Các khoản vay ODA từ Chính phủ Bỉ ODA từ ADB Vay từ Chính phủ Việt Nam
Giá trị khoản vay 13.118.766 USD 11.988.950 USD 2.789.746 USD
Lãi suất danh nghĩa 0,00% 3,29% 17%
Lãi suất thực 0,00% 0,95% 11,43%
Kỳ hạn 12 25 20
Ân hạn 2 5 3
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn, Tổ chức Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (2011), Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cho Khu Xử lý bùn từ các Nhà máy Xử lý nước.
http://cafef.vn/2012031609047690ca33/gan-50-trieu-do-la-xu-ly-bun-cac-nha-may-nuoc.chn , truy cập
ngày 20/04/2012
Trên cơ sở tiến độ triển khai dự án, giả định tiến độ giải ngân vốn cho dự án như sau: Bảng 3.4. Tiến độ giải ngân vốn dự án
Phân kỳ Phân kỳ thứ nhất Phân kỳ thứ hai
Năm 2014 2015 2016 2017 2022 2023 2024
Chi phí xây dựng 40% 30% 15% 5% 50% 40% 10% Chi phí thiết bị 10% 20% 30% 40% 10% 40% 50%
Nguồn: Tác giả giả định
Dự án sử dụng 100% vốn vay, nên chi phí vốn bình qn trọng số của dự án sẽ chính bằng giá trị IRR của dịng ngân lưu nợ vay hợp nhất, IRR = 3,34%.
3.4. Thuế
Dự án sẽ chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, VAT 10%.
3.5. Doanh thu tài chính
Doanh thu duy nhất từ dự án là nguồn thu từ chi phí xử lý bùn. Vì ở Việt Nam chưa có một mức giá xử lý bùn để tham chiếu nên mức giá xử lý bùn sẽ được xác định để NPV tài chính bằng 0.
ℎ ℎ = ℎô ượ ù ℎả đượ ử ý × ứ á ử ý ù
3.6. Kết quả phân tích tài chính
Để xác định được đơn giá xử lý mà tại đơn giá đó NPV bằng 0, sử dụng hàm Goal seek trong Excel cho biến NPV bằng 0 bằng cách thay đổi đơn giá xử lý bùn, xác định được tại đơn giá xử lý bùn bằng 199,08 USD/tấn bùn khơ, NPV tài chính của dự án bằng 0.
Kết quả phân tích tài chính của dự án được trình bày tóm tắt ở Bảng 3.5. Bảng 3.5. Ngân lưu tài chính của dự án, USD
Năm Doanh thu Chi phí hoạt động Thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí đầu tư Ngân lưu tự do của dự án 2012 0 0 0 0 0 2013 0 0 0 0 0 2014 0 0 0 5.538.470 - 5.538.470 2015 0 0 0 6.432.497 - 6.432.497 2016 0 0 0 6.871.417 - 6.871.417 2017 0 0 0 8.972.164 - 8.972.164 2018 7.967.564 6.542.138 0 0 1.425.426 2019 8.127.712 6.673.635 0 0 1.454.077 2020 8.291.079 6.807.775 0 0 1.483.304 2021 8.457.730 6.944.611 0 0 1.513.119 2022 8.627.730 7.084.198 0 821.233 722.299 2023 8.801.148 7.226.590 0 913.757 660.800 2024 8.978.051 7.371.845 0 537.554 1.068.652 2025-2029 57.038.313 46.833.951 793.165 0 9.411.197 2030-2034 63.005.782 51.733.818 2.381.756 0 8.890.207 2035-2039 69.597.581 57.146.320 3.063.511 0 9.387.750 2040-2044 76.879.028 63.125.090 3.438.484 0 10.315.453 NPV tài chính 0 IRR tài chính 3,34%
Nguồn: Tác giả tính tốn từ các dữ liệu thu thập
Như vậy, tại mức giá xử lý bùn bằng 199,08 USD/tấn bùn khô, NPV dự án bằng 0. Và với mức giá xử lý bùn này, IRR đạt 3,34% bằng với mức chi phí vốn bình qn trọng số.
Các nhà máy nước sẽ chi trả khoản chi phí để xử lý bùn nên chi phí hoạt động của nhà máy nước sẽ tăng lên, dẫn đến mức giá của nước cấp cũng tăng theo. Cuối cùng, người tiêu dùng chính là đối tượng chi trả cho chi phí xử lý bùn.
