Tình hình phát triển Bancassurance tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VỀ BANCASSURANCE

1.3. Thị trƣờng Bancassurance tại Việt Nam

1.3.1. Tình hình phát triển Bancassurance tại Việt Nam hiện nay

Bancassurance ra đời tại Việt Nam từ năm 1995 dưới hình thức khuyến mãi sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng. Trên thực tế, mãi đến tháng 6 năm 2001

khi AIA ký hợp tác thoả thuận với HSBC đánh dấu cộc mốc Bancassurance chính thức khai sinh trên thị trường bảo hiểm tại Việt Nam, các công ty bảo hiểm đã nhận ra việc phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua kênh ngân hàng là một hướng đi mới đầy triển vọng.

Hiện tại trên thị trường có tất cả 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 16 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên trong số các cơng ty bảo hiểm nói trên, các cơng ty có hoạt động Bancassurance mạnh như Prudential, Manulife,Bảo Việt, ACE, AIA, VCLI, …Ngồi ra cịn có các doanh nghiệp bảo hiểm như Daichi, AIG, BIC, VietinAviva, Great Eastern, Hanwa Life cũng đang có thị phần tương đối trong phân phối sản phẩm Bancassurance tại Việt Nam.

Theo số liệu thống kê được thì số lượng các ngân hàng ký thoả thuận hợp tác bán Bancassurance với các công ty bảo hiểm tại Việt Nam không đồng đều, dẫn đầu là Prudential ( hợp tác với 9 ngân hàng Standard Chartered, Citibank, Hongleong, Agribank, Maritime, Techcombank, MBBank, ABBank, VPBank) và chỉ có VietinAviva hiện bán Bancassurance trong hệ thống chi nhánh của Vietinbank. Các cơng ty bảo hiểm khác có số lượng các ngân hàng ký hợp tác thoả thuận tương ứng là Prevoir (8 ngân hàng), Manulife (6 ngân hàng), Bảo Việt (6 ngân hàng), VCLI ( 4 ngân hàng).

Theo thoả thuận hợp tác giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm tại Việt Nam, các cơng ty có quyền lựa chọn nhiều ngân hàng đối tác cho mình cịn các ngân hàng thì bị giới hạn ở số lượng các công ty bảo hiểm được phép phân phối. Do đó, số lượng các ngân hàng làm đại lý cho công ty bảo hiểm cũng phần nào quyết định đến doanh số và thị phần. Bởi vì khi quyết định chọn kênh Bancassurance tức là sẽ khai thác khách hàng tiềm năng từ ngân hàng đó, và những ngân hàng nào có lượng khách hàng lớn, tiềm lực vững mạnh sẽ có ưu thế hơn trong việc phân phối sản phẩm. Về thị phần thì vị trí của các cơng ty bảo hiểm hàng đầu không thay đổi, Prudential và Bảo Việt chiếm 32.6% và 31.8% thị phần bảo hiểm thông qua kênh

Bancassurance; Manulife, ACE, Dai-ichi, AIA có thị phần từ 6% đến 11%, VCLI chiếm 2.95% và các doanh nghiệp khác chiếm thị phần khơng đáng kể.

Hình vẽ 1.1: Thị phần Bancassurance trong năm 2012

32.6 31.8 10.5 6.3 2.95 0.92 4.5 6.68 3.75 Prudential Bảo Việt Manulife Dai Ichi VCLI VietinAviva ACE AIA Khác

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Trên thực tế, các công ty bảo hiểm như Prudential hay Bảo Việt ra đời từ rất sớm tại Việt Nam, có bề dày kinh nghiệm hoạt động và thành tích nên dễ dàng tiếp cận với khách hàng bởi danh tiếng và thương hiệu. Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng nên số lượng công ty bảo hiểm mới gia nhập ngành ngày càng nhiều và dần lấy đi thị phần của các cơng ty hiện có. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành thì các cơng ty hiện có mặt trên thị trường phải cải thiện năng lực của mình bằng cách gia tăng chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới liên doanh và tăng sản phẩm để giữ thị phần.

