4.4. Xác định chi phí kinh tế dự án
4.4.3. Chi phí tư vấn xây dựng
Đơn vị tư vấn thiết kế là đơn vị tư vấn của nước ngồi, tuy nhiên có một số hạng mục thuê tư vấn phụ trong nước, với tỷ lệ giả định là 7:3. Như vậy tỷ phần ngoại thương của chi phí tư vấn xây dựng là 70%.
Hệ số chuyển đổi tính tốn được bằng 0,9709. Chi tiết tính tốn thể hiện ở Phụ lục 4.9. 4.4.4. Chi phí dự phịng
Căn cứ vào tỷ trọng vốn đầu tư theo kế hoạch huy động vốn của dự án là 90% vốn ODA và 10% vốn vay của Chính phủ, tỷ phần ngoại thương của chi phí dự phịng là 90%.
Hệ số chuyển đổi của chi phí dự phịng tính tốn được bằng 0,9753. Chi tiết tính tốn thể hiện ở Phụ lục 4.10.
4.4.5. Chi phí vận hành
Chi phí vận hành kinh tế dự án gồm các hạng mục cơ bản sau:
Chi phí điện: điều chỉnh theo tỷ lệ giữa giá điện kinh tế và giá điện tài chính. Giá điện tài chính được lấy bằng đơn giá điện bình qn được quy định trong Thơng tư 42/2011/TT- BTC ngày 19/12/2011 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Tỷ lệ điều chỉnh = 2.126,21/1.304 = 1,63.
Chi phí nước: được điều chỉnh theo tỷ lệ của giá kinh tế của nước cấp và giá tài chính của nước cấp.
Theo Nguyễn Xuân Thành (2011), nghiên cứu về tình huống NMN BOO Thủ Đức thì giá kinh tế của nước cấp chính bằng mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng và bằng 11.687 VND/m3.
Giá nước cấp tài chính được tham chiếu từ mức giá nước cấp trung bình theo Quyết định 103/2009/QĐ-UBND của UBND Tp.HCM ngày 24/12/2009 về điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn Tp.HCM. Giá nước trung bình bằng 8.700 VND/m3.
Tỷ lệ điều chỉnh = 11.687/8.700 = 1,34.
Chi phí nhân công: dự án đi vào hoạt động, yêu cầu cần sử dụng các lao động lành nghề, có trình độ chun mơn cao nên mức lương kinh tế bằng mức lương tài chính.
Chi phí bảo trì: q trình bảo trì dự án có sử dụng lao động giản đơn nên cấu phần chi phí lao động giản đơn trong chi phí bảo trì sẽ được điều chỉnh theo chi phí cơ hội của lao động
giản đơn, hay còn gọi là tiền lương kinh tế. Phương pháp điều chỉnh tương tự như điều chỉnh chi phí xây dựng ở mục 4.4.1.
Chi phí quản lý và chi phí khác: tỷ phần ngoại thương là 0% nên hệ số điều chỉnh bằng 1.
4.5. Một số thông số khác 4.5.1. Chỉ số lạm phát 4.5.1. Chỉ số lạm phát
Chỉ số lạm phát VND và lạm phát USD được xác định dựa theo báo cáo thường tiên của IMF "International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2011".
4.5.2. Chi phí vốn kinh tế
Chi phí vốn kinh tế xác định trên cơ sở chi phí cơ hội liên quan đến tiêu dùng hiện tại bị trì hỗn và cả đầu tư tư nhân bị bỏ qua (Nguồn: Jekins, G & Harberger (1995), Sách hướng dẫn phân
tích Chi phí và Lợi ích cho các quyết định đầu tư).
Chi phí vốn kinh tế được xác định dựa trên sự tham khảo Nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng
(2010), Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam, Luận văn MPP, mức chi phí vốn
kinh tế cho dự án là 8%. 4.5.3. Giá kinh tế của đất
Giá kinh tế của đất chính là chi phí cơ hội của đất. Tuy nhiên, khu đất triển khai dự án hiện là đất trống đã nhiều năm, được UBND Tp.HCM giao cho SAWACO để phát triển hạ tầng cấp nước, cụ thể ở đây là triển khai Khu xử lý bùn từ các NMN Thủ Đức, nên trong phạm vi luận văn, giả định bỏ qua chi phí cơ hội của đất.
4.6. Kết quả phân tích kinh tế dự án
Để xác định được đơn giá xử lý kinh tế mà tại đơn giá đó NPV bằng 0, sử dụng hàm Goalseek trong Excel với biến thay đổi là đơn giá xử lý bùn kinh tế, xác định được tại đơn giá xử lý bùn bằng 256,66 USD/tấn bùn khô, NPV kinh tế của dự án bằng 0.