Từ mối tương quan giữa lưu lượng nước cấp và lượng bùn dự báo qua các thời kỳ, xác định được cứ trung bình 17,024 m3 nước sạch được sản xuất thì sẽ làm phát sinh 1 kg bùn khơ. Tuy nhiên, theo Báo cáo tình hình hoạt động cấp nước của SAWACO năm 2011, tỷ lệ thất thốt nước trung bình trong năm 2011 là 38,42%. Như vậy chỉ có trung bình 10,483 m3 nước sạch đến tay người tiêu dùng sẽ gánh chịu chi phí xử lý 1kg bùn khơ. Kết quả tính tốn cụ thể trình bày ở Phụ lục 3.1.
Với đơn giá xử lý 199,08 USD/tấn bùn khô, khoảng tăng giá nước sạch để trang trải cho chi phí xử lý bùn được xác định bằng:
199,08/(10,483 * 1.000) = 0,019 USD/m3 nước sạch, tương đương 396 VND/m3 nước sạch. Mức giá nước sạch trung bình năm 2011 trên địa bàn Tp.HCM theo quyết định 103/2009/QĐ- UBND là 8.700 VND/m3, do đó mức giá nước sạch mới sau khi đã cộng thêm chi phí xử lý bùn là 9.096 VND/m3 nước sạch.
Theo Nguyễn Xuân Thành (2011), Nghiên cứu tình huống Nhà máy nước BOO Thủ Đức, mức
sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng và bằng 11.687 VND/m3. Như vậy mức giá mới là 9.096 VND/m3 vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức giá sẵn lòng chi trả của người dân. Đơn giá xử lý bùn 199,08 USD/tấn bùn khô là khả thi.
Xét hệ số an tồn trả nợ của dự án, ta thấy chỉ có 5 năm (2034 - 2038) là DSCR > 1,2; và 4 năm (2016, 2017, 2026, 2027) DSCR nằm trong khoảng giá trị từ 1 – 1,2. Tất cả 14 năm còn lại đều có chỉ số DSCR nhỏ hơn 1, với giá trị nhỏ nhất là 0,24 vào năm 2023; có nghĩa là những năm này dự án không tạo đủ ngân lưu để trả nợ, dự án không khả thi xét về tỷ lệ an toàn trả nợ.
3.7. Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro sẽ được tiến hành nhằm đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi về mặt tài chính của dự án trên cơ sở phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản và phân tích Monte Carlo.
3.7.1. Phân tích độ nhạy đơn giá xử lý bùn
Xử lý bùn thải từ các NMN là một hoạt động chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam, do đó chưa có một quy định nào của Nhà nước về đơn giá xử lý bùn thải, cũng như chưa có một mức giá thị trường cho hoạt động này. Trong khi đó, chi phí xử lý bùn thải là nguồn thu chính và duy nhất của dự án, sự biến động trong đơn giá xử lý bùn sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án. Kết quả phân tích độ nhạy đơn giá xử lý bùn thải theo giá tài chính được trình bày ở Bảng 3.6. Bảng 3.6. Kết quả phân tích độ nhạy đơn giá xử lý bùn thải tài chính
Đơn giá xử lý bùn thải tài chính 100 150 199,08 250 300 NPV tài chính -80.707.489 -37.794.425 0 34.682.115 66.866.913
IRR tài chính - - 3,34% 10,78% 15,52%
Kết quả cho thấy, NPV tài chính và IRR tài chính của dự án nhạy với biến đơn giá xử lý bùn. NPV tài chính nhận giá trị 0 tại mức giá 199,08 USD/tấn bùn khơ. Và NPV có giá trị âm đến hơn 37 triệu USD khi đơn giá giảm còn 150 USD/tấn bùn khơ.
3.7.2. Phân tích độ nhạy chi phí đầu tư
Ở mơ hình cơ sở, chi phí đầu tư dự kiến được lập theo đơn giá năm 2011, trong khi đến năm 2014 dự án mới đi vào triển khai xây dựng, khi đó đơn giá xây dựng, mức lương cơ bản cũng như các chi phí khác có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Với biên độ dao động trong khoảng 20% là biên độ dao động phổ biến của các dự án xây dựng ở Việt Nam, kết quả phân tích độ nhạy chi phí đầu tư, tại đơn giá xử lý bùn bằng 199,08 USD/tấn bùn khơ được trình bày trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả phân tích độ nhạy chi phí đầu tư tài chính
Chỉ số Tỷ lệ thay đổi chi phí đầu tư so với mơ hình cơ sở
-20% -10% -5% 5% 10% 20%
NPV tài chính 5.588.137 2.816.610 1.413.943 -1.425.224 -2.861.733 -5.768.629 IRR tài chính 5,22% 4,21% 3,76% 2,95% 2,58% 1,90% Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số NPV và IRR tài chính nhạy với sự biến động của chi phí đầu tư ban đầu. Khi chi phí đầu tư tăng 20%, suất sinh lời nội tại IRR giảm chỉ còn 1,90%, bằng 56,9% so với IRR của mơ hình cơ sở là 3,34%.