Hình vẽ 1.2: Doanh thu phí bảo hiểm Bancassurance năm 2012 527.36 170.92 47.73 514.42 15 0 100 200 300 400 500 600 Prudential Manulife VCLI Bảo Việt VietinAviva

Về doanh thu phí , cụ thể trong năm 2012, doanh thu Bancassurance của Prudential là 527,36 tỷ xếp vị trí thứ nhất, liền kề là Bảo Việt với 514.42 tỷ, Manulife với 170,92 tỷ , VCLI với 47.73 tỷ, VietinAviva xấp xỉ 15 tỷ đồng, các công ty như ACE và AIA cũng có thị phần tương đối lớn nhưng chưa có số liệu thống kê xác thực. Có một số nhận định rằng thị phần và doanh số phí bảo hiểm của Bảo Việt xấp xỉ Prudential và có khả năng “ sốn ngơi”, tuy nhiên căn cứ vào số lượng hợp đồng khai thác mới thì trong dài hạn Bảo Việt khó có thể làm được điều này. Hiện tại, Bảo Việt và Prudential đang giữ khoảng cách an toàn trong trật tự các doanh nghiệp phân phối Bancassurance trên thị trường. Theo đánh giá chung thì tỷ lệ doanh thu phí Bancassurance chiếm khoảng 8% trong tổng doanh thu phí bảo hiểm và nếu như tổng doanh thu phí bảo hiểm chiếm chưa đến 1% GDP thì con số này cịn q thấp so với mặt bằng chung trên thế giới và các nước trong khu vực ( tỉ lệ trung bình trên thế giới xấp xỉ 8% và tại châu Á lớn hơn 2%).

Doanh thu phí bảo hiểm Bancassurance qua các năm được đánh giá là tăng trưởng dương so với năm trước, tuy có những giai đoạn phát triển không tốt nhưng Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong khu vực. Một số cơng ty bảo hiểm có tố độ tăng trưởng ngoạn mục như Manulife có doanh thu từ kênh bảo hiểm liên kết ngân hàng năm 2012 tăng 85% so với năm 2011. Đặc biệt, trong quý I/2013, doanh thu từ kênh bảo hiểm liên kết ngân hàng của Manulife tiếp tục tăng trưởng vượt trội với mức tăng 360% so với cùng kỳ năm 2012, Bảo Việt có

mức tăng trưởng hơn 40% so với năm 2011 và vượt chỉ tiêu 5%, Prudential có mức tăng trưởng doanh thu quý 1 năm 2013 xấp xỉ 110%, VCLI có mức tăng trưởng trong năm hơn 172% so với năm 2011, Vietinaviva tốc độ tăng trưởng hơn 50% một tháng….

Như vậy, do Bancassurance là kênh phân phối khá mới mẻ tại Việt Nam, số lượng hợp đồng khai thác còn khá khiêm tốn nên tốc độ tăng trưởng của một vài công ty bảo hiểm khá cao trong giai đoạn đầu tiếp cận thị trường. Dự đoán trong tương lai, tốc độ tăng trưởng sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi khai tác tốt thị trường tiềm năng tại các ngân hàng và tỉ lệ này có xu hướng sụt giảm. Các cơng ty mới thành lập có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các công ty thành lập lâu đời, điều này được lý giải bởi doanh thu của các công ty bảo hiểm lâu đời rất lớn, nên sự gia tăng một tỷ lệ phần trăm trong doanh thu sẽ khó khăn hơn các cơng ty mới thành lập.

1.3.2Một số liên kết giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng tại Việt Nam

Các liên kết giữa ngân hàng và cơng ty bảo hiểm có thể là thu hộ phí, cho th mặt bằng đặt quầy tư vấn bảo hiểm, đại lý phân phối sản phẩm cho công ty bảo hiểm, đầu tư cơng nghệ …Dưới đây trình bày một vài mơ hình liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn tại Việt Nam:

Prudential – ACB

+ Thu hộ bảo phí: Khách hàng đóng bảo phí thơng qua ngân hàng dưới 2 hình thức: thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của bảo hiểm

+ Đại lý bảo hiểm: khi khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm, nhân viên ngân hàng sẽ giới thiệu khách hàng cho công ty bảo hiểm

+ Ngân hàng cho công ty bảo hiểm thuê mặt bằng để đặt quầy tư vấn

+ Techcombank thực hiện thu chi tiền mặt tại chỗ, dịch vụ thanh tốn tự động và chi trả bảo phí cho cơng ty bảo hiểm

+ Đưa ra hai sản phẩm mới được coi là sản phẩm kết hợp ngân hàng – bảo hiểm đúng nghĩa đầu tiên tại Việt Nam: Gửi tiết kiệm giáo dịch tại Techcombank được miễn phí bảo hiểm An Tâm Tiết Kiệm của Bảo Việt và sản phẩn Tín dụng Nhà mới, Ơtơ xịn gắn với loại hình An Tâm Bảo Tín của Bảo Việt

+ Hỗ trợ các cổng thanh toán điện tử và các dịch vụ thanh toán hiện đại cho Bảo Việt nhân thọ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác như dịch vụ thanh toán từ xa Telebank, dịch vụ làm thẻ và trả lương qua tài khoản