Bảng 4.5. Kết quả phân tích kinh tế dự án, USD Năm Chi phí vận hành Năm Chi phí vận hành
kinh tế
Chi phí đầu tư kinh tế Doanh thu xử lý bùn Tổng lợi ích kinh tế Ngân lưu 2012 0 0 0 0 0 2013 0 0 0 0 0 2014 0 5.042.766 0 0 - 5.042.766 2015 0 5.749.974 0 0 - 5.749.974 2016 0 6.025.678 0 0 -6.025.678 2017 0 7.717.858 0 0 - 7.717.858 2018 7.514.382 0 9.188.874 868.036 2.542.528 2019 7.514.382 0 9.188.874 843.318 2.517.809 2020 7.514.382 0 9.188.874 819.304 2.493.795 2021 7.514.382 0 9.188.874 795.973 2.470.464 2022 7.514.382 641.314 9.188.874 773.307 1.806.484 2023 7.514.382 699.958 9.188.874 751.286 1.725.819 2024 7.514.382 403.936 9.188.874 729.892 2.000.447 2025-2029 44.954.967 54.972.650 4.007.428 14.025.112 2030-2034 44.954.967 54.972.650 3.468.431 13.486.114 2035-2039 44.954.967 54.972.650 3.001.928 13.019.611 2040-2044 44.954.967 54.972.650 2.598.170 12.615.853 NPV kinh tế 0 IRR kinh tế 8%
Nguồn: Tác giả tính tốn từ các dữ liệu thu thập được
Như vậy, tại đơn giá xử lý bùn kinh tế bằng 256,66 USD/tấn bùn khô, NPV kinh tế dự án bằng 0. Và với mức giá xử lý bùn này, IRR kinh tế bằng 8%, bằng với mức chi phí kinh tế.
Kết quả tính tốn cho thấy, khoảng tăng giá nước sạch để trang trải cho chi phí xử lý bùn kinh tế bằng 256,66/(10,483 * 1.000) = 0,024 USD/m3 nước sạch, tương đương 510 VND/m3 nước sạch.
Với mức giá nước sạch trung bình năm 2011 trên địa bàn Tp.HCM là 8.700 VND/m3, mức giá nước sạch mới sau khi đã cộng thêm chi phí xử lý bùn kinh tế là 9.210 VND/m3 nước sạch, vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức giá sẵn lòng chi trả của người dân là 11.687 VND/m3. Đơn giá xử lý bùn kinh tế 256,66 USD/tấn bùn khô là khả thi, NPV kinh tế bằng 0.
4.7. Phân tích phân phối
Ngoại tác của dự án chính là khoản chênh lệch giữa NPV của ngân lưu kinh tế và NPV tài chính thực khi cùng chiết khấu theo chi phí vốn kinh tế của dự án. Dự án sẽ được đánh giá
phân phối ngoại tác với mức đơn giá xử lý bùn tài chính bằng 214 USD/tấn bùn khô và đơn giá xử lý bùn kinh tế bằng 256,66 USD/tấn bùn khơ.
Dịng tài chính thực sẽ được điều chỉnh từ dịng tài chính danh nghĩa, sau khi điều chỉnh lạm phát. Chi tiết trình bày ở Phụ lục 4.18.
Kết quả tính tốn NPV kinh tế và tài chính thực chiết khấu theo các chi phí vốn kinh tế và chi phí vốn bình qn trọng số WACC thực và phân phối ngoại tác được trình bày ở Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả phân tích phân phối, USD Hạng mục Hạng mục NPV tài chính @ WACC NPV tài chính @ EOCK NPV kinh tế @ EOCK Ngoại tác Chủ đầu tư/công ty cấp nước Người dân khu vực hạ lưu sông Đồng Nai Lao động phổ thông của dự án Ngân sách nhà nước Phần còn lại của nền kinh tế (1) (2) (3) (4)=(3)-(2) Lợi ích Doanh thu 183.639.191 62.890.719 75.426.378 12.535.659 12.535.659 Lợi ích từ giảm thiểu ơ nhiễm 315.039 3.315.039 3.315.039
Lợi ích từ giảm bồi
lắng 2.265.636 2.265.636 2.265.636
Lợi ích từ thu hồi
nước 1.587 1.587 1.587 Chi phí - Chi phí hoạt động Chi phí điện 69.079.228 23.657.490 38.574.227 14.916.737 14.916.737 Chi phí nước -429.064 146.941 197.391 50.450 50.450 Chi phí bảo trì 57.237.075 19.601.920 18.278.791 - 1.323.130 - 1.323.130 Chi phí nhân cơng
12.700.280 4.349.452 4.349.452 0 Chi phí quản lý 411.043 140.769 140.769 0 Chi phí khác 411.043 140.769 140.769 0 Thuế thu nhập doanh nghiệp 6.315.035 1.444.041 - 1.444.041 - 1.444.041
Chi phí đầu tư
Xây dựng 8.016.966 6.388.932 5.957.679 - 431.253 - 431.253 Thiết bị 12.400.421 9.543.921 8.903.501 - 640.420 - 640.420 Tư vấn đầu tư xây
Bảng 4.6 cho thấy, ngoại tác của dự án bằng 7.110.031 USD. Và ngoại tác này được phân phối cho các đối tượng: Chủ đầu tư/công ty cấp nước, người dân khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, lao động phổ thông tham gia dự án, ngân sách nhà nước và nền kinh tế. Tóm tắt lợi ích và thiệt hại của các nhóm đối tượng được thể hiện ở Bảng 4.7.