3.7.3. Phân tích độ nhạy chi phí vận hành
Mơ hình cơ sở, chi phí vận hành được lập theo đơn giá năm 2011, trong khi đến năm 2018 dự án mới đi vào vận hành; đồng thời sẽ tồn tại những sai số khi điều chỉnh từ chi phí của các nhà máy tương tự tại Hồng Kông, Singapore nên chi phí vận hành có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Với biên độ dao động trong khoảng 20%, kết quả phân tích độ nhạy chi phí đầu tư, tại đơn giá xử lý bùn bằng 199,08 USD/tấn bùn khơ được trình bày trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kết quả phân tích độ nhạy chi phí vận hành
Chỉ số Tỷ lệ thay đổi chi phí vận hành so với mơ hình cơ sở
-20% -10% -5% 5% 10% 20%
NPV tài
chính 22.938.538 11.806.150 5.930.458 - 5.930.458 - 11.860.917 - 23.930.284 IRR tài
chính 8,70% 6,35% 4,94% 1,49% - -
Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số NPV và IRR tài chính nhạy với sự biến động của chi phí vận hành. Khi chi phí vận hành giảm 20%, NPV đạt giá trị dương 22.938.538 USD, suất sinh lời nội tại IRR tăng hơn 2,6 lần so với IRR của mô hình cơ sở.
3.7.4. Phân tích độ nhạy sản lượng bùn phát sinh
Sản lượng bùn được dự báo trên cơ sở nồng độ SS trong nước thô đầu vào và dựa trên lưu lượng PAC sử dụng. Trong tương lai, chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai có thể bị thay đổi, hoặc các NMN Thủ Đức có thể chuyển sang sử dụng nguồn cung cấp nước thô khác, dẫn đến những biến động về nồng độ SS, cũng như các NMN có thể chuyển sang sử dụng hóa chất keo tụ khác, thay thế cho PAC; lượng bùn phát sinh có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Với biên độ dao động khoảng 25%, kết quả phân tích độ nhạy lượng bùn phát sinh được trình bày trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Kết quả phân tích độ nhạy thay đổi lượng bùn phát sinh
Chỉ số Tỷ lệ thay đổi lưu lượng bùn phát sinh so với mơ hình cơ sở
-25% -15% -5% 5% 15% 25%
NPV tài chính - 6.460.756 -3.876.453 - 1.292.151 1.292.151 3.876.453 6.460.756 IRR tài chính 1,31% 2,17% 2,96% 3,71% 4,41% 5,07% Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số NPV tài chính nhạy với sự biến động của lượng bùn phát sinh. Khi lượng bùn phát sinh ít hơn so với dự báo, tính khả thi của dự án sẽ bị giảm đi.
3.7.5. Phân tích độ nhạy tỷ lệ lạm phát
Các nguồn vốn tài trợ cho dự án là vốn vay USD và thiết bị cũng được nhập khẩu nên sự biến động của tỷ lệ lạm phát USD sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.
Bảng 3.10. Kết quả phân tích kịch bản tỷ lệ lạm phát USD Chỉ số Chỉ số Thay đổi lạm phát -1,00% -0,50% 0,50% 1,00% NPV tài chính - 2.265.083 - 1.217.783 1.411.333 3.042.358 IRR tài chính 2,61% 2,98% 3,70% 4,06%
Kết quả cho thấy, tính khả thi tài chính của dự án nhạy với các kịch bản thay đổi tỷ lệ lạm phát USD. Giá trị NPV tài chính biến thiên đồng biến với tỷ lệ lạm phát USD, điều này là bởi vốn tài trợ cho dự án là nguồn vốn vay USD.
3.7.6. Phân tích kịch bản
Dựa trên kết quả phân tích độ nhạy, tiến hành phân tích kịch bản với các biến đơn giá xử lý bùn, tổng vốn đầu tư và chi phí vận hành. Đây là những biến tác động mạnh đến tính khả thi tài chính của dự án và là những biến có thể tác động và kiểm sốt.
Phân tích tiến hành với ba kịch bản: kịch bản xấu, kịch bản cơ sở và kịch bản tốt.