+ Đầu tư công nghệ: Thỏa thuận liên kết hợp tác trong việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm Bancassuarance, ưu tiên sản phẩm bảo hiểm tiết kiệm, bảo hiểm người vay

Manulife - EAB

+ Đã ký hợp đồng liên kết (do Manulife đề nghị), thực hiện thu chi hộ bảo phí, khách hàng đóng bảo phí thơng qua ngân hàng dưới 2 hình thức: thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Bảo hiểm hoặc đóng bảo phí qua thẻ ATM liên kết

+ Đại lý bảo hiểm: giới thiệu sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng + Cho thuê mặt bằng đặt bàn tư vấn

+ Đầu tư công nghệ: Thẻ liên kết Đông Á – Manulife với đầy đủ những tiện ích của thẻ đa năng Đơng Á và được hưởng nhiều dịch vụ ưu đãi hấp dẫn khác: mở thẻ miễn phí, miễn phí thường niên trong 2 năm. Ngoài ra, khách hàng không cần phải ký quỹ tài khoản và được miễn phí thah tốn phí bảo hiểm tại máy ATM, tại quầy giao dịch của Ngân hàng Đông Á hoặc đăng ký thanh tốn phí bảo hiểm tự

động. Ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản của khách hàng khi đến kỳ đóng phí bảo hiểm

Ngồi các đối tác bancassurance kể trên cịn có đối tác như sau: AIA- BIDV, ICB, VIB, Southernbank; Prudential- Agribank, Bảo Việt- BIDV, Manulife- Westernbank, VCLI- OCB, Seabank…. Hiện tại, các công ty bảo hiểm đang tìm cách ký kết hợp đồng hợp tác với nhiều ngân hàng hơn nữa để khai thác triệt để các khách hàng tiềm năng.

Kết luận chương 1

Tác giả đã nêu lên khái niệm về Bancassurance và các hình thức liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, trong đó đề cập đến ưu và nhược điểm của các hình thức liên kết này( bao gồm các hình thức: hợp tác phân phối, liên kết chiến lược, liên doanh liên kết và tập đồn dịch vụ tài chính). Sự bắt tay kết hợp giữa ngân hàng và cơng ty bảo hiểm mang lại lợi ích cho tất cả những chủ thể tham gia như khách hàng, công ty bảo hiểm, ngân hàng.

Ngoài ra trong chương này, tác giả cũng trình bày về hoạt động Bancassurance tại một số nước trên thế giới. Sự phát triển của mảng dịch vụ này cũng như những bài học kinh nghiệm của ngân hàng HSBC thơng qua bằng các mơ hình phân phối sản phẩm đã làm tiền đề cho cho những cá nhân- tổ chức có nhu cầu học hỏi và phát triển Bancassurance tại một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng như Việt Nam hiện nay. Sự bắt tay của các doanh nghiệp bảo hiểm với các ngân hàng tạo cạnh tranh về thị phần, doanh số giữa các công ty bảo hiểm với nhau và thu hút thêm các công ty bảo hiểm khác tham gia vào công cuộc cạnh tranh này.

CHƢƠNG 2: BANCASSURANCE TẠI VIETCOMBANK

2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh bancassurance của Vietcombank

2.1.1 Đôi nét về VCLI

VCLI là tên viết tắt của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif Life Insurance được thành lập vào 10/2008. Vốn điều lệ của Công ty là 600 tỷ đồng do các bên góp theo tỷ lệ: Cơng ty BHNT Cardif góp 258 tỷ đồng, chiếm 43% tổng vốn điều lệ, Vietcombank góp 270 tỷ đồng, chiếm 45% tổng vốn điều lệ,Seabank góp 72 tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn điều lệ.

Trước đó, có hai mốc thời gian đáng ghi nhớ là vào năm 2005 mở văn phòng đại diện, cũng như năm 2006 bắt đầu chương trình nghiên cứu thị trường. Mục tiêu hoạt động của VCLI là cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và bảo hiểm cho thị trường Việt Nam thông qua nhiều hình thức phân phối độc đáo, bao gồm mạng lưới chi nhánh của Vietcombank, SeAbank cũng như các kênh khác: ngân hàng, tổ chức tài chính, tiếp thị trực tiếp, bán hàng qua điện thoại và mạng trực tuyến.