Bảng 4.7. Tóm tắt lợi ích và thiệt hại các nhóm đối tượng, USD
Hạng mục Giá trị
Lợi ích
Hộ dân vùng hạ lưu sông Đồng Nai 3.315.039
Lao động phổ thông 1.754.383
Ngân sách 3.709.677
Chủ đầu tư/Công ty cấp nước 12.537.246
Thiệt hại
Phần còn lại của nền kinh tế 14.206.313
Ngoại tác 7.110.031
Kết quả từ Bảng 4.7 cho thấy, một trong những đối tượng được hưởng lợi ích từ dự án là người dân ở khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, khi họ không phải chịu ảnh hưởng gián tiếp từ nguồn nước sông bị ô nhiễm. Lợi ích nhận được bằng 3.315.039 USD.
Nguồn ngân sách nhà nước cũng sẽ được hưởng lợi từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp và không phải bỏ ra chi phí nạo vét. Lợi ích nhận được 3.709.677 USD.
SAWACO cũng là một đối tượng được hưởng lợi từ dự án, lợi ích nhận được bằng 14.206.313 USD.
4.8. Kết luận về kết quả phân tích
Từ các kết quả phân tích ở trên, có thể rút ra các kết luận sau cho phân tích kinh tế dự án: Thứ nhất, NPV kinh tế của dự án bằng 0 tại mức đơn giá xử lý bùn kinh tế 256,66 USD/tấn bùn khô. Và giá nước sạch sẽ phải tăng thêm 510 VND/m3 để tranh trải cho chi phí xử lý bùn này, mức giá nước sạch mới sau khi tăng lên là 9.210 VND/m3 nước sạch, vẫn nằm trong mức sẵn lòng chi trả của người dân. Đơn giá xử lý bùn kinh tế 256,66 USD/tấn bùn khô là khả thi và phù hợp. Đây cũng chính là vấn đề của câu hỏi chính sách số 2.
Thứ hai, từ kết quả phân tích phân phối cho thấy, ngoại tác tịch cực mà dự án mang lại là 7.110.031 USD, trong đó hai đối tượng hưởng lợi ích nhiều từ dự án là SAWACO và các hộ dân vùng hạ lưu sông Đồng Nai.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Trên cơ sở các kết quả đã phân tích ở các chương 3 & 4, chương 5 sẽ rút ra những kết luận cũng như đề xuất chính sách, hỗ trợ cho các quyết định về triển khai dự án Khu Xử lý bùn thải.
5.1. Kết luận
Với các phân tích đã thực hiện ở các chương 3 & 4; luận văn rút ra các kết luận sau:
Thứ nhất, theo mơ hình cơ sở, để dự án khả thi về tài chính thì cần phải tăng giá nước sạch để bù vào chi phí xử lý bùn, điều này là hết sức khó khăn khi sẽ vấp phải sự phản đối của người tiêu dùng, vì thế SAWACO khơng có động cơ đầu tư.
Thứ hai, kết quả phân tích kinh tế cho thấy, NPV kinh tế của dự án bằng 0 tại mức đơn giá xử lý bùn kinh tế bằng 256,66 USD/tấn bùn khô, và mức đơn giá này khả thi.
Thứ ba, kết quả phân tích phân phối cho thấy, dự án tạo ra ngoại tác tích cực cho tồn bộ nền kinh tế, với giá trị ngoại tác bằng 7.110.031 USD.
5.2. Khuyến nghị chính sách
Trên cở sở các kết luận trên, luận văn đề nghị 2 nhóm khuyến nghị chính sách:
Thứ nhất, dự án tạo ra ngoại tác tích cực đồng thời mức đơn giá xử lý bùn kinh tế để NPV kinh tế của dự án bằng 0 là khả thi nên đề xuất triển khai dự án.