Kịch bản xấu là kịch bản mà các biến sẽ nhận những giá trị làm giảm tính khả thi của dự án. Ngược lại, ở kịch bản tốt, các biến sẽ nhận các giá trị làm tăng tính khả thi của dự án. Các giá trị của các kịch bản và kết quả phân tích trình bày trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả phân tích kịch bản tài chính
Hạng mục Đơn vị Kịch bản xấu Kịch bản cơ sở Kịch bản tốt
Giá trị các biến
Đơn giá xử lý
bùn USD/tấn bùn khô 100 199,08 300
Tổng mức đầu tư Giá trị so với mơ hình
cơ sở 120% 100% 80%
Chi phí vận hành Giá trị so với mơ hình
cơ sở 120% 100% 80%
Kết quả
NPV tài chính USD -114.402.602 0 92.701.379
IRR tài chính - 3,34% 21,52%
Kết quả cho thấy, với kịch bản tốt, khi đơn giá xử lý bùn là 300 USD/tấn bùn khô; và chi phí đầu tư, chi phí vận hành được xem xét điều chỉnh chỉ bằng 80% so với mơ hình cơ sở, dự án khả thi về tài chính, NPV có giá trị dương 92.701.379 USD, và IRR cũng đạt 21,52%, cao hơn 6,4 lần so với kịch bản cơ sở.
3.7.7. Phân tích mơ phỏng Monte Carlo
Ứng dụng chương trình phân tích rủi ro Crystal Ball thực hiện phân tích rủi ro bằng mơ phỏng Monte Carlo để dự báo về xác suất xảy ra của NPV theo sự biến động của các biến rủi ro. Các biến rủi ro trong phân tích mơ phỏng theo quan điểm tài chính gồm có đơn giá xử lý bùn, tổng vốn đầu tư và chi phí vận hành.
Đơn giá xử lý bùn, giả định có phân phối xác suất chuẩn, với giá trị kỳ vọng là giá trị hoán chuyển 199,08 USD/tấn bùn khô, độ lệch chuẩn 19,908.
Tổng vốn đầu tư dao động với biên độ ± 20%, giả định có phân phối xác suất tam giác, với giá trị có khả năng xảy ra cao nhất là giá trị hiện tại, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt tương ứng mức 80% và 120% của giá trị đầu tư hiện tại.
Chi phí vận hành dao động với biên độ ± 20%, giả định phân phối xác suất tam giác, với giá trị có khả năng xảy ra cao nhất là giá trị hiện tại, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt tương ứng mức 80% và 120% của chi phí vận hành hiện tại.
Kết quả phân tích được trình bày ở Hình 3.1.
Hình 3.1. Kết quả chạy mơ phỏng NPV theo quan điểm tài chính
Thống kê Số lần thử Giá trị trung bình Số trung vị Số yếu vị Độ lệch chuẩn Phương sai Độ lệch Độ nhọn Hệ số biến thiên Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Bề rộng khoảng Sai số chuẩn trung bình Xác suất để kết quả dương Giá trị dự báo 10.000 -284.687 -15.912 --- 18.322.372 335.709.318.337.911 -0,0881 3,03 -64,36 -74.164.542 64.823.738 133.988.280 183.224 49,93%
Thực hiện 10.000 phép thử trên mơ hình Monte Carlo cho thấy NPV tài chính nhận giá trị dương với xác suất 49,93%, khơng thể hiện được tính vững mạnh về mặt tài chính, SAWACO sẽ khơng đầu tư vì rủi ro. Vì vậy, cần điều chỉnh lại đơn giá xử lý bùn để xác suất NPV tài chính nhận giá trị dương ở mức khoảng 70% trở lên, để dự án vững mạnh hơn về tài chính
Bằng cách lần lượt điều chỉnh giá trị kỳ vọng của đơn giá xử lý bùn lên các mức cao hơn giá trị hoán chuyển 199,08 USD/tấn bùn khô, với các giá trị là 200, 210, 214, 215 USD/tấn bùn khơ; sau đó thực hiện phép phân tích Monter Carlo tương ứng, kết quả thu được cho thấy, tại mức đơn giá xử lý bùn là 214 USD/tấn bùn khơ, xác xuất để NPV tài chính nhận giá trị dương là 70,34%, dự án vững mạnh hơn về mặt tài chính.
Hình 3.2. Kết quả chạy mơ phỏng NPV theo quan điểm tài chính ở đơn giá xử lý 214 USD/tấn bùn khơ Thống kê Số lần thử Giá trị trung bình Số trung vị Số yếu vị Độ lệch chuẩn Phương sai Độ lệch Độ nhọn Hệ số biến thiên Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Bề rộng khoảng Sai số chuẩn trung bình Xác suất để kết quả dương Giá trị dự báo 10.000 10.100.317 10.553.127 --- 19.100.212 364.818.081.052.952 -0,1277 2,99 1,89 -69.249.770 75.196.105 144.445.875 191.002 70,34%
Với đơn giá xử lý 214 USD/tấn bùn khô, khoảng tăng giá nước sạch để trang trải cho chi phí xử lý bùn bằng 0,0204 USD/m3 nước sạch, tương đương 425 VND/m3 nước sạch.