Năm 2009 cho ra đời sản phẩm Bảo An Tín Dụng- sản phẩm cho vay có bảo vệ với đặc tính cơ bản và đơn giản. Năm 2011, sản phẩm Bảo An Thành Tài- bảo hiểm hai trong một vừa tiết kiệm vừa bảo hiểm- được khai sinh.là thành quả của thiện chí và mong muốn hợp tác lâu dài của ba đối tác lớn là Vietcombank, Cardif và SeAbank. Sau khi nghiên cứu thị trường, VCLI tiến hành thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua kênh ngân hàng tại Vietcombank, Seabank và OCB, trong đó mạng lưới phân phối tại Vietcombank là chủ đạo. Vietcombank với ưu thế mạnh về mạng lưới chi nhánh, nhân sự và đặc biệt là các khách hàng lớn giao dịch thường xun đã góp phần tạo nên sự thành cơng cho kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm này.

Hiện nay VCLI có trụ sở chính tại P908 Tháp Vincom B 191 Bà Triệu, Hà nội và văn phòng đại diện Miền Nam Tầng 6 cao ốc ESTAR số 147-149 Võ Văn Tần, P6, Q3.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh Bancassurance của Vietcombank

Về doanh thu phí và tốc độ tăng trưởng

Về doanh thu, bắt đầu từ tháng 9 năm 2009, sau khi áp dụng thí điểm thành cơng

Bảo An Tín Dụng tại 6 chi nhánh Vietcombank ( SGD, Hà Nội, TP HCM, Tân Bình, Nam Sài Gịn và Bình Thạnh ), đến ngày 14/12/2009 triển khai cho tất cả các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội và TPHCM . Sau đó kế hoạch phân phối sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp Bảo An Thành Tài tại 382 chi nhánh và phòng giao dịch của Vietcombank trên toàn quốc đã diễn ra từ tháng 11/2012 dù kết quả chưa thực sự như mong đợi nhưng đem lại cái nhìn khả quan về thị trường bảo hiểm trong tương lai.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, doanh thu thuần từ hoạt động thu phí bảo hiểm là 47,73 tỷ đồng, các khoản phải trả và hoa hồng phí chi cho đại lý là 20,04 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 25,75 tỷ đồng.

Trong năm 2012 để động viên khuyến khích cũng như thúc đẩy bán sản phẩm, giúp các chi nhánh hoàn thành kế hoạch, Vietcombank đã phối hợp với VCLI phát động chương trình thi đua tư vấn sản phẩm Bảo An Tín Dụng trong năm 2012 trên tồn hệ thống với hai đợt ( đợt 1 từ 01/03/2012 đến 31/07/2012 và đợt 2 từ 01/08/2012 đến 31/01/2013). Kết quả chung là trong khoảng thời gian chưa đầy một năm tổng số hợp đồng mới phát sinh là 29.739 hợp đồng, trung bình đạt 2703 hợp đồng/ tháng – tăng 15% so với 2011.Tổng dư nợ có bảo hiểm của các hợp đồng phát sinh mới là 6.096 tỷ đồng, trung bình đạt 554 tỷ đồng một tháng- tăng 8% so với 2011, số lượng các POS tham gia là 306 POS tăng 20% so với năm 2011. Đáng chú ý là bên cạnh các phòng khách hàng tại trụ sở các chi nhánh, chương trình đã thu hút 233 phòng

giao dịch trong hệ thống tham gia bán hàng, chiếm 76% điểm bán hàng cùng với 617 cán bộ đã tích cực tham gia làm gia tăng số lượng cán bộ có chứng chỉ dại lý bảo hiểm ( tăng 6% so với 2011). Nhiều chi nhánh đã có thành tích cao về dư nợ có bảo hiểm như Gia Lai, Phú Tài, Móng Cái, Dak lak, Trà Nóc, Cần Thơ, HCM, Hưng Yên, An Giang, Kon Tum…

Về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn bắt đầu triển khai tại tất cả các chi nhánh và phòng

giao dịch tại Vietcombank, tổng thị phần của VCLI đến nay còn rất nhỏ ( khoảng hơn 2% thị phần của Bancassurance tại Việt Nam ) nhưng lại có một tốc độ tăng trưởng vô cùng ngoạn mục. Tổng số hợp đồng Bancassurance ước tính đến hết tháng 12/2013 vào khoảng hơn 47.824 hợp đồng, trong đó có khoảng hơn 2500 hợp đồng hết hiệu lực. So với giai đoạn cuối tháng 12/2010, theo báo cáo có 7824 hợp đồng và doanh thu phí bảo hiểm vào khoảng 7.69 tỷ đồng thì tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của hai năm là hơn 250%/ năm. Tuy nhiên, do số lượng mỗi hợp đồng còn khá nhỏ và thị trường tiềm năng chưa khai thác hết nên trong tương lai cần đẩy mạnh hơn nữa sự gia tăng doanh thu phí đi kèm với một tốc độ tăng trưởng cao.

Thực tế, VCLI chưa đặt ra yêu cầu cao về thị phần bảo hiểm mà hiện nay VCLI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)