ lục 4.10.

4.4.5. Chi phí vận hành

Chi phí vận hành kinh tế dự án gồm các hạng mục cơ bản sau:

 Chi phí điện: điều chỉnh theo tỷ lệ giữa giá điện kinh tế và giá điện tài chính. Giá điện tài chính được lấy bằng đơn giá điện bình quân được quy định trong Thông tư 42/2011/TT- BTC ngày 19/12/2011 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Tỷ lệ điều chỉnh = 2.126,21/1.304 = 1,63.

 Chi phí nước: được điều chỉnh theo tỷ lệ của giá kinh tế của nước cấp và giá tài chính của nước cấp.

Theo Nguyễn Xuân Thành (2011), nghiên cứu về tình huống NMN BOO Thủ Đức thì giá kinh tế của nước cấp chính bằng mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng và bằng 11.687 VND/m3.

Giá nước cấp tài chính được tham chiếu từ mức giá nước cấp trung bình theo Quyết định 103/2009/QĐ-UBND của UBND Tp.HCM ngày 24/12/2009 về điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn Tp.HCM. Giá nước trung bình bằng 8.700 VND/m3.

Tỷ lệ điều chỉnh = 11.687/8.700 = 1,34.

 Chi phí nhân công: dự án đi vào hoạt động, yêu cầu cần sử dụng các lao động lành nghề, có trình độ chun mơn cao nên mức lương kinh tế bằng mức lương tài chính.

 Chi phí bảo trì: q trình bảo trì dự án có sử dụng lao động giản đơn nên cấu phần chi phí lao động giản đơn trong chi phí bảo trì sẽ được điều chỉnh theo chi phí cơ hội của lao động

giản đơn, hay còn gọi là tiền lương kinh tế. Phương pháp điều chỉnh tương tự như điều chỉnh chi phí xây dựng ở mục 4.4.1.

 Chi phí quản lý và chi phí khác: tỷ phần ngoại thương là 0% nên hệ số điều chỉnh bằng 1.

4.5. Một số thông số khác 4.5.1. Chỉ số lạm phát 4.5.1. Chỉ số lạm phát

Chỉ số lạm phát VND và lạm phát USD được xác định dựa theo báo cáo thường tiên của IMF "International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2011".

4.5.2. Chi phí vốn kinh tế

Chi phí vốn kinh tế xác định trên cơ sở chi phí cơ hội liên quan đến tiêu dùng hiện tại bị trì hỗn và cả đầu tư tư nhân bị bỏ qua (Nguồn: Jekins, G & Harberger (1995), Sách hướng dẫn phân

tích Chi phí và Lợi ích cho các quyết định đầu tư).

Chi phí vốn kinh tế được xác định dựa trên sự tham khảo Nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng

(2010), Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam, Luận văn MPP, mức chi phí vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của dự án khu xử lý bùn từ các nhà máy nước thủ đức (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)