Thứ hai, cộng thêm một mức phụ thu vào giá nước sạch, cụ thể sẽ cộng thêm 425 VND/m3 nước sạch. Mức cộng thêm này sẽ được sử dụng để trang trải cho chi phí xử lý bùn thải, với đơn giá xử lý 214 USD/tấn bùn khô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Vật giá Chính phủ (2000), Quyết định số 76/2000/QĐ-BVGCP ngày 20/09/2000 về giới hạn tối đa giá xăng dầu.
2. Ban Vật giá Chính phủ (2000), Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 Quyết định của Trưởng ban Ban vật giá Chính phủ về Cước vận tải hàng hố bằng ơ tô.
3. Bộ Giao thông Vận tải (2005), Quyết định số 32:2005/QĐ-BGTVT ngày 17/06/2005 ban hành quy định về xếp loại đường để xác định cước vận chuyển đường bộ.
4. Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương Bình & Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc (2005),
Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.
5. Bộ Tài chính (2011), Thơng tư 42/2011/TT-BTC ngày 19/12/2011 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện.
6. Bộ Tài chính (2012), Thơng báo số 239/TB-BTC ngày 07/6/2012 của Bộ Tài Chính về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.
7. Bộ Xây dựng (2007), Công văn 1784/BXD-VP ngày 16/08/2007 công bố định mức vật tư trong xây dựng.
8. Chính phủ (2003), Nghị định 67/2003/NĐ-CP CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
9. Chính phủ (2004), Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định thang bảng lương
10. Chính phủ (2007), Nghị định 04/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
11. Chính phủ (2012), Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 quy định mức lương tối
thiểu chung.
12. Công ty TNHH Một thành viên Cảng Sài Gòn, Quyết định số 840/QĐ-TGD ngày
15/12/2011 của Tổng Giám đốc công ty TNHH Một thành viên Cảng Sài gòn về Biểu giá dịch vụ cảng biển.
13. Phạm Thị Hà, Lê Thị Mùi (2008), Bài Giảng Hóa Mơi trường, Đại học Đà Nẵng. 14. Nguyễn Phi Hùng (2010), Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam, Luận văn
MPP.
15. Jenkins, G. & Harberger (1995), Sách hướng dẫn phân tích Chi phí và Lợi ích cho các
quyết định đầu tư, Viện Phát triển Quốc tế Harvard (Bản dịch tiếng Việt của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright)
16. Văn Nam, Thời báo Kinh tế Sài gòn, “ Gần 50 triệu đô la xử lý bùn các Nhà máy nước”, trích trong Cafef, truy cập ngày 20/04/2012 tại địa chỉ:
http://cafef.vn/2012031609047690ca33/gan-50-trieu-do-la-xu-ly-bun-cac-nha-may- nuoc.chn.
17. Nguyễn Xuân Thành (2011), Nghiên cứu tình huống đường cao tốc Long Thành – Dầu
Giây, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.
18. Nguyễn Xuân Thành (2011), Nghiên cứu tình huống Nhà máy nước BOO Thủ Đức, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
19. Nguyễn Xuân Thành (2011), Nghiên cứu tình huống Nhà máy thép An Nhơn, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
20. Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn, Tổ chức Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (2011), Báo
cáo Nghiên cứu Khả thi cho Khu Xử lý bùn từ các Nhà máy Xử lý nước
21. Vũ Cơng Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, Nhà xuất bản Tài chính.
22. UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước Tp.HCM
đến năm 2025.
23. Nguyễn Phú Việt (2011), Phân tích Lợi ích và Chi phí của Điện Hạt nhân: Trường hợp
Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận, Luận văn MPP.
Tài liệu nước ngoài
1. Asian Development Bank, Country Tables, truy cập ngày 20/4/2012 tại địa chỉ:
http://www.adb.org/key-indicators/2011/country-tables
PHỤ LỤC Phụ lục 1.1. Cấu trúc dự án
Phụ lục 2.1. Thông số hoạt động NMN Thủ Đức, 2010
Tháng Nước sông Nước sạch sản xuất PAC
m3 m3 m3 Kg 1 23.640.599 23.337.788 205,6 252.682 2 21.338.262 21.074.154 188,0 231.804 3 23.814.194 23.395.642 214,0 261.722 4 23.070.535 22.768.747 219,0 265.209 5 24.029.527 23.657.375 269,0 326.028 6 23.032.804 22.709.389 359,4 433.584 7 23.849.952 23.537.372 511,8 620.404 8 23.783.378 23.589.966 572,1 698.067 9 23.037.738 22.771.068 487,7 599.587 10 23.778.835 23.576.868 501,3 614